1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Tài chính - Ngân hàng >

Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh NHNoPTNT Hà nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.18 KB, 100 trang )


doanh thu dịch vụ lại tiếp tục tăng mạnh do trong năm việc triển khai các loại hình dịch vụ được Ban Giám đốc rất quan tâm và chỉ đạo, kết quả là doanh
thu dịch vụ tăng 151,47 tương đương với 7253 triệu vượt kế hoạch đã đề ra là năm 2006 thu dịch vụ tăng trên 20 so với năm 2005. Bên cạnh đó, các
hình thức dịch vụ đang triển khai tại chi nhánh cũng rất phong phú như: chuyển tiền nhanh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ thanh toán
biên mậu, dịch vụ bảo lãnh, ATM, Mastercard, VisaCard, American Express, thanh toán séc du lịch…thu đổi ngoại tệ.
2.1.3.5.Kết quả tài chính
Bảng 2.9. Kết quả tài chính của NHNoPTNT Hà nội.
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006
Thu nhập 1828
2553 Chi phí
1717 2377
Nguồn: Báo cáo tài chính của NHNoPTNT Hà nội Thu nhập: qua bảng trên ta thấy thu nhập tăng lên đáng kể, năm 2005
tổng thu đạt 1828 tỷ đồng trong đó thu lãi cho vay là 260 tỷ đồng, bước sang năm 2006 tổng thu nhập đạt 2553 tỷ đồng tức tăng 725 tỷ trong đó thu lãi đạt
trên 260 tỷ, thu dịch vụ và thu bất thường đạt 71 tỷ đồng còn lại là thu thừa vốn. Cũng trong năm 2006 chi nhánh đã tập trung tận thu mọi nguồn thu lãi
cho vay đạt 97. Chi phí: Năm 2005, Tổng chi 1717 tỷ VNĐ, trong đó Chi trả lãi tiền gửi
530 tỷ VNĐ.Chênh lệch lãi suất đạt 0.308 tăng 0.03 so với năm 2004.Năm 2006, tổng chi phí 2377 tỷ tăng 659 tỷ so 2005. Quỹ thu nhập đạt
190.918 triệu. Chênh lệch lãi suất đầu vào và ra thực tế 0.309.

2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh NHNoPTNT Hà nội.


