Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 104 trang )
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
Phía Tây: giáp huyện Trà Bồng, với mũi nhọn phát triển lâm nghiệp, chế
biến lâm sản, …
Phía Đông: giáp biển Đông với 54 km đường bờ biển, mở ra triển vọng
khai thác, nuôi trồng thủy hải sản, lao động ngư nghiệp mang lại một giá trị sản
lượng trong cơ cấu kinh tế của huyện.
Toàn huyện có 24 xã và 1 thị trấn. Diện tích tự nhiên toàn huyện
467,57km2, chiếm 9,07% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Ngãi. Trên lãnh
thổ huyện có Khu kinh tế Dung Quất với diện tích 103Km2 (khoảng 22,1% diện
tích toàn huyện), đang quy hoạch mở rộng lên đến 45.300 ha, tương đương với
453 Km2 (chiếm khoảng 96,9% DT toàn huyện).
Thị trấn Châu ổ là trung tâm kinh tế - chính trị -xã hội của huyện, nằm sát
quốc lộ 1A, cách thành phố Quảng Ngãi 20 km, cách thành phố Đà Nẵng 120 km.
Các tuyến giao thông đồng thời là các trục quan hệ liên vùng chạy qua huyện có:
đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1A, tỉnh lộ 621, 622 và nhiều tuyến giao thông
huyện lộ thông suốt khác, điều kiện giao thông thuận lợi thúc đẩy việc trao đổi
hàng hóa, từ đó mở ra thị trường tiêu thụ hàng hóa của địa phương, đa dạng hóa
các loại hình kinh tế giúp nhân dân vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng;
các cảng biển Dung Quất, Sa Cần, Sa Kỳ và vũng nước sâu Dung Quất gắn với bờ
là vùng đất thuận lợi cho xây dựng với diện tích mặt bằng rộng, nằm gần sân bay
Chu Lai, trong vùng trọng điểm kinh tế miền Trung.
b. Điều kiện tự nhiên:
Mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa duyên hải Nam Trung Bộ với
yếu tố địa hình sườn Đông Trường Sơn chi phối, đặc điểm khí hậu của huyện được
thể hiện rõ theo 2 mùa: mùa khô từ tháng 2 đến tháng 7 và mùa mưa từ tháng 8
đến tháng 1 năm sau.
Nhiệt độ: với tổng tích ôn hàng năm 9000-9500 0C, số giờ nắng trung bình
trong cả năm là 2343 giờ (từ tháng 4-7 trung bình 260-270 giờ/tháng và tháng 10
đến tháng 2 năm sau từ 120-180 giờ/tháng) cho thấy Bình Sơn có nền nhiệt độ
63
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
tương đối cao. Nhiệt độ bình quân hàng năm: 25,7 0C, nhiệt độ tối cao 41,00C,
nhiệt độ tối thấp 12,40C.
Lượng mưa: tổng lượng mưa bình quân năm tương đối lớn (2301mm),
nhưng phân bố không đều theo các tháng trong năm; tập trung ở các tháng 10, 11
với lượng mưa bình quân 400-500 mm/tháng, chiếm tới 48% lượng mưa cả năm.
Các tháng 2, 3 và 4 có lượng mưa thấp nhất, trung bình chỉ vào khoảng từ 60-70
mm/tháng.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Kinh tế của huyện trướ đây chủ yếu thuần nông. Tuy nhiên, qua khảo sát
các vịnh tại Việt Nam của Đoàn công tác Chính phủ Việt Nam năm 1992 thì vịnh
Dung Quất cùng vịnh Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên-Huế) có ưu thế hơn trong việc
xây dựng cảng nước sâu, khả năng tiếp nhận được tàu 100.000 tấn.
Năm 1995, nguyên Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt ký quyết định xây
dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam, tại
vịnh Việt Thanh nằm tại xã Bình Trị, huyện Bình Sơn. Sau gần 10 năm xây dựng,
năm 2003, phía Việt Nam đã bàn với đối tác Nga để Việt Nam tự đầu tư (do cơ
chế liên doanh 50:50 trước đây làm chậm trễ tiến độ xây dựng công trình). Năm
2005, Việt Nam chọn đối tác Technip (Pháp) cùng các nhà thầu phụ (Nhật Bản,
Hà Lan, Ý và Tây Ban Nha) để xây nhà máy.
