1. Trang chủ >
  2. Khoa Học Tự Nhiên >
  3. Sinh học >

Sinh sản của xạ khuẩn:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 138 trang )


18 là khuẩn ty phát triẻn trên bề mặt cơ chất và vươn ra ngồi khơng khí. Từ khuẩn ty
này về sau sẽ hình thành bào tử nên còn được gọi là khuẩn ty sinh sản. Xạ khuẩn cũng có cấu tạo tương tự như vi khuẩn:
-Thành tế bào có cấu tạo tương đối dày và khá vững chắc, gồm có 3 lớp: Lớp ngoài dầy 60 – 120 A
o
, lớp trong dầy 50A
o
và lớp giữa chắc hơn, dày 50A
o
. Khi khuẩn ty già, lớp ngồi có thể dày tới 150 – 200 A
o
. Thành tế bào được tạo thành từ protein, lipit, mucopolysaccharit, ngồi ra còn chứa cả photpho và axit teichoic. Bên
ngoài thành tế bào còn có thể có vỏ nhầy cấu tạo từ polysaccarit và thường rất mỏng.
- Màng nguyên sinh chất: dầy khoảng 7,5 – 10 nm, có cấu tạo và chức năng tương tự như màng nguyên sinh chất ở vi khuẩn. Chức năng chủ yếu của màng
nguyên sinh chất xạ khuẩn là điều hoà sự hấp thu chất dinh dưỡng vào tế bào và tham gia vào quá trình hình thành bào tử.
- Nguyên sinh chất và nhân của xạ khuẩn cũng tương tự như ở vi khuẩn. Khi nuôi cấy xạ khuẩn trên môi trường đặc, xạ khuẩn cũng tạo thành khuẩn
lạc. Khuẩn lạc của xạ khuẩn thường rắn chắc, xù xì, có dạng phấn, khơng trong suốt, có các nếp toả ra theo hình phóng xạ. Đường kính khuẩn lạc khoảng 0,5 – 2,0
mm và có nhiều mầu sắc khác nhau như đỏ, da cam, vàng, lam hồng, nâu, tím...

