Thứ năm, căn cứ vào khía cạnh khác nhau của hiệu quả : Hiệu quả tài
chính, hiệu quả chính trị- xã hội. Hiệu quả tài chính là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp về mặt kinh
tế tài chính được biếu hiện qua các chỉ tiêu thu, chi trực tiếp của doanh nghiệp.
Hiệu quả chính trị- xã hội là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp về mặt chinh trị - xã hội- môi trường.
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh không chỉ là mục tiêu kinh tế tổng hợp mà là nhiệm vụ cơ bản của công tác quản trị doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, người ta thường sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu. Hệ thống chỉ tiêu này cho chúng ta rõ kết quả về
mặt lượng của phạm trù hiệu quả kinh tế, hiệu quả đạt được cao hay thấp sau mỗi kỳ kinh doanh.
Để có những hiểu biết đúng đắn về bản chất của hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, người ta phân loại các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:
Một là, các chỉ tiêu sử dụng để tính tốn hiệu quả kinh doanh. Hai là, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh.
Ba là, các chỉ tiêu so sánh hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Thứ nhất: Các chỉ tiêu sử dụng để tính tốn hiệu quả kinh doanh
Mỗi chỉ tiêu này cho biết rõ chi phí bỏ ra và kết quả đạt được của từng mặt hay từng lĩnh vực hoạt động sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp. Vì
thế mỗi chỉ tiêu loại này không phản ánh đầy đủ hiệu quả kinh doanh của các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Do có đặc trưng này nên sau khi đã tính
Sinh viên: Vũ Bá Trưởng Lớp:QTKD quốc tế 46B
tốn, xác định được loại chỉ tiêu này, người ta sẽ sử dụng chúng trong mối liên hệ với các chỉ tiêu khác để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Ví dụ như, chỉ tiêu quản trị sản lượng hàng hoá, giá thành, doanh thu tiêu thụ hàng hoá, vốn đầu tư. .
Thứ hai: Các chỉ tiêu được sử dụng để phản ánh hiệu quả kinh doanh
Mỗi chỉ tiêu thuộc loại này phản ánh trực tiếp hiệu quả kinh doanh thông qua quan hệ giữa kết quả đạt được và các chi phí đã bỏ ra để có được kết quả
đó, nói cách khác, chỉ tiêu này thể hiện mặt lượng của hiệu quả kinh doanh. Ví dụ như NSLĐ, thời hạn thu hồi vốn đầu tư, lợi nhuận và tỷ suất lợi
nhuận…
Thứ ba: Các chỉ tiêu sử dụng để so sánh hiệu quả kinh doanh
Trong thực tế kinh doanh, mỗi doanh nghiệp thường xây dựng và lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu quả nhất để thực hiện. Để chọn được một
phương án kinh doanh có hiệu quả, người ta phải tính tốn các chỉ tiêu để tiến hành so sánh kết quả đạt được của các phương án kinh doanh khác nhau về
cùng một vấn đề để áp dụng trong kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình phân tích và lựa chọn phương án có hiệu quả nhất người ta phải sử dụng
các chỉ tiêu để tính tốn hiệu quả kinh doanh hoặc chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh để so sánh giữa các phương án và chọn lựa.
Trong ba nhóm chỉ tiêu nói trên, chỉ tiêu dùng để phản ánh hiệu quả kinh doanh có ưu điểm là phản ánh một cách trực tiếp hiệu quả kinh doanh thông
qua quan hệ giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra, lên tiện lợi cho việc tính tốn và đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách bao quát.
Do vậy trong bài chỉ giới thiệu các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh và được dùng để tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Sinh viên: Vũ Bá Trưởng Lớp:QTKD quốc tế 46B
Hệ thống các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó là:
Chỉ tiêu lợi nhuận p
Trong cơ chế thị trường, lợi nhuận p vừa được coi là nhân tố để tính toán hiệu quả kinh tế, vừa được coi là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của doanh
nghiệp. Chỉ tiêu này được tính như sau: P = D- Z+ TH+ TT 4
Trong đó: P : Lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh
D : Doanh thu tiêu thụ trong một kỳ kinh doanh Z : Gía thành sản phẩm trong một kỳ kinh doanh
Th : Các loại thuế phải nộp sau một kỳ kinh doanh. TT : Các tổn thức sau mỗi kỳ kinh doanh.
Chỉ tiêu này cho biết tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty sau một kỳ kinh doanh.
