1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Công nghệ - Môi trường >

b. Đánh giá sự biến động của thuốc BVTV trong đất trồng lúa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 104 trang )


Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình



CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ



4.1. Kết luận

Sử dụng phân bón, nhất là phân hóa học và thuốc BVTV là một trong các

phát minh lớn của loài người ở thế kỉ XX. Đây là những thành tự to lớn của cách

mạng khoa học kĩ thuật. Chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp của việc sủ

dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong việc tăng năng suất cây trồng ở

thế kỷ này.

Qua kết quả khảo sát và nghiên cứu tình hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV ở

những vùng canh tác trên địa bàn Huyện Bình Sơn – Tỉnh Quảng Ngãi cho thấy,

một bộ phận nông dân đã có ý thức trong việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV.

Song do tập quán canh tác, nông dân vẫn còn dung khá phổ biến những loại thuốc

có khuyến cáo hạn chế sử dụng như: Methamidophos, Methyl Parathion …; chưa

quan tâm đến những thuốc an toàn cho môi trường (có nguồn gốc vi sinh …).

Người dân thường dựa vào cảm tính dể lựa chọn thuốc BVTV và các loại

phân bón từ lá cây, từ rác ủ, từ phân chuồng … để bón cho cây trồng. Tuy mức dư

lượng thuốc trừ sâu, dư lượng phân bón, kim loại nặng để lại trong đất canh tác

thấp hơn nhiều lần so với giới hạn tiêu chuẩn cho phép, song sự hiện diện của

chúng trong đất, nước, nông sản chứng tỏ có sự tích lũy chất độc. Do vậy cần quan

tâm hơn trong việc sử dụng hợp lí phân bón và thuốc BVTV đối với sản phẩm

nông nghiệp, nhằm hạn chế những hậu quả không tốt do hóa chất nông nghiệp gây

ra cho môi trường và sức khỏe con người.

4.1.1 Kết luận tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông dân trồng lúa

*Những ưu điểm và tiến bộ:

- Kết quả điều tra thực tế tập quán sử dụng thuốc BVTV của nông dân địa

phương trong phạm vi nghiên cứu này cho thấy, một bộ phận nông dân đã có ý

thức sử dụng thuốc BVTV theo hướng dẫn.



97



Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình



- Trong số các loại thuốc BVTV thì người nông dân sử dụng phổ bineens

nhất là thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ và ít dùng thuốc trừ bệnh.

- Nông dân không còn dùng những hợp chất Chlor như DDT, 666 v.v…

Đây là một tín hiệu đáng mừng và khả quan cho những người làm công tác bảo vệ

môi trường và quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

*Những nhược điểm và tồn tại:

- Về chủng loại thuốc:

+ Nông dân vẫn dùng khá phổ biến những thuốc hạn chế hoặc cấm sử dụng

như Methemidophos, Methyl Parathion v,v … và một số các loại thuốc trừ sâu có

nguồn gốc nhập lậu không rõ ràng.

+ Nông dân chưa quan tâm đến những thuốc an toàn đối với môi trường

(thuốc có nguồn gốc vi sinh …)

+ Thường dựa vào cảm tính,kinh nghiệm để chọn thuốc (nông dân thường

dùng thuốc bền mùi) mà không có hiểu biết về cơ sở khoa học và không có khái

niệm về tiêu chuẩn của thuốc BVTV trong thời đại hiện nay là tính an toàn và hiệu

quả.

+ Chưa nhận biết được tầm quan trọng của quy phạm sử dụng thuốc BVTV

và luân phiên thuốc.

* Về liều lượng:

- Hầu hết nông dân chỉ chú trọng đến cách tính toán nồng độ theo ml/bình

mà không hiểu được rằng liều lượng phải được tính bằng ml hoặc Kg (lượng)

chees phẩm trên một đơn vị diện tích. Chưa phân biệt được 2 yếu tố khi sử dụng

thuốc BVTV là nồng độ và liều lượng.

- Còn tồn tại trong một bộ phận nông dân quan điểm sai lầm là liều lượng

thuốc được điều chỉnh theo mật độ dịch hại trên đồng ruộng.