Đã có hơn 100 dự án đầu tư vào khu kinh tế Dung Quất với tổng số vốn xấp
xỉ 5,1 tỷ USD, trong đó có 2 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài có số vốn lớn:
Nhà máy luyện thép lò cao của Đài Loan (1,5 tỷ USD) và một dự án đầu tư của
nhà đầu tư Hàn Quốc (200 triệu USD). Từ vị trí là tỉnh thu hút trực tiếp đầu tư
nước ngoài xếp thứ 37 cả nước, Quảng Ngãi đã vươn lên thành tỉnh có vốn đầu tư
FDI xếp thứ 11 cả nước và trở thành một trong năm tỉnh thu hút FDI cao nhất cả
nước năm 2006.
Bình Sơn hiện đang xây dựng khu đô thị mới Vạn Tường với đầy đủ các
tiện ích như: bưu điện, trường dạy nghề, bệnh viện quốc tế, khu chuyên gia, khu
64
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
du lịch sinh thái Thiên Đàn (hay còn gọi là khu du lịch sinh thái Bốn mùa). Đối
với ngành công nghiệp tại đây, tỉnh xây dựng hệ thống giao thông, điện, nước đến
từng hàng rào nhà máy với chính sách ưu đãi.
Tháng 6 năm 2006, tại đây sẽ khởi công xây dựng tuyến đường nhánh
đường Hồ Chí Minh nối khu kinh tế Dung Quất và thị trấn Bắc Trà My (huyện
Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam). Đây là tuyến huyết mạch nối Dung Quất với vùng
đông bắc Campuchia và Lào.
3.1.3. Hiện trạng môi trường ở tỉnh Quảng Ngãi
a. Môi trường từ 1975 đến 2005
Sau giải phóng 1975, các vùng đất cát ven biển Quảng Ngãi được nhân dân
trồng rừng chủ yếu bằng cây phi lao nhằm chắn gió, cát ven biển, cải thiện môi
trường sinh thái. Nhà nước bắt đầu có những dự án đầu tư trồng rừng, phủ xanh
đất trống đồi trọc, môi trường khu vực đầu nguồn các con sông dần được cải thiện
từng bước.
Với truyền thống cần cù trong lao động, yêu nước và tiếp thu nhanh những
tiến bộ kỹ thuật, từ năm 1989 đến năm 2005, nhất là giai đoạn 1995 - 2005, Quảng
Ngãi đã trở thành một trong những tỉnh ven biển miền Trung tự túc được lương
thực, sản lượng mía có lúc đứng hàng đầu cả nước, sản xuất công nghiệp có mức
tăng trưởng khá cao. Hiện trạng môi trường Quảng Ngãi vì thế cũng có sự biến đổi
liên tục, nhanh chóng.
Cùng với quá trình hình thành và phát triển của Khu Kinh tế Dung Quất,
các khu công nghiệp của tỉnh như Tịnh Phong, Quảng Phú được thành lập, các
hoạt động kinh tế nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản, thương mại dịch vụ ở Quảng
Ngãi phát triển mạnh kéo theo sự suy thoái và ô nhiễm môi trường, diễn biến môi
trường trở nên phức tạp, ngày một khó kiểm soát.
Sau đây là hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ngãi tại mỗi tiểu vùng sinh
thái đặc trưng
65
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
b. Hiện trạng môi trường tại tiểu vùng nông thôn
Về hiện trạng chất lượng nước phục vụ sinh hoạt vùng nông thôn Quảng
Ngãi, theo kết quả phân tích nước giếng đóng và giếng đào tại một số hộ dân do
Trung tâm Công nghệ Môi trường thực hiện năm 2002, ở khu vực ven bãi biển,
nước có hàm lượng Chlorrua cao (260mg/l), độ pH thấp (5,65). Nguyên nhân do
các giếng ở tiểu vùng này đào rất cạn và phân bố trên nền bồi tụ. Hơn nữa, vào
mùa hạ thượng nguồn trữ lượng nước ít, nhu cầu sử dụng lại tăng do đó xảy ra
hiện tượng xâm nhập mặn vùng hạ lưu. Nhìn chung, các mẫu nước ngầm chưa có
dấu hiệu bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất công nghiệp. Mặc dù có một vài chỉ
tiêu chưa đạt tiêu chuẩn, nhưng nguồn nước ngầm có khả năng dùng vào mục đích
cấp nước sinh hoạt, sau khi áp dng một số biện pháp xử lý có thể đưa vào sử dụng.
