1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Công nghệ - Môi trường >

d. Hiện trạng môi trường tại tiểu vùng rừng núi và đồi trọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 104 trang )


Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình



Về hiện trạng chất lượng nước mặt, do tình hình phát triển công nghiệp và nông

nghiệp tại tiểu vùng rừng núi và đồi trọc không cao, nên chất lượng nước mặt tại

tiểu vùng này còn khá tốt đối với các chỉ tiêu hoá lý. Tuy nhiên, hàm lượng vi sinh

trong nước mặt chưa đạt tiêu chuẩn. Đây chính là yếu tố gây nên các bệnh truyền

nhiễm nguy hiểm ở các tiểu vùng rừng núi. Nguyên nhân chính là do nhận thức

của người dân chưa cao, vệ sinh môi trường không tốt, điều kiện chăm sóc sức

khoẻ, y tế còn yếu kém. Ngoài ra, nguồn nước mặt còn bị ô nhiễm do phân người,

gia súc, xác chết của động vật, do con người thải bừa bãi xuống các con sông,

suối.

Chất lượng nước ngầm tại khu vực miền núi nói chung đạt tiêu chuẩn về

các chỉ tiêu lý hoá, ngoại trừ hàm lượng sắt trong nước còn cao. Nguyên nhân

chính gây ô nhiễm sắt là do cấu trúc địa chất tầng laterit chứa nước. Các chỉ tiêu vi

sinh trong nước ngầm tại khu vực miền núi chưa đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế quy

định.

Nhìn chung, tại khu vực các tiểu vùng miền núi đồi trọc, thành phần dân cư

chính là đồng bào dân tộc thiểu số. Do một số phong tục tập quán của địa phương

còn lạc hậu nên môi trường sống của người dân tại đây đã bị ô nhiễm do hoạt động

chăn nuôi gia súc, gia cầm gần nơi sinh hoạt. Lượng chất thải từ hoạt động này

không được quản lý đã tạo điều kiện cho các mầm mống bệnh tật phát sinh và lan

truyền.

3.2. Hiện trạng & qui hoạch ngành nông nghiệp huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng

Ngãi

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2005 có 21.730ha. Trừ phần

ruộng đất nằm dọc hai bên sông Trà Bồng, phần lớn đất đai trong huyện Bình Sơn

khô cằn, bạc màu, xưa kia nông dân đa phần làm lúa gieo mỗi năm một vụ và

trồng các loại cây màu chịu hạn. Người dân Bình Sơn tập trung vào thủy lợi, chủ

yếu là đào ao, vét giếng, dùng cần vọt, gàu giai, gàu sòng, guồng đạp nước để lấy

nước tưới cho hoa màu cây trái. Thời kháng chiến chống Pháp, nhân dân đắp đập

69



Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình



Đá Giăng, đập Gia Hội để dẫn nước sông suối vào ruộng. Từ những năm 60, 70

thế kỷ XX, nhân dân dùng máy bơm chạy bằng dầu mazut, bằng xăng, nay phổ

biến dùng bơm điện, để đưa nước vào đồng ruộng. Từ năm 1993, hệ thống kênh

mương thủy lợi Thạch Nham đã vươn dài, đưa nước sông Trà Khúc đến đồng

ruộng Bình Sơn, biến hàng ngàn hécta ruộng gieo một vụ thành ruộng cấy hai vụ.

Ngày nay, nhiều địa phương đã dùng phương tiện cơ giới trong làm đất, gặt, đập

lúa.

Cây lương thực ở Bình Sơn, trước kia đa phần là lúa gieo, ngô, sắn, khoai,

chủ yếu là lúa. Cây thực phẩm có các loại đậu. Sau ngày giải phóng, Bình Sơn

trồng khá nhiều dưa hấu. Dưa hấu Bình Sơn đã xuất đi cả nước và sang cả Trung

Quốc. Cây công nghiệp truyền thống có cây mía, dâu tằm, lạc, vừng, vài chục năm

gần đây thêm cây chè, cây bạch đàn, cây điều, cây bông, cây cao su cho thu hoạch

khá. Diện tích gieo trồng cây lương thực ở huyện Bình Sơn năm 2005 là 11.270ha,

sản lượng lương thực 51.993 tấn, bình quân lương thực đầu người cùng năm trong

toàn huyện là 289kg, thuộc hạng thấp nhất trong các huyện đồng bằng tỉnh Quảng

Ngãi. Tuy nhiên, xét trong địa hạt huyện thì có xã vượt rất cao như xã Bình Thanh