- Nông dân dùng nhiều loại hỗn hợp theo cảm tính, trong đó thường chỉ chú

trọng đến tính hiệu quả mà chưa quan tâm đúng mức đến tính an toàn đối với con

người và môi trường.

* Nhận thức:

98



Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình



- Bao bì, chai lọ chưa thuốc BVTV sau khi sử dụng xong nông đân thường

vứt bừa bãi trên đất trồng, hoặc gom lại bán ve chai. Đa số các hộ nông dân không

có nơi riêng để lưu giữ thuốc BVTV. Đặc biệt là các hộ nông dân vùng trồng rau

chuyên canh, họ thường vứt bao bì, chai lọ chứa thuốc BVTV gần nguồn nước

tưới và rửa rau sau khi thu hoạch.

- Một số nông dân đã được trang bị những kiến thức sơ bộ về thiên địch,

song hầu như không có nông dân nào có khái niệm về mối quan hệ chặt chẽ trong

hệ sinh thái nông nghiệp, về vai trò của những quần thể sinh vật sống trong đất và

trong nước. Họ không hiểu được ảnh hưởng của thuốc BVTV đến những sinh vật

này, và hoàn toàn không hiểu được rằng độ màu mỡ của đất đai phụ thuộc rất

nhiều vào sự tồn tại và phát triển của quần thể sinh vật sống trong đất.

* Kết luận:

Trong canh tác cây lúa, kết quả điều tra về thuốc BVTV cho thấy, các nông

hộ sử dụng nhiều loại thuốc BVTV khác nhau bao gồm: 13 loại thuốc trừ sâu, 3

loại thuốc trừ bệnh và 6 loại thuốc trừ cỏ. Mỗi loại thuốc các nông hộ có liều

lượng pha khác nhau, liều lượng phan và cả thời gian cách ly giữa 2 lần phun cũng

khác nhau.

Dư lượng thuốc BVTV trong đất, nước canh tác lúa tại một vài điểm lấy

mẫu thấp hơn nhiều so với TCVN như: dư lượng thuốc Aldrin (thuộc nhóm Chlor

hữu cơ) cao nhất trong các chỉ tiêu phân tích dư lượng thuốc BVTV trong đất là

466.35 x 10-6 (mg/kg); dư lượng của thuốc Dimethoate (thuộc nhóm Phospho hữu

cơ) không phát hiện ở cả hai tầng đất.

4.1.2 Kết luận tình hình sử dụng phân bón của nông dân trồng lúa

Qua kết quả thống kê cho thấy:

- Nông dân địa phương đa phần là sử dụng phân vô cơ, rất ít sử dụng phân

hữu cơ. Một bộ phận nông dân sử dụng phân bón lá và kích thích tăng trưởng cho

cây trồng, riêng một số vùng thì hầu như các hộ nông dân đều sử dụng phân



99



Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình



chuồng. Họ ủ phân ngay tại đất trồng gây mất vệ sinh và gây ô nhiễm nguồn nước

ngầm.

- Các hộ nông dân trồng lúa, ngoài việc sử dụng phân hóa học (kali, lân,

NPK, Urê) còn sử dụng phân hữu cơ (tro dừa, phân chuồng). Các nông hộ sử dụng

riêng từng loại phân hoặc kết hợp các loại phân với nhau để bón.

- Các hộ nông dân chỉ quan tâm đến việc tăng năng suất cây trồng ít chú

trọng đến việc cải tạo đất và bổ sung nguồn dinh dưỡng cho đất

4.2. Kiến nghị

4.2.1 Đẩy mạnh công tác quản lý thuốc BVTV và phân bón

Đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý thuốc BVTV và phân bón đối với hệ

thống đại lý, của hàng. Nghiêm cấm việc bán thuốc không có trong danh mục,

thuốc cấm, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ,… và những loại phân bón không

có trong danh mục, phân kém chất lượng, phân giả…v…v… Việc buôn bán thuốc

BVTV phải do nhà nước quản lý tránh để tư nhân làm tự do buôn bán thuốc

BVTV chung với các mặt hàng nhu yếu phẩm. Xử phạt nặng những trường hợp

không chấp hành đúng theo quy định của cơ quan quản lý.

Nghiêm cấm sử dụng các loại thuốc lậu, thuốc cấm sử dụng – Địa phương

cần chú ý nguồn hàng từ phía biên giới Campuchia.