2.2.1. Cơ sở pháp lý để tiến hành hoạt động bảo lãnh.
SV: Trịnh Thị Xuân Lớp: Ngân hàng 45B
NHNoPTNT Hà nội đã áp dụng nghiệp vụ bảo lãnh trong nhiều năm. Thời gian đầu, chi nhánh đã gặp khơng ít khó khăn do sự thiếu hiểu biết của
khách hàng, sự thiếu chỉ đạo và điều tiết của hệ thống văn bản pháp quy bởi đây là hoạt động khá mới mẻ đối với các cán bộ ngân hàng. Đến nay, hoạt
động bảo lãnh của NHNoPTNT Hà nội đã có những bước phát triển mới cả về quy mô lẫn chất lượng, khách hàng đến với chi nhánh ngày càng nhiều và
thu nhập từ hoạt động này tăng đáng kể đồng thời cùng với sự hoàn thiện của hệ thống pháp quy hướng dẫn hoạt động bảo lãnh, đến nay hầu hết các chi
nhánh của NHNoPTNT đều thực hiện theo quyết định 09HĐQT-05 ngày 18 tháng 1 năm 2001 về việc hướng dẫn thực hiện quy chế bảo lãnh ngân
hàng của NHNoPTNT Việt nam và NHNoPTNT Hà nội là chi nhánh trực thuộc cấp 1 của hệ thống NHNoPTNT Việt nam, nên cũng áp dụng quy chế
này. Ngồi ra, chi nhánh còn thực hiện theo Quyết định số 2832000QĐ- NHNN14 ngày 25 tháng 8 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về
việc ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng quy định việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Tiếp đó là Quyết định
3862001QĐ-NHNN ngày 11 tháng 4 năm 2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo quyết định số
2832000QĐ-NHNN14. 2.2.2. Các loại hình bảo lãnh đã triển khai.
- Bảo lãnh dự thầu. - Bảo lãnh hồn thanh tốn
- Bảo lãnh bảo hành - Bảo lãnh thanh toán
- Bảo lãnh vay vốn - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
SV: Trịnh Thị Xuân Lớp: Ngân hàng 45B
- Các loại bảo lãnh khác theo quy định của pháp luật nhưng khơng có bảo lãnh vay vốn và bảo lãnh đối ứng.
2.2.3. Quy trình bảo lãnh. Mặc dù bảo lãnh không phải là một hoạt động cho vay nhưng đối với ngân
hàng, rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh cũng tương tự như trong nghiệp vụ cho vay. Khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, khoản tiền các ngân hàng bỏ ra trả
thay được xử lý như một khoản nợ quá hạn. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động bảo lãnh, NHNoPTNT Hà nội thực hiện theo Quyết định 09H ĐQT-
05, tuy nhiên quy trình này khá phức tạp và gây khó khăn cho khách hàng tham gia bảo lãnh.
Quy trình bảo lãnh gồm các bước sau: Bước 1: Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ xin bảo lãnh.
Khi khách hàng có nhu cầu đến xin NHNoPTNT Hà nội cấp bảo lãnh thì cán bộ tín dụng ngân hàng sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ theo đúng
quy định đối với mỗi loại bảo lãnh. Trong bộ hồ sơ gồm có: - Hồ sơ pháp lý về khách hàng.
- Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh tài chính của khách hàng. - Hồ sơ về khoản bảo lãnh: gồm giấy đề nghị bảo lãnh và các giấy tờ
liên quan đến nghĩa vụ xin bảo lãnh. - Hồ sơ đảm bảo cho các khoản bảo lãnh.
- Các giấy tờ khác mà chi nhánh yêu cầu trong từng trường hợp cụ thể. Bước 2: Chi nhánh thẩm định hồ sơ và quyết định bảo lãnh
Nhận được hồ sơ xin bảo lãnh của khách hàng, chi nhánh tiến hành thẩm định hồ sơ đó, nội dung của cơng tác thẩm định gồm: Tính đầy đủ, hợp pháp
và hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh; năng lực pháp lý của khách hàng xin bảo lãnh; tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng; tính khả
SV: Trịnh Thị Xuân Lớp: Ngân hàng 45B
thi và khả năng trả nợ của dự án; đánh giá rủi ro tiềm ẩn, thẩm định về tài sản và các biện pháp đảm bảo cho nghĩa vụ được bảo lãnh.
Sau khi phân tích, đánh giá các nội dung trên, cán bộ tín dụng tiến hành lập tờ trình trưởng phòng kinh doanh và trình lãnh đạo. Trong trường hợp
thuộc thẩm quyền, lãnh đạo NHNoPTNT Hà nội sẽ ra quyết định về việc bảo lãnh, nếu vượt quá thẩm quyền phán quyết thì chi nhánh phải gửi tờ trình
lên NHNoPTNT Việt nam, nếu được chấp nhận thì NHNoPTNT Hà nội sẽ ra quyết định bảo lãnh.
Bước 3: Phát hành văn bản bảo lãnh. Khi đã quyết định bảo lãnh hoặc có uỷ quyền của NHNoPTNT Việt
nam quyết định bảo lãnh thì NHNoPTNT Hà nội và người đề nghị bảo lãnh ký hợp đồng bảo lãnh. Sau đó chi nhánh tiến hành soạn thảo và phát hành
cam kết bảo lãnh, nội dung cam kết bảo lãnh được chi nhánh và người nhận bảo lãnh thống nhất với nhau. Cam kết bảo lãnh có thể được sửa đổi, bổ sung
hoặc huỷ bỏ nếu các bên liên quan thoả thuận. Chi nhánh thực hiện thu phí bảo lãnh, quản lý tiền ký quỹ vào tài khoản
riêng, tiến hành thủ tục kiểm tra, nhận đảm bảo, thơng báo cho phòng kế toán để nhập vào ngoại bảng số dư bảo lãnh và tiến hành trích quỹ bảo lãnh cho
khách hàng. Mức phí do NHNoPTNT Hà nội thoả thuận với khách hàng phù hợp với các chi phí của mình và mức độ rủi ro của nghiệp vụ bảo lãnh
này. Trong trường hợp có bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, mức phí bảo lãnh do các bên thỏa thuận, trên cơ sở mức phí bảo lãnh được khách hàng
chấp nhận thanh toán. Các bên tham gia đồng bảo lãnh thỏa thuận mức phí bảo lãnh mỗi bên được
hưởng, trên cơ sở thỏa thuận về tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh của từng bên và mức phí bảo lãnh thu được của khách hàng. Tuy nhiên mức phí bảo lãnh không được
SV: Trịnh Thị Xuân Lớp: Ngân hàng 45B
vượt quá 2 năm với số tiền đang được bảo lãnh mặt khác mức phí này phụ thuộc vào mối quan hệ và độ tín nhiệm của chi nhánh với khách hàng
Bước 4: Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh: Từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc nghĩa vụ bảo lãnh, chi nhánh luôn
phải kiểm tra theo dõi khách hàng, trừ trường hợp ký quỹ 100 vốn tự có của khách hàng. Cán bộ thực hiện bảo lãnh phải thường xuyên theo dõi tình hình
sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng, yêu cầu khách hàng gửi các báo cáo định kỳ hàng quý, báo cáo quyết tốn nếu hết năm tài chính.
Qua việc theo dõi kiểm tra khách hàng, chi nhánh phải đôn đốc khách hàng thực hiện theo nghĩa vụ đã ký trong hợp đồng. Nếu trong trường hợp khách
hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình, sau khi đã tìm mọi biện pháp thì chi nhánh tiến hành cho vay bắt buộc với khách
hàng để thanh toán cho người thụ hưởng. Sau khi nhận được thơng báo của chi nhánh, khách hàng có nghĩa vụ hoàn trả khoản nợ mà chi nhánh đã trả
thay hoặc phải có văn bản xác nhận nợ với chi nhánh. Bước 5: Tất toán bảo lãnh
Sau khi thư bảo lãnh hết thời hạn hiệu lực hoặc khi khơng có thơng báo hoặc xác nhận của bên bảo lãnh về việc hoàn thành nghĩa vụ liên quan đến
bảo lãnh, chi nhánh tiến hành hoàn tất bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, chi nhánh phải trả thay theo lãi suất
nợ quá hạn của bên được bảo lãnh đối với bên bảo lãnh và áp dụng các biện pháp cần thiết để thu nợ như phát mại tài sản đảm bảo, trích tài khoản của bên
được bảo lãnh nếu có thỏa thuận, khởi kiện ra cơ quan pháp luật và các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo khác theo quy định của pháp luật.
Sau khi khách hàng hoàn tất các nghĩa vụ theo như hợp đồng bảo lãnh, NHNoPTNT Hà nội lập bản thanh lý hợp đồng bảo lãnh và yêu cầu khách
SV: Trịnh Thị Xuân Lớp: Ngân hàng 45B
hàng nộp lại thư bảo lãnh đồng thời thông báo cho kế toán để xuất toán số dư bảo lãnh.

2.3. Thực trạng hoạt động bảo lãnh của NHNoPTNT Hà nội năm 2004-2006.


Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

×