Đông bình quân lương thực đầu người lên đến 772kg, xã Bình Chương 581kg, xã

Bình Thới 556kg, xã Bình Tân 516kg, xã Bình Khương 501kg; ngược lại, các xã

ven biển chuyên nghề cá hay trồng các loại cây khác thường có bình quân lương

thực rất thấp (dưới 100kg) như Bình Đông (63kg), Bình Thạnh (39kg), Bình Hải

(46kg) và thị trấn Châu Ổ chuyên buôn bán (33kg), do vậy có sự chênh lệnh cao

giữa các xã về bình quân lương thực đầu người. Trong thành phần lương thực có

hạt thì ngô chiếm khoảng 1/10 về diện tích và sản lượng (1.375ha, 5.129 tấn).

Trong số cây công nghiệp ở Bình Sơn thì đáng kể nhất là cây mía, cây sắn.

Năm 2004, mía có diện tích 874ha, sản lượng 43.294 tấn. Mía trồng nhiều nhất ở

các xã Bình Mỹ, Bình Tân, Bình Khương. Sắn năm 2005 có 1.990ha, sản lượng

36.417 tấn, được trồng nhiều nhất ở các xã Bình Minh, Bình Khương, Bình An,

Bình Trung. Đậu phụng cũng là cây trồng đáng kể với diện tích 1.195ha, sản



70



Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình



lượng 2.120 tấn, nhiều nhất ở các xã Bình Trung, Bình Hòa, Bình Minh, Bình

Thạnh.

3.3. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học trong canh

tác cây lúa ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

3.3.1. Tình hình sử dụng phân bón

Bên cạnh việc đầu tư cải thiện giống để tăng năng suất, người nông dân còn

gia tăng việc cung cấp dưỡng chất cho cây. Trong đó, phải kể đến là sử dụng phân

bón để bổ sung thêm dưỡng chất cho cây trồng. ảnh hưởng của chúng được biết

đến như là một loại chất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng nói chung và cho

cây lúa nói riêng. Thiếu phân bón cây không thể sinh trưởng tốt và cho năng suất

cao được. Ngoài ra phân bón có vai trò quan trọng trong thâm canh tăng năng suất

cây trồng, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu cho đất.

Theo điều tra tại điểm này, thì ở huyện Bình Sơn- tỉnh Quảng Ngãi đang sử

dụng 2 nhóm phân bón chính cho cây lúa: phân hữu cơ (chuồng) và phân vô cơ.

Dưới đây là kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón cho 80 hộ nông dân.

Trong đó, phân hóa học được sử dụng chủ yếu, phân chuồng và các loại khác như

tro dừa chỉ được dùng để bón lót, hỗ trợ thêm.

Bảng 3.1 Thống kê tỉ lệ % nông hộ có sử dụng phân bón

STT



Tên phân bón



Tỷ lệ % nông hộ có sử

dụng



Phân hữu cơ

1

Phân chuồng

2

Tro dừa

Phân vô cơ (hóa học)

Sử dụng riêng.

3

Kali

4

Lân

5

Urê

6

NPK 20-20-15

7

NPK 16-6-8

8

NPK (đầu trâu)

Sử dụng kết hợp

71



30/80 = 37.5%

25/80 = 31.25%

3/80 = 3.75%

5/80 = 6.25%

6/80 = 7.5%

12/80 = 15%

8/80 = 10%

7/80 = 8.75%



Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình



9

10

11

12



Lân và NPK (đầu trâu)

Lân và Urê

Urê và NPK (đầu trâu)

Urê và NPK 20-20-15



9/80 = 11.25%

10/80 = 12.5%

8/80 = 10%

12/80 = 15%



Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ nông hộ sử dụng các loại phân vô cơ