2. Sinh sản của xạ khuẩn:


Xạ khuẩn sinh sản bằng cách hình thành bào tử. Bào tử được hình thành trên các nhánh phân hố của khuẩn ty khí sinh, gọi là cuống sinh bào tử hay sợi bào tử.
Cuống sinh bào tử dài ngắn khác nhau tuỳ thuộc vào từng loài, có lồi dài 20 – 30nm, nhưng cũng có lồi dài tới 100 – 200 nm. Cuống sinh bào tử có thể thẳng,
lượn sóng, xoắn lò xo hay xoắn ốc, chúng có thể phân bố theo kiểu đơn, mọc đối, mọc vòng hay mọc thành chùm. Một số xạ khuẩn còn sinh ra túi bào tử, bên trong
có chứa bào tử túi.
Bào tử xạ khuẩn được hình thành theo 3 phương thức: + Phát triển toàn bộ: toàn bộ hay một bộ phận của thành khuẩn ty tạo ra
thành của bào tử. + Phát triển trong thành: thành bào tử sinh ra từ tầng nằm giữa màng nguyên
sinh chất và thành khuẩn ty. + Phát triển bào tử nội sinh thật: thành khuẩn ty không tham gia vào quá
trình hình thành bào tử. Bào tử trần conidiospore của xạ khuẩn có thể có hình tròn, hình bầu dục,
hình que, hình trụ, đây là cơ quan sinh sản chủ yếu của xạ khuẩn. Bào tử trần được hình thành theo 2 cách:
- Vách ngăn được hình thành từ phía trong của màng nguyên sinh chất và tiến dần vào trong tạo ra vách ngăn khơng hồn chỉnh, sau đó cuống sinh bào tử mới
phân cắt thành các bào tử trần. - Thành tế bào và màng nguyên sinh chất đồng thời xuất hiện vách ngăn tiến
dần vào phía bên trong và làm cho cuống sinh bào tử phân cắt tạo thành một chuỗi bào tử trần.
19 Mỗi cuống sinh bào tử thường có từ 30 – 100 bào tử, đơi khi có tới 200 bào
tử.
3.Vai trò của xạ khuẩn:
Xạ khuẩn là một trong những nhóm vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong tự nhiên.
- Đặc điểm quan trọng bậc nhất của xạ khuẩn là khả năng hình thành chất
kháng sinh, 70 xạ khuẩn được phân lập trong tự nhiên đều có khả năng sinh chất kháng sinh. Trong số 8.000 loại chất kháng sinh được phát hiện thì 80 là do xạ
khuẩn sinh ra. Các chất kháng sinh do xạ khuẩn sinh ra như: streptomyxin, chloramphenicol, oreomyxin, teramyxin, tetraxyclin...
- Xạ khuẩn có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất và tạo ra độ phì của đất.
- Xạ khuẩn tham gia tích cực vào sự chuyển hố và phân giải nhiều chất hữu cơ phức tạp và bền vững như xenlulo, kitin, linhin...
- Xạ khuẩn sinh ra nhiều chất hữu cơ quý giá như các vitamin nhóm B B
1
, B
2
, B
6
, B
12
, một số các axit hữu cơ như axit lactic, axit axetic và nhiều axit amin như axit glutamic, metionin, tryptophan, lizin.
- Xạ khuẩn còn sinh ra nhiều enzim như proteinaza, amylaza, xenlulaza, kitinaza.
- Một số còn có khả năng tạo thành những chất kích thích sinh trưởng thực vật.
4. Phân loại xạ khuẩn: Trước thế kỷ XIX người ta xếp xạ khuẩn vào nấm. Về sau người ta mới xếp
chúng vào vi khuẩn thật vì xạ khuẩn có nhân nguyên thuỷ. Năm 1978 Gibbens và Murray chia các vi khuẩn nhân nguyên thuỷ thành 4
ngành: ngành Gracilicutes gồm các vi khuẩn G
-
, ngành Tenericutes gồm xạ khuẩn và các vi khuẩn G
+
, ngành Mendosicutes gồm các vi khuẩn mà thành tế bào không chứa peptidoglican và ngành Mollicutes gồm các vi khuẩn chưa có thành tế
bào. Năm 1977 và 1980 Woese và cộng sự chia vi khuẩn nhân nguyên thuỷ thành
2 giới: giới Vi khuẩn thật Eubacteria tương đương với 3 ngành Gracilicutes, Tenericutes và Mollicutes theo Gibbens và Murray, giới Vi khuẩn cổ
Archaebacteria tương đương với ngành Mendosicutes.
Theo hệ thống phân loại của Bergey Bergey
,
s Manual of Systematic Bacteriology, 1994 thì xạ khuẩn có mặt trong tập 2 và tập 4.
-Trong tập 2 có chi Mycobacterium thuộc họ Mycobacteriaceae và 9 chi thuộc Nocardioform actinomycetes Nocardia, Rhodococcus, Nocardioides,
Pseudonocardia, Oerskovia,
Saccharopolyspora, Micropolyspora,