Hiện trạng vệ sinh môi trường nông thôn ở tỉnh Quảng Ngãi còn nhiều hạn
chế. Tình hình cung cấp nước sinh hoạt còn nhiều khó khăn do chất lượng nước
suy giảm và khối lượng nước cấp trên đầu người còn thấp. Tình trạng thiếu nước
sạch tại các vùng nông thôn Quảng Ngãi hiện nay vẫn còn phổ biến. Tính đến
tháng 7.1998, tỉ lệ người dân được sử dụng nước sạch khoảng 58,40%, trong đó
vùng nông thôn là 54,20%. Theo bộ chỉ thị môi trường tỉnh Quảng Ngãi năm
2000, tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch toàn tỉnh là 58,62%, trong đó vùng
nông thôn là 54,31%. Tập quán của nhân dân các tiểu vùng nông thôn là thải trực
tiếp toàn bộ chất thải chăn nuôi ra môi trường, gây ảnh hưởng đến chất lượng
nước mặt, nước ngầm tầng nông và môi trường không khí. Ngoài ra, ô nhiễm bụi,
tiếng ồn, độ rung dọc theo các trục lộ giao thông gia tăng không ngừng theo sự gia
tăng dân số, số lượng xe máy và hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển ở khắp
nơi tại các vùng nông thôn.
Sông rạch ở Quảng Ngãi bị ảnh hưởng do sử dụng các loại phân bón và
thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp. Theo số liệu thống kê năm 2000, lượng
hoá chất sử dụng trong nông nghiệp là 60.100 tấn, tăng hơn 2,05% so với năm
1999. Trong đó, lượng phân bón vô cơ là 59.900 tấn và lượng hoá chất bảo vệ thực
66
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
vật là 200 tấn. Như vậy, bình quân mỗi hécta đất canh tác đã sử dụng 915kg phân
bón vô cơ và 2,1kg hoá chất bảo vệ thực vật.
Tác động do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại tiểu vùng nông thôn tỉnh
Quảng Ngãi đang là vấn đề rất bức xúc của cơ quan quản lý môi trường và người
dân nông thôn. Sự khai thác đất quá mức, độc canh lâu năm đã gây nên hiện tượng
đất bạc màu, giảm độ phì. Việc sử dụng quá nhiều phân vô cơ, đồng thời giảm tỷ
lệ bón phân hữu cơ cũng chính là nguyên nhân làm cho đất bạc màu. Diện tích đất
bạc màu của tỉnh lên đến 40.000ha, chiếm trên 40% diện tích đất nông nghiệp.
c. Hiện trạng môi trường tại tiểu vùng ven biển
Kết quả khảo sát nước biển và vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi năm 2000
cho thấy: độ pH trong nước biển ven bờ tại các điểm khảo sát ở Dung Quất, Cổ
Lũy, Sa Huỳnh dao động từ 7,5 - 8,1. Các giá trị đo được đều đạt tiêu chuẩn cho
phép. Hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) trung bình tại Dung Quất trong mùa khô là
18,9mg/l, mùa mưa là 30,6mg/l, giao mùa là 51,7mg/l. Các giá trị này đạt tiêu
chuẩn chất lượng nước biển ven bờ nhưng không đạt tiêu chuẩn nước cho hoạt
động bãi tắm. Giá trị SS có xu hướng tăng nhanh so với những năm khảo sát trước
đây. Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước biển ven bờ khu vực Mỹ Khê, Cổ Lũy
vào giao mùa và mùa mưa đạt tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng nước khu
vực bãi tắm. Do vậy, khu vực này hoàn toàn có thể sử dụng vào mục đích tắm
biển, du lịch. Riêng khu vực Sa Huỳnh hàm lượng chất rắn lơ lửng trong 2/3 số
mẫu nước biển khảo sát đều thấp dưới mức cho phép của tiêu chuẩn nước biển ven
bờ nhưng không đạt tiêu chuẩn cho nuôi trồng thủy sản và khu vực bãi tắm. Hàm
lượng chất hữu cơ (BOD) đo được trong nước biển ven bờ khu vực Dung Quất và
Cổ Lũy đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép.
Mặc dù trong thời gian gần đây, sản lượng khai thác hải sản ở Quảng Ngãi
có gia tăng, nhưng tình trạng suy thoái của hệ sinh thái biển đã có nhiều biểu hiện
rõ rệt. Cụ thể là nguồn lợi thủy sản bị kiệt quệ và nhiều loại hải sản có giá trị kinh
tế cao đã bị giảm đáng kể, thể hiện qua sản lượng đánh bắt. Nguyên nhân của tình
67
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
trạng này là do nạn phá rừng ngập mặn làm đầm nuôi thủy sản có chiều hướng gia
tăng. Việc khai thác hải sản không hợp lý và ở gần bờ dùng chất nổ đánh bắt đã
làm suy giảm trữ lượng cá của tỉnh.
Về sạt lở và bồi tụ các cửa sông, ven biển sau đợt lũ lụt năm 1999, toàn tỉnh
có 25 điểm sạt lở bờ sông, 2 điểm lở bờ biển, 4 điểm lở cửa biển làm ảnh hưởng
đến hàng trăm hộ dân sống gần khu vực. Đồng thời, lũ lụt làm bồi tụ hàng trăm
hécta đất canh tác gây khó khăn cho sản xuất nông, diêm nghiệp của nhân dân địa
phương.
Về sự cố môi trường, tính đến năm 2005 tại khu vực các cảng biển của
Quảng Ngãi chưa xảy ra sự cố tràn dầu với quy mô lớn, nhưng trong tương lai khi
cảng Dung Quất đi vào hoạt động thì khả năng xảy ra các sự cố môi trường do tràn
dầu là rất lớn, cần đặc biệt quan tâm. Do điều kiện tự nhiên, nên hàng năm Quảng
Ngãi phải chịu nhiều thiên tai như bão, lụt. Năm 1999, cơn bão số 5 đã gây nên
trận lũ lụt lớn, làm thiệt hại trên 392.000 triệu đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tính mạng và tài sản của nhân dân.
d. Hiện trạng môi trường tại tiểu vùng rừng núi và đồi trọc
Rừng tại Quảng Ngãi rất đa dạng về chủng loại và phong phú về loại cây
gỗ, các loại gỗ quý nhưng trữ lượng rừng đang bị giảm dần do hoạt động khai thác
diễn ra một cách quá mức. Do thực vật bậc cao bị cưa, chặt phá nên thực vật bậc
thấp cần bóng râm bị chết theo, mặt đất trở nên khô cằn do thiếu nguồn bổ sung
chất dinh dưỡng, quá trình bốc thoát hơi nước nhanh hơn, do đó cây cối không có
khả năng sinh trưởng và phát triển
Hiện trạng nứt, trượt, xói lở đất là một trong những thiên tai nguy hiểm
nhất ở miền núi Quảng Ngãi. Qua đợt lũ lụt vào tháng 11, 12 năm 1999, trượt lở ở
miền núi Quảng Ngãi càng trở nên trầm trọng và thực sự đe dọa đến tính mạng và
tài sản của nhân dân trong vùng, gây nhiều khó khăn cho việc phát triển kinh tế xã hội ở miền núi, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
68
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
Về hiện trạng chất lượng nước mặt, do tình hình phát triển công nghiệp và nông
nghiệp tại tiểu vùng rừng núi và đồi trọc không cao, nên chất lượng nước mặt tại
tiểu vùng này còn khá tốt đối với các chỉ tiêu hoá lý. Tuy nhiên, hàm lượng vi sinh
trong nước mặt chưa đạt tiêu chuẩn. Đây chính là yếu tố gây nên các bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm ở các tiểu vùng rừng núi. Nguyên nhân chính là do nhận thức
của người dân chưa cao, vệ sinh môi trường không tốt, điều kiện chăm sóc sức
khoẻ, y tế còn yếu kém. Ngoài ra, nguồn nước mặt còn bị ô nhiễm do phân người,
gia súc, xác chết của động vật, do con người thải bừa bãi xuống các con sông,
suối.
Chất lượng nước ngầm tại khu vực miền núi nói chung đạt tiêu chuẩn về
các chỉ tiêu lý hoá, ngoại trừ hàm lượng sắt trong nước còn cao. Nguyên nhân
chính gây ô nhiễm sắt là do cấu trúc địa chất tầng laterit chứa nước. Các chỉ tiêu vi
sinh trong nước ngầm tại khu vực miền núi chưa đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế quy
định.
Nhìn chung, tại khu vực các tiểu vùng miền núi đồi trọc, thành phần dân cư
chính là đồng bào dân tộc thiểu số. Do một số phong tục tập quán của địa phương
còn lạc hậu nên môi trường sống của người dân tại đây đã bị ô nhiễm do hoạt động
chăn nuôi gia súc, gia cầm gần nơi sinh hoạt. Lượng chất thải từ hoạt động này
không được quản lý đã tạo điều kiện cho các mầm mống bệnh tật phát sinh và lan
truyền.
3.2. Hiện trạng & qui hoạch ngành nông nghiệp huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng
Ngãi
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2005 có 21.730ha. Trừ phần
ruộng đất nằm dọc hai bên sông Trà Bồng, phần lớn đất đai trong huyện Bình Sơn
khô cằn, bạc màu, xưa kia nông dân đa phần làm lúa gieo mỗi năm một vụ và
trồng các loại cây màu chịu hạn. Người dân Bình Sơn tập trung vào thủy lợi, chủ
yếu là đào ao, vét giếng, dùng cần vọt, gàu giai, gàu sòng, guồng đạp nước để lấy
nước tưới cho hoa màu cây trái. Thời kháng chiến chống Pháp, nhân dân đắp đập
69
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
Đá Giăng, đập Gia Hội để dẫn nước sông suối vào ruộng. Từ những năm 60, 70
thế kỷ XX, nhân dân dùng máy bơm chạy bằng dầu mazut, bằng xăng, nay phổ
biến dùng bơm điện, để đưa nước vào đồng ruộng. Từ năm 1993, hệ thống kênh
mương thủy lợi Thạch Nham đã vươn dài, đưa nước sông Trà Khúc đến đồng
ruộng Bình Sơn, biến hàng ngàn hécta ruộng gieo một vụ thành ruộng cấy hai vụ.
Ngày nay, nhiều địa phương đã dùng phương tiện cơ giới trong làm đất, gặt, đập
lúa.
Cây lương thực ở Bình Sơn, trước kia đa phần là lúa gieo, ngô, sắn, khoai,
chủ yếu là lúa. Cây thực phẩm có các loại đậu. Sau ngày giải phóng, Bình Sơn
trồng khá nhiều dưa hấu. Dưa hấu Bình Sơn đã xuất đi cả nước và sang cả Trung
Quốc. Cây công nghiệp truyền thống có cây mía, dâu tằm, lạc, vừng, vài chục năm
gần đây thêm cây chè, cây bạch đàn, cây điều, cây bông, cây cao su cho thu hoạch
khá. Diện tích gieo trồng cây lương thực ở huyện Bình Sơn năm 2005 là 11.270ha,
sản lượng lương thực 51.993 tấn, bình quân lương thực đầu người cùng năm trong
toàn huyện là 289kg, thuộc hạng thấp nhất trong các huyện đồng bằng tỉnh Quảng
Ngãi. Tuy nhiên, xét trong địa hạt huyện thì có xã vượt rất cao như xã Bình Thanh
Đông bình quân lương thực đầu người lên đến 772kg, xã Bình Chương 581kg, xã
Bình Thới 556kg, xã Bình Tân 516kg, xã Bình Khương 501kg; ngược lại, các xã
ven biển chuyên nghề cá hay trồng các loại cây khác thường có bình quân lương
thực rất thấp (dưới 100kg) như Bình Đông (63kg), Bình Thạnh (39kg), Bình Hải
(46kg) và thị trấn Châu Ổ chuyên buôn bán (33kg), do vậy có sự chênh lệnh cao
giữa các xã về bình quân lương thực đầu người. Trong thành phần lương thực có
hạt thì ngô chiếm khoảng 1/10 về diện tích và sản lượng (1.375ha, 5.129 tấn).
Trong số cây công nghiệp ở Bình Sơn thì đáng kể nhất là cây mía, cây sắn.
Năm 2004, mía có diện tích 874ha, sản lượng 43.294 tấn. Mía trồng nhiều nhất ở
các xã Bình Mỹ, Bình Tân, Bình Khương. Sắn năm 2005 có 1.990ha, sản lượng
36.417 tấn, được trồng nhiều nhất ở các xã Bình Minh, Bình Khương, Bình An,
Bình Trung. Đậu phụng cũng là cây trồng đáng kể với diện tích 1.195ha, sản
70
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
lượng 2.120 tấn, nhiều nhất ở các xã Bình Trung, Bình Hòa, Bình Minh, Bình
Thạnh.
3.3. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học trong canh
tác cây lúa ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
3.3.1. Tình hình sử dụng phân bón
Bên cạnh việc đầu tư cải thiện giống để tăng năng suất, người nông dân còn
gia tăng việc cung cấp dưỡng chất cho cây. Trong đó, phải kể đến là sử dụng phân
bón để bổ sung thêm dưỡng chất cho cây trồng. ảnh hưởng của chúng được biết
đến như là một loại chất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng nói chung và cho
cây lúa nói riêng. Thiếu phân bón cây không thể sinh trưởng tốt và cho năng suất
cao được. Ngoài ra phân bón có vai trò quan trọng trong thâm canh tăng năng suất
cây trồng, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu cho đất.
Theo điều tra tại điểm này, thì ở huyện Bình Sơn- tỉnh Quảng Ngãi đang sử
dụng 2 nhóm phân bón chính cho cây lúa: phân hữu cơ (chuồng) và phân vô cơ.
Dưới đây là kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón cho 80 hộ nông dân.
Trong đó, phân hóa học được sử dụng chủ yếu, phân chuồng và các loại khác như
tro dừa chỉ được dùng để bón lót, hỗ trợ thêm.
Bảng 3.1 Thống kê tỉ lệ % nông hộ có sử dụng phân bón
STT
Tên phân bón
Tỷ lệ % nông hộ có sử
dụng
Phân hữu cơ
1
Phân chuồng
2
Tro dừa
Phân vô cơ (hóa học)
Sử dụng riêng.
3
Kali
4
Lân
5
Urê
6
NPK 20-20-15
7
NPK 16-6-8
8
NPK (đầu trâu)
Sử dụng kết hợp
71
30/80 = 37.5%
25/80 = 31.25%
3/80 = 3.75%
5/80 = 6.25%
6/80 = 7.5%
12/80 = 15%
8/80 = 10%
7/80 = 8.75%
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
9
10
11
12
Lân và NPK (đầu trâu)
Lân và Urê
Urê và NPK (đầu trâu)
Urê và NPK 20-20-15
9/80 = 11.25%
10/80 = 12.5%
8/80 = 10%
12/80 = 15%
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ nông hộ sử dụng các loại phân vô cơ
Theo như biểu đồ phía trên (Biểu đồ 3.1) số nông hộ sử dụng riêng các loại
phân Kali, Urê, Lân chiếm tỉ lệ thấp, dưới 30% so với các nông hộ sử dụng phân
N-P-K và kết hợp N-P-K với các loại phân khác, chiếm hơn 2/3 số nông hộ
Bảng 3.2 Thống kê % nông hộ theo số lần bón phân trong 1 vụ
Số lần bón
Loại phân bón
Urê
Lân
Kali
NPK và Kết hợp
Bón
1 Bón
2 Bón
lần/vụ
lần/vụ
lần/vụ
16.7%
20%
33.3%
20%
33.3%
12.12%
50%
60%
66.7%
80.30%
7.58%
72
3
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
Bảng 3.3 Thống kê % nông hộ sử dụng số lượng phân bón trong 1 vụ
Tên phân
Hữu cơ
Vô cơ
Số lượng phân bón/vụ
(Kg/ha)
0-25
>25
< 100
100-200
200-300
300-400
400-500
>500
% nông hộ bón phân
0%
81.25%
8.75%
25.00%
8.75%
22.50%
15.00%
20.00%
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ nông hộ tính theo số lượng phân bón trong 1 vụ
73