Mức vốn hao phí cho một đơn vị sản phẩm
Chỉ tiêu này được tính theo cơng thức : Sv
= trhđ 5 Trong đó :
Sv : Suất hao phí vốn. Đơn vị triệu Đồng hợp đồng V : Tổng vốn
Q : Sản lượng Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng các loại vốn bằng tiền của doanh
nghiệp. Lượng vốn sử dụng trong quá trình kinh doanh của doanh ngiệp gồm:
Sinh viên: Vũ Bá Trưởng Lớp:QTKD quốc tế 46B
Vốn đầu tư cơ bản, vốn cố định, vốn lưu động … Do đó, trong thực tiễn ở các doanh nghiệp, công thức 5 được cụ thể hoá cho từng loại vốn như sau:
Svđt = Svcđ =
Svlđ = Trong đó:
Svđt : Suất hao phí vốn đầu tư Vđt : Tổng vốn đầu tư
Q : sản lượng sản phẩm Svcđ : Suất vốn cố định
Svlđ : Suất hao phí vốn lưu động Các hệ số đảm nhận này cho biết một đơn vị vốn sẽ tạo ra được bao
nhiêu sản phẩm hàng hố. Các suất hao phí vốn thấp và các hệ số đảm nhận của vốn cao thì các giải pháp đưa ra mang lại hiệu quả cao. Chỉ riêng trường
hợp suất hao phí vốn đầu tư cơ bản là hơi khác, vì khi các phương án đầu tư có trình độ kỹ thuật khác nhau thì phương án đầu tư nào có trình độ kỹ thuật
cao thì lại đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nên suất hao phí vốn cũng lớn. Các phương án này sẽ tạo ra các điều kiện tiền đề để nâng cao năng suất lao động, hạ giá
thành và nâng cao hiệu quả kinh tế. Trong trường hợp này mà chọn phương án đầu tư có suất hao phí thấp lại khơng thích hợp.
Thời hạn thu hồi vốn đầu tư
Chỉ tiêu này được tính tốn căn cứ vào mức lợi nhuận thu được sau mỗi kỳ kinh doanh và do đó, nó cho biết rõ hiệu quả của việc sử dụng sử dụng vốn
đầu tư sau khi đã được vật hoá. Thời hạn thu hồi vốn đầu tư phản ánh khoảng
Sinh viên: Vũ Bá Trưởng Lớp:QTKD quốc tế 46B
thời gian mà vốn đầu tư dần dần được thu hồi lại sau mỗi kỳ kinh doanh và được xác định theo công thức sau:
Tv = 6
Trong đó: Tv : Thời hạn thu hồi vốn đầu tư
P : Lợi nhuận thu được sau mỗi kỳ kinh doanh Vđt : Tổng số vốn đầu tư chu kỳ kinh doanh đó.
Chỉ tiêu này cho thấy thời hạn thu hồi vốn đầu tư mà càng ngắn thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư sẽ càng cao và ngược lại.
Năng suất lao động NSLĐ
Chỉ tiêu này được tính theo cơng thức: NSLĐ =
7 Trong đó :
NSLĐ : Năng suất lao động bình quân của kỳ kinh doanh. Q: Khối lượng sản phẩm được tạo ra trong kỳ kinh doanh
L: Số lượng lao động bình quân của kỳ kinh doanh hoặc lượng thời gian lao động bình quân của kỳ kinh doanh.
Chỉ tiêu cho ta biết khối lượng sản phẩm tạo ra trên một đầu người. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao.
Sinh viên: Vũ Bá Trưởng Lớp:QTKD quốc tế 46B
Suất hao phí lao động sống
suất hao phí lao động sống được tính theo cơng thức: Slđ =
8 Trong đó:
Slđ : Là suất hao phí lao động sống L : Số lao động sống Số nhân viên
Q : Sản lượng sản phẩm, trong doanh nghiệp giao nhận vận tải thì Q là số hợp đồng Doanh nghiệp đạt được.
Chỉ tiêu này cho biết lượng lao động sống hao phí trên một đơn vị sản phẩm. Chỉ tiêu này càng thấp thì chứng tỏ doanh nghiệp càng sử dụng hiệu
quả lực lượng lao động của mình. Tóm lại để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, một phương án kinh doanh, người ta phải sử dụng đồng
thời một hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, qua sự phân tích sự biến động của từng chỉ tiêu qua một thời kỳ, mối quan hệ giữa
các chỉ tiêu và sự vận động của chúng mà đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tìm ra các nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thấp để từ đó tìm ra
các biện pháp năng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh lợi doanh thu ROS
ROS = 9 ROS cho biết trong một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế.
Doanh lợi vốn chủ sở hữu ROE
ROE = 10
Sinh viên: Vũ Bá Trưởng Lớp:QTKD quốc tế 46B
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của một đồng vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định khi quyết định bỏ
vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp
Doanh lợi tài sản ROA
ROA = 11 Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh
lợi của một đồng vốn đầu tư. Tùy theo tình hình cụ thể của doanh nghiệp được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế
và lãi hoặc thu nhập sau thuế để so sánh với tổng tài sản.
Mức sinh lời
MSL = 12 MSL phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi
nhuận trước thuế
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận R
R = 13 Chỉ tiêu này cho biết được mức độ tăng trưởng lợi nhuận năm sau so với
năm trước.
1.1.5. Phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp