1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >

Mục tiêu ngắn hạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.61 MB, 181 trang )


CHƢƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ VỀ VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HƢỚNG ĐẾN CÁC MỤC TIÊU NGẮN VÀ TRUNG HẠN

3.1 KHUYẾN NGHỊ VỀ VIỆC ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ THEO MỤC TIÊU


Để đánh giá một cơng cụ hay chính sách có hiệu quả hay khơng người ta cần đặt ra những mục tiêu và các tiêu chí để đánh giá tính hiệu quả của cơng cụ hay chính
sách đó. Vì vậy, chúng tơi khuyến nghị rằng chính phủ cần thiết lập mục tiêu ngắn hạn và trung hạn càng cụ thể càng tốt; đồng thời xét xem trong tay mình có những
cơng cụ gì và cách sử dụng, phối hợp chúng cho hiệu quả. Thơng qua đó, Chính phủ biết được nước ta cần tạo những điều kiện tiền đề nào và thiết lập được một chiến
lược để đạt được mục tiêu dài hạn.

3.1.1 Mục tiêu ngắn hạn


Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của phần lớn Ngân hàng Trung ương các nước trên thế giới cũng như NHNN Việt Nam là ổn định giá trị đồng tiền của quốc gia -
thơng qua đó góp phần kiểm sốt lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô. Mục tiêu ngắn hạn được xác định là phải ổn định cho được lạm phát. Như kiểm định ở
chương 2, tỷ giá có tác động đáng kể đến lạm phát. Vì vậy, muốn làm được điều này, cần có chính sách điều hành tỷ giá trong ngắn hạn phù hợp. Công cụ ở đây mà
Nhà nước có thể sử dụng theo như mơ hình chương 2 đã chỉ ra đó là tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thông qua đó ảnh hưởng đến lãi suất trên thị trường. Đồng thời, Ngân hàng
nên tiến hành thiết lập các mức lãi suất chính sách vì đây sẽ là tín hiệu về mục tiêu đối với lãi suất ngắn hạn ví dụ như Mỹ là lãi suất của FED, Thái Lan là lãi suất
repo một ngày. Ngoài chỉ tiêu dự trữ bắt buộc, lãi suất; NHTW có thể dùng các chỉ tiêu khác như quy định tỷ lệ an tồn, mục tiêu tăng trưởng tín dụng.
92
Bên cạnh lãi suất, cung tiền M2 cũng tác động rất mạnh đến lạm phát, vì vậy tỷ lệ tăng trưởng tín
dụng cũng cần được NHNN xem xét. Qua phân tích thực nghiệm chương hai cũng cho thấy ở Việt Nam , can thiệp tỷ giá của chính phủ cũng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ
giá như quy định về biên dao động.
92
Benedict Bingham - Đại Diện Thường Trú Cao Cấp của IMF, “Chính Sách Tiền Tệ và Tỷ Giá của Việt Nam: Một Số Thách Thức”, trình bày tại cuộc hội thảo UBKT Quốc Hội Ngày 21 Tháng 9, 2010, TP Hồ Chí
Minh
.
Một vấn đề cũng đáng được quan tâm nữa mà kết quả khảo sát từ chương 2 chúng tơi đã chỉ ra; đó là yếu tố niềm tin của người dân đối với đồng nội tệ. Chỉ khi nào
lấy lại được niềm tin từ chính cơng dân của nước mình thì khi đó mới chấm dứt được tình trạng đơ-la hóa, vàng hóa... như đang diễn ra hiện nay. Đồng thời nhờ đó,
giảm bớt được những cú sốc cho nền kinh tế, ổn định nền kinh tế vĩ mô, hướng đến một mục tiêu phát triển lâu dài hơn

3.1.2 Mục tiêu trung và dài hạn


Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

×