Promicromonospora, Intrasporangium. -Trong tập 4:
+ Thuộc
về Nocardioform
còn có
Faenia, Actinopolyspora,
Saccharomonospora, Amycolatopsis, Amycolata.
20 + Thuộc về các xạ khuẩn có bào tử túi nhiều múi có các chi
Geodermatophilus, Dermatophilus, Frankia. + Thuộc về các xạ khuẩn di động có các chi Actinoplanes, Ampullariella,
Pilimelia, Dactylosporangium, Micrromonospora. + Thuộc về Streptomycetes và các chi có liên quan gồm các chi
Streptomyces, Streptoverticillium, Kineosporia, Micrrobispora, Micrrotetraspora, Planobispora, Planomonospora, Streptosporangium.
+ Thuộc về xạ khuẩn đơn bào ưa nhiệt và các chi có liên quan gồm các chi Thermonospora, Actinosynnema, Nocardiopsis, Streptoalloteichus.
+ Thuộc về xạ khuẩn ưa nhiệt có chi Thermoactinomyces. + Thuộc về các chi xạ khuản còn lại có Glycomyces, Kibdelosporangium,
Kitasatosporia, Saccharothrix. Ngồi các chi nói trên còn phải kể thêm 2 chi xạ khuẩn do Lechevalier
1986 phát hiện là Amycolata, Amycolatopsis và 4 chi xạ khuẩn do các nhà khoa học Trung Quốc Nguyễn Kế Sinh, 1990 phát hiện là Microstreptospora,
Actinoalloteichus, Trichotomospora, Streptomycoides. III. Vi khuẩn lam Cyanobacteria:
Vi khuẩn lam trước đây thường được gọi là Tảo lam Cyanophyta hay Blue algae hay Tảo lam lục Blue green algae. Thực ra đây là một nhóm vi sinh vật có
nhân nguyên thuỷ thuộc vi khuẩn thật. Vi khuẩn lam không thể gọi là tảo vì chúng khác biệt rất lớn với tảo: khơng
có lục lạp, khơng có nhân thật, có ribơxom 70S như ở vi khuẩn, thành tế bào có chứa glicopeptit peptidoglican.
Vi khuẩn lam phân bố rộng rãi trong tự nhiên, đa số sống trong nước ngọt, một số phân bố ở vùng nước mặn giàu chất hữu cơ hoặc trong nước lợ. Một số vi
khuẩn lam sống cộng sinh Anabaena azollae cộng sinh trong khoang khí dưới phiến lá bèo hoa dâu.
Vi khuẩn lam có hình dạng và kích thước rất khác nhau, chúng có thể là đơn bào, tập đồn hoặc là dạng sợi đa bào.
Tế bào dinh dưỡng của vi khuẩn lam có thể có hình cầu, hình elip rộng, hình elip kéo dài, hình quả lê, hình trứng, hình thoi, hình ống. Có tế bào đường kính chỉ
khoảng 1 µm, nhưng cũng có tế bào chiều ngang của sợi vượt quá 30 µm. Tế bào vi khuẩn lam gần với cấu tạo tế bào vi khuẩn G
-
. Thành tế bào khá dày phân thành 2 tầng, tầng ngoài là tầng lipopolisacarit, tầng trong là tầng
glicopeptit. Nhiều vi khuẩn lam bên ngồi có vỏ nhầy cấu tạo từ polisaccarit. Bộ phận thực hiện quá trình quang hợp trong tế bào vi khuẩn lam được gọi là
tilacoid Thylakoids, chúng có số lượng nhiều, có dạng bản, xếp song song hay có dạng uốn khúc nằm ở gần màng tế bào chất. Chức năng hấp thụ ánh sáng là nhờ sắc
tố phicoxianin màu lam và phicoeritrin màu đỏ.
Các chất dự trữ gặp trong tế bào vi khuẩn lam là glicogen, volutin poliphotphat, xianophixin. Trong tế bào vi khuẩn lam có những cơ quan khá đặc
21 trưng, đó là tế bào dị hình heterocyst, bào tử nghỉ akinete, tảo đoạn
hormogonia, vi tiểu bào nang mannocyst, hạt sinh sản gonidium. - Bào tử nghỉ là loại tế bào nằm ở đầu hoặc ở giữa sợi, có thành dày, màu
thẫm và có tác dụng chống chịu cao đối với các điều kiện bất lợi của môi trường sống.
- Tảo đoạn là chuỗi các tế bào ngắn, được đứt ra từ sợi vi khuẩn lam. - Vi tiểu bào nang là các túi nhỏ sinh ra từ bên trong tế bào mẹ do sự co
nguyên sinh. - Hạt sinh sản là một tế bào có màng nhầy, được tách ra từ sợi vi khuẩn lam
và làm chức năng sinh sản. IV. Vi khuẩn nguyên thuỷ:
Nhóm vi khuẩn ngun thuỷ có kích thước rất nhỏ và có vị trí trung gian giữa vi khuẩn và virut.

1. Micoplatma Mycoplasma: là vi sinh vật chưa có thành tế bào cho nên dễ


Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×