1. Trang chủ >
  2. Tài Chính - Ngân Hàng >
  3. Ngân hàng - Tín dụng >

2 MÔ HÌNH HỒI QUY VÀ ĐO LƯỜNG BIẾN TRONG MÔ HÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 213 trang )


73



3.2.2. Đo lường biến trong mô hình

3.2.2.1. Đo lường biến phụ thuộc

Dựa trên những ưu điểm về phương pháp đo lường chất lượng BCTC thông qua

chất lượng lợi nhuận đã được tác giả phân tích trong chương 1, tác giả đã lựa chọn phương

pháp đo lường này là phương pháp đo lường chất lượng BCTC (biến phụ thuộc) trong luận

án của mình.

Như tác giả cũng đã trình bày ở phần trên, trong các nghiên cứu trước đây liên quan

chất lượng BCTC (đo lường theo chất lượng lợi nhuận), ít có sự đồng thuận về cách đo

lường chất lượng lợi nhuận nào là tốt nhất, Francis và các cộng sự (2004) đã phân loại đo

lường chất lượng lợi nhuận theo 2 loại: Dựa trên cơ sở kế toán và dựa trên cơ sở thị trường

và việc đánh giá mỗi cách này trong các nghiên cứu trước đây cũng khác nhau, Francis và

các cộng sự (2004) cho rằng đo lường dựa trên cơ sở kế toán giải thích hiệu lực hơn so với

dựa trên cơ sở thị trường trong khi đó theo Ewert & Wagenhofer (2011) và Perotti &

Wagenhofer (2011) lại có quan điểm ngược lại, vì vậy, trong nghiên cứu này, tác sử dụng

đồng thời cả 2 mô hình để đo lường chất lượng BCTC, đó là mô hình Jones điều chỉnh đại

diện cho phương pháp đo lường chất lượng lợi nhuận dựa trên cơ sở kế toán và mô hình

EBO đại diện cho phương pháp đo lường dựa trên cơ sở thị trường.

Đo lường theo mô hình Jones điều chỉnh.

QTLN (chất lượng BCTC) của nghiên cứu này được thực hiện bởi tổng biến kế toán

dồn tích (ACC) và biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (DAAC). Tổng biến kế toán dồn

tích là phần chênh lệch giữa lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (NI) với dòng tiền từ

hoạt động kinh doanh (CFO). Tổng biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh bao gồm 2

phần biến kế toán dồn tích không điều chỉnh được (NAAC) và biến kế toán dồn tích có thể

điều chỉnh được. Từ sự phân tích này ta có:

AACit = NIit - CFOit (3)

AACit = DAACit + NAACit (4)

DAACit = AACit - NAAC it (5)

Như vậy, biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh được càng cao thì QTLN càng

nhiều và điều này dẫn đến chất lượng BCTC càng thấp. Tác giả sử dụng mô hình Jones



74



điều chỉnh để phân tích tổng biến kế toán dồn tích, sử dụng phần dư trong mô hình 6 để đo

lường biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh, mô hình như sau:

AACit/At-1= α1(1/At-1) + α2[(∆REVt - ∆RECt)/At - 1]+ α3(PPEt/At-1) + εit (6)

Trong đó:

AACit: Tổng biến kế toán dồn tích của công ty i trong năm t

∆REVit: Các khoản doanh thu thuần của công ty i trong năm t trừ các khoản phải

thu thuần trong năm t-1

∆RECit: Các khoản phải thu thuần của công ty i trong năm t trừ các khoản phải thu

thuần trong năm t-1.

PPEit: Nguyên giá tài sản cố định công ty i trong năm t.

At-1: Logarit của tổng tài sản của năm trước (năm t-1)

εit : Phần dư

Cụ thể, mô hình sử dụng để tính DAAC sẽ như sau:

Từ công thức (4), ta suy ra:

DAACit/At-1 = AACit/At-1 - NAAC it/At-1 (7)

Các bước thực hiện cụ thể:

Bước 1: Tính: NIt, CFOt từ đó tính ra được ACCit (Biến phụ thuộc của mô hình 6):

ACCit = NIit – CFOit

Bước 2: Tính NAACit thông qua công thức sau:

NAACit/At-1= α1(1/At-1) + α2[(∆REVt - ∆RECt)/At - 1]+ α3(PPEt/At-1)

Tuy nhiên, để tính NAACit/At-1 thì cần thực hiện 2 bước sau:

+ Bước 2.1: Xác định At-1, ∆REVit, ∆RECit, PPEit.

+ Bước 2.2: Ước lượng các thông số cụ thể α1, α2, α3 của mỗi công ty theo ngành

được thực hiện thông qua mô hình gốc của Jones (Dechow và các cộng sự, 1995), cụ thể

như sau:

AACit/At-1= α1(1/At-1) + α2(∆REVt/At - 1)+ α3(PPEt/At-1) + εit (7)



75



Tác giả sẽ thực hiện phân tích hồi qui với mẫu quan sát là các công ty cùng một

ngành và trong một năm cụ thể để xác định α1, α2, α3 và chúng là các thông số cụ thể của

các công ty thuộc ngành và trong năm t. Giống như một số nghiên cứu trước đây, tác giả

quy định tối thiểu mỗi ngành phải ít nhất là 20 công ty giống như Lai (2011). Việc phân

ngành, tác giả dựa vào phân ngành Việt Nam theo quy định hiện hành (theo Quyết định số

10/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/01/2007) theo Phụ lục 6.

Bước 3: Thế AACit/At-1và NAACit/At-1 tính được vào công thức (7) để tính

DAACit/At-1 (tính phần dư εit). Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh sẽ được lấy giá trị

tuyệt đối |DAACit/At-1| (Lai, 2011) vì QTLN là hành vi điều chỉnh lợi nhuận nên dù điều

chỉnh tăng hay giảm (tương đương với biến dồn tích có thể điều chỉnh mang giá trị âm hay

dương) đều là hành vi QTLN. Như vậy, |DAACit/At-1| chính là đo lường biến phụ thuộc

(chất lượng BCTC), |DAACit/At-1| càng cao thì chất lượng BCTC càng thấp.

Đo lường theo mô hình EBO điều chỉnh.

Giống như các nghiên cứu của Abubakar (2011), Hassan (2012) và Ahmed (2012),

tác giả sử dụng mô hình EBO điều chỉnh để đo lường giá trị thích hợp của thông tin kế

toán (đo lường chất lượng BCTC), mô hình như sau:

Pit = β0 + β1BVit + β2EPSit + β3EPS1it + εit (8)

Trong đó:

Pit: Giá thị trường cổ phiếu

BVit: Giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu của công ty i trong năm t;

EPSit: Lợi nhuận/Cổ phiếu của công ty i trong năm t;

EPS1it: Thay đổi lợi nhuận/Cổ phiếu;

εit: Phần dư

Các bước thực hiện để tính toán εit (đo lường chất lượng BCTC) như sau:

Bước 1: Xác định Pit, BVit, EPSit và EPS1it.

Bước 2: Tác giả sẽ thực hiện phân tích hồi qui theo mô hình (8) để ước lượng các

tham số β1, β2, β3.

Bước 3: Tác giả thế các hệ số β1, β2, β3 vào công thức (8) để tính phần chênh lệch



76



giữa Pit với β0 + β1Vit + β2EPSit + β3EPS1it (tính phần dư εit) cho từng công ty trong

mẫu công ty, phần chênh lệch này sẽ đo lường chất lượng BCTC. Tương tự như lý giải của

QTLN, giá trị thích hợp của TTKT sẽ được lấy giá trị tuyệt đối |ε| vì chênh lệch giữa P với

giá trị của BV, EPS và EPS1 thể hiện giá trị thích hợp của thông tin kế toán được báo cáo

nên giá trị này âm hay dương đều thể hiện là có sự chênh lệch, giá trị tuyệt đối của |ε| càng

cao cho thấy giá trị thích hợp của TTKT càng thấp và ngược lại. Như vậy, |ε| chính là đo

lường biến phụ thuộc (chất lượng BCTC), |ε| càng cao thì chất lượng BCTC càng thấp và

ngược lại.

3.2.2.2. Đo lường biến độc lập

Mô hình hồi quy của luận án bao gồm 23 biến độc lập. Tên biến, ký hiệu biến và

phương pháp đo lường các biến độc lập này được chi tiết trong bảng 3.1 bên dưới như sau:

Bảng 3.1. Danh sách biến độc lập và phương pháp đo lường

STT



TÊN BIẾN







ĐO LƯỜNG



NGUỒN



HIỆU

A

1



Nhóm biến liên quan đến cơ cấu sở hữu vốn

Quyền sở hữu của nước FORO



Tỷ lệ % sở hữu vốn Klai (2011)



ngoài



bởi cổ đông nước

ngoài



2



Quyền sở hữu của nhà STAO



Tỷ lệ % sở hữu vốn Chalaki và các cộng



nước



bởi cổ đông là Nhà sự

nước



(2012),



Klai



(2011), Houqe và các

cộng sự (2010)



3



Quyền sở hữu của nhà MAO



Tỷ lệ % sở hữu vốn Qinghua và các cộng



quản lý



của nhà quản lý trực sự (2007), Hassan

tiếp

BGĐ)



4



Quyền sở hữu của tổ INO



(HĐQT,



BKS, (2013),



Houqe







các cộng sự (2010)



Tỷ lệ % sở hữu vốn Hassan (2013), Klai



77



chức



bởi cổ đông là tổ chức (2011), Houqe và các

cộng sự (2010)



5



Sự tập trung quyền sở BLOCK



Số lượng cổ đông sở Hasan (2013)



hữu (Cổ đông chính)



hữu lớn hơn hoặc

bằng 5% vốn cổ phần



B

6



Nhóm biến liên quan đến quản trị công ty

Quy mô HĐQT



BS



Tổng số thành viên trong Klai (2011), Chalaki

HĐQT







các



cộng



sự



(2012), Abed và các

cộng



sự



(2012),



Houqe và các cộng

sự (2010)

7



Sự kiêm nhiệm của DC



Biến giả, bằng 1 nếu Klai (2011), Abed và



Chủ tịch HĐQT và



Giám đốc không kiêm các cộng sự (2012)



TGĐ



nhiệm chủ tịch HĐQT, Ahmed (2013), Xie

bằng 0 nếu Giám đốc và các cộng sự

kiêm nhiệm chủ tịch (2003)

HĐQT



8



Tính độc lập của BIN



Tỷ lệ % thành viên ban Ahmed



HĐQT



giám đốc không nằm Alves (2014), Houqe

trong HĐQT







các



(2013),

cộng



sự



(2010)

9



Mức



độ



thường MEET



Số cuộc họp do HĐQT tổ Hassan



(2013),



xuyên của các cuộc



chức trong một năm tài Ahmed (2013), Xie



họp của HĐQT



chính







các



cộng



(2003)

10



Mức độ chuyên môn EXPER



Số người trong HĐQT có Ahmed (2013)



sự



78



tài chính của HĐQT



bằng đại học về kế toán

tài chính hoặc QTKD



11



Sự tồn tại kế hoạch BONU



Biến giả, bằng 1 nếu có Liu (2012)



thưởng



tồn tại kế hoạch thưởng

cho nhà quản trị, ngược

lại bằng 0



C

12



Nhóm biến liên quan đến cơ cấu vốn

Đòn bẩy tài chính



LEV



Tỷ lệ giữa tổng nợ trên Alves (2014),

tổng tài sản



Hassan (2013),

Klai (2011),





các



(2012),



Abed



cộng



sự



Houqe







các cộng sự (2010)

13



Khả năng thanh toán LIQ



Tỷ lệ giữa tổng tài sản



hiện hành



ngắn hạn trên tổng nợ

ngắn hạn



D

14



Nhóm biến liên quan đến đặc điểm thị trường

Quy mô công ty



CSIZE



Logarit của tổng tài sản



Alves (2014), Abed



tại ngày kết thúc niên độ và

tài chính.



các



cộng



sự



(2012), Chalaki và

các cộng sự (2012),

Klai



(2011),



Bahmani,



2014),



Houqe và các cộng

sự (2010)

15



Tuổi của công ty



AGE



Bằng số năm tính từ ngày Chalaki và các cộng

sự (2012), Hassan



79



công ty thành lập

16



Thời gian niêm yết



TIME



Số năm niêm yết



17



Tình trạng niêm yết



LST



Biến giả, bằng 1 nếu



(2012)



niêm yết trên HOSE,

bằng 0 nếu niêm yết trên

HNX.

18



Loại công ty kiểm ATYPE



Biến giả, bằng 1 nếu Qinghua và các cộng



toán



được kiểm toán bởi công sự (2007),

ty kiểm toán Big 4, bằng Klai (2011), Alves

0 nếu không phải công ty (2014), Houqe và

kiểm toán Big 4



19



Tính trì hoãn của DELA



Thời gian từ ngày kết



BCTC



thúc niên độ đến ngày ký



các cộng sự (2010)



BCKT

20



Loại



ngành



công IND



nghiệp



Biến giả, bằng 1 nếu là

công ty sản xuất bằng 0

nếu là công ty không

thuộc ngành sản xuất



E

21



Nhóm biến liên quan đến hiệu quả công ty

Lợi nhuận



ROE



Tỷ lệ lợi nhuận thuần Houqe và các cộng

trên vốn chủ sở hữu



22



Triển



vọng



phát GRO



triển



Giá thị trường của vốn Klai (2011), Alves

chủ sở hữu chia giá trị sổ (2014), Soliman &

sách của nó.