Theo như biểu đồ phía trên (Biểu đồ 3.1) số nông hộ sử dụng riêng các loại

phân Kali, Urê, Lân chiếm tỉ lệ thấp, dưới 30% so với các nông hộ sử dụng phân

N-P-K và kết hợp N-P-K với các loại phân khác, chiếm hơn 2/3 số nông hộ

Bảng 3.2 Thống kê % nông hộ theo số lần bón phân trong 1 vụ

Số lần bón

Loại phân bón

Urê

Lân

Kali

NPK và Kết hợp



Bón



1 Bón



2 Bón



lần/vụ



lần/vụ



lần/vụ



16.7%

20%



33.3%

20%

33.3%

12.12%



50%

60%

66.7%

80.30%



7.58%



72



3



Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình



Bảng 3.3 Thống kê % nông hộ sử dụng số lượng phân bón trong 1 vụ

Tên phân

Hữu cơ



Vô cơ



Số lượng phân bón/vụ

(Kg/ha)

0-25

>25

< 100

100-200

200-300

300-400

400-500

>500



% nông hộ bón phân

0%

81.25%

8.75%

25.00%

8.75%

22.50%

15.00%

20.00%



Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ nông hộ tính theo số lượng phân bón trong 1 vụ



73



Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình



3.3.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

a. Tình hình sâu bệnh:

Qua điều tra nông hộ, có thể nhận thấy tình hình sâu bệnh rất phức tạp và

gây ảnh hưởng đến năng suất của nông sản, đặc biệt là sản lượng lúa huyện Bình

Sơn (bảng 3.2). Các yếu tố này gồm có do thiên tai và do sinh vật gây hại. Bên

cạnh các ảnh hưởng do thiên tai (bão, lũ, lụt, hạn hán), cây lúa còn bị rất nhiều loại

sinh vật khác gây hại như : côn trùng, sâu bệnh, cỏ dại, các loài gậm nhắm (ví dụ

chuột). Có thể tóm tắt theo sơ đồ 1: các yếu tố gây hại cho ruộng lúa như sau:

Các yếu tố khác

Côn trùng



Bệnh hại



Ruộng lúa



Cỏ dại



Loài gậm nhấm



Hình 3.1 Các yếu tố gây hại cho ruộng lúa

Về tình hình sâu hại: qua kết quả điều tra trực tiếp tại các hộ nông dân trồng

lúa, đa số các hộ trồng đều bị nhiễm sâu bệnh khá nặng, cụ thể là rầy nâu

(Snaphalocrosis medinalis) chiếm tỷ lệ 75.00%. Còn lại các loại sâu khác chiếm tỷ

lệ từ 16.25% đến 22.50% (sâu cuốn lá nhỏ và các loại khác) (Bảng 3.4)

Về tình hình bệnh hại: tương tự như tình hình sâu hại, bệnh hại cũng góp

phần gây ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của nông sản. Cụ thể chiếm tỷ lệ

nhiều nhất là bệnh Cháy lá (do nấm Pyricularia oryzae) chiếm 66.25% , kế đến là

bệnh khô vằn (đốm vằn) (Rhizotonta solani) 53.75% và đến bệnh bạc lá (do vi

khuẩn Xanthomonas oryzae) chiếm 26.25% (Bảng 3.4). Như đã trình bày phía



74



Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình



trên, tình hình sâu bệnh tương đối phổ biến đã dẫn đến việc nông dân phải dùng

một lượng thuốc BVTV để tiêu diệt các loài gây hại trên. (Bảng 3.4)

Ngoài ra có một số loại cỏ dại cũng là một trong những nguyên nhân làm

giảm năng suất của lúa do cạnh tranh về chất dinh dưỡng .

Bảng 3.4: Tỷ lệ phần trăm số nông hộ có ruộng lúa bị nhiễm các loại sâu, bệnh tại

huyện Bình Sơn vào tháng 2/2012.

% nhiễm

Sâu hại

- Sâu cuốn lá nhỏ (Snaphalocrosis medinais)



16.25%



- Rầy nâu (Nilaparvatalugens)



75.00%



- Một số loại khác



22.50%



Bệnh hại

-Cháy lá (do nấm Pyricularia oryzae)



66.25%



-Khô vằn (đốm vằn) (Rhizotonta solani)



53.75%



-Bạc lá và bệnh khác (do vi khuẩn Xanthomonas oryzae)



26.25%



75



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

×