23



sự (2010)



Ragab (2013)



Chính sách tỷ lệ DIV



Tỷ lệ cổ tức được chi trả Inchausti (1997)



chia cổ tức



trên lợi nhuận thuần



80



3.3. Thiết kế nghiên cứu

3.3.1. Mẫu nghiên cứu

Vào thời điểm 31/12/2014, tổng số công ty niêm yết trên cả 2 sàn của Việt Nam là

662 công ty, trong đó TTCK thành phố Hồ Chí Minh là 303 công ty, TTCK Hà Nội là 359

công ty. Trong luận án này, tác giả thực hiện thu thập trên 2 nhóm mẫu, nhóm mẫu thứ

nhất sử dụng để thu thập số liệu nhằm đo lường biến phụ thuộc chất lượng BCTC, nhóm

mẫu này tác giả áp dụng chọn mẫu theo phương pháp phi ngẫu nhiên (phương pháp chọn

mẫu thuận tiện) đó là các công ty có BCTN (trong đó có bao gồm BCTC) của công ty

niêm yết trên cả 2 sàn giao dịch có đầy đủ thông tin các chỉ tiêu cần thu thập, ngoài ra, tác

giả trừ ra tất cả các công ty thuộc ngành Tài chính, Ngân hàng và Bảo hiểm, bởi vì các

công ty thuộc các ngành này, các quy định hiện hành về lập và trình bày báo cáo tài chính

không hoàn toàn đồng nhất với các công ty thuộc các ngành còn lại trong toàn bộ mẫu này.

Theo bảng 3.2 bên dưới, kết quả có 394 công ty trong mỗi năm 2012, 2013 và 2014 và

tổng số công ty mẫu trong 3 năm là 1,182 công ty mẫu được sử dụng. Dựa trên 394 công

ty mẫu này, đầu tiên, tác giả cũng áp dụng chọn mẫu theo phương pháp phi ngẫu nhiên

(phương pháp chọn mẫu thuận tiện) và tác giả lựa chọn được 123 công ty cho mỗi năm

2012, 2013 và 2014 thể hiện trong bảng 3.3 bên dưới với tổng số quan sát trong 3 năm

369, tuy nhiên trong số này có 86 quan sát không có đầy đủ thông tin liên quan đến 23

biến độc lập (do một số thông tin mang tính chất tự nguyện cần thu thập), vì vậy mẫu cuối

cùng bao gồm 283 quan sát để làm mẫu nghiên cứu chính thức cho luận án. Tiêu chuẩn

chọn công ty mẫu như sau:

- Hoạt động và niêm yết trên 2 sàn HOSE và HXN trong giai đoạn 2012-2014.

- Có kỳ kế toán năm 1/1 đến 31/12 theo năm dương lịch

- Không thay đổi năm tài chính trong giai đoạn 2012-2014

- Không thuộc các ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm.

- Dữ liệu yêu cầu sẵn có để thu thập được.

Bảng 3.2. Mô tả mẫu các công ty sử dụng phân tích đo lường chất lượng BCTC

STT



Tên ngành



Mã ngành



Số lượng



81



1



Khai khoáng



B



40



2



Công nghiệp chế biến, chế tạo



C



132



3



Xây dựng



F



61



4



Bán buôn và bán lẻ



G



48



5



Vận tải kho bãi



H



33



6



Thông tin và truyền thông



J



34



7



Hoạt động kinh doanh bất động sản



L



46



Tổng cộng



394



(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Bảng 3.3. Mô tả mẫu các công ty sử dụng phân tích các nhân tố ảnh hưởng chất

lượng BCTC

STT



Tên ngành



Mã ngành



Số lượng



1



Khai khoáng



B



17



2



Công nghiệp chế biến, chế tạo



C



38



3



Xây dựng



F



18



4



Bán buôn và bán lẻ



G



12



5



Vận tải kho bãi



H



6



6



Thông tin và truyền thông



J



17



7



Hoạt động kinh doanh bất động sản



L



15



Tổng cộng

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)



123



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

×