Khuyến khích và đấy mạnh việc sử dụng những loại thuốc BVTV va phân bón

giúp tăng năng suất cho cây trồng và an toàn cho môi trường. Các loại thuốc

BVTV và phân hữu cơ cho phép sử dụng.

Biên soạn tài liệu quảng bá và hướng dẫn việc sử dụng thuốc BVTV và bón

phân cân đối hợp lý, có hiệu quả đối với từng loại cây trồng, nhất là an toàn đối

với môi trường (đất, nước, không khí …)

4.2.2 Đẩy mạnh công tác huấn luyện nông dân

Trung tâm khuyến nông Tỉnh, Chi cục BVTV, Trạm BVTV Huyện và các

Sở, Ban, Ngành có liên quan thường xuyên mở các lớp tập huấn cho nông dân về

100



Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình



tác hại của việc sử dụng thuốc BVTV và phân bón đối với môi trường và sức khỏe

của con người cũng như đối với cây trồng. Đồng thời hướng dẫn cách sử dụng

thuốc BVTV và bón phân một cách cân đối hợp lí để tăng năng suất, chất lượng

sản phẩm của cây trồng, tránh gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn nước và bảo

vệ sức khỏe cho con người.

Biện pháp BVTV theo quy trình IPM (Intergrated Pest Management) có ưu

điểm là tiết kiệm được chi phí đầu tư BVTV, hiệu quả dùng BVTV cao, ít tốn

công lao động và chắc chắn là bảo vệ được môi trường tốt hơn. Vì vậy kiến nghị

các cơ quan chứ năng trong ngành bỏa vệ thực vật tạo điều kiện tối đa cho việc

khuyến khích nông dân canh tác theo quy trình IPM.

Trong IPM đi sâu hơn nữa huân luyện về sử dụng an toàn thuốc BVTV đối

với môi trường. Nâng cao hiểu biết của nông dân đối với hệ sinh vật có ích sống

trong đất và nước, vai trò của chúng đối với độ màu của đất nói riêng và đối với hệ

sinh thái nói chung, và tác động của thuốc BVTV dùng ở liều cao, cường độ lớn,

hỗn hợp sai .. đến hệ sinh vật này.

Tập trung nghiên cứu các loại thuốc có nguồn gốc thiên nhiên thảo dược.

Khuyến khích trồng rau sạch theo mô hình có sẵn và nhà nước cũng như chính

quyền địa phương phải có trách nhiệm trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Ngày nay, những đòi hỏi về nông nghiệp sạch cũng như về bảo vệ môi

trường ngày càng tăng. Phân bón và thuốc BVTV cũng phải đáp ứng các yêu cầu

của nông nghiệp sạch và bảo vệ môi trường. Việc sử dụng hóa chất nông nghiệp

một cách thông minh với quan điểm nông nghiệp sạch và nông nghiệp bền vững

chắc chắn sẽ đóng góp lớn trong việc tăng năng suất cây trồng mà vẫn đẩm bảo

được các yêu cầu về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và an toàn cho sức

khỏe congười.



101



Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình



4.3. Hạn chế của đề tài

- Đề tài chỉ nghiên cứu trong khuôn khổ điều tra dư lượng của hai loại

thuốc BVTV nhóm Chlor và Phospho hữu cơ – là loại thuốc BVTV nhiều độc tính

đã bị cấm từ lâu, để thấy nó vẫn tồn lưu trong nông sản, trong môi trường và ảnh

hưởng đến sức khỏe con người.

- Số lượng mẫu phiếu điều tra cho các hộ trồng lúa chưa đủ nhiều (80

phiếu) nên kết quả thống kê chưa thể đưa ra cái nhìn thật sự chuẩn xác về thực

trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học ở địa phương.

- Cần được tập trung nghiên cứu tiếp ảnh hưởng của dư lượng, của các loại

phân bón hóa học và thuốc BVTV trong danh mục cho phép để tìm hiểu tác động

của nó.



102



Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình



TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bùi Cách Tuyến: Đề tài:Giám Sát Dư Lượng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật và Các Chất

Tạm Nhiễm Khác Tại Tp.Hồ Chí Minh “HT”.Trường Dại Học Kinh Tế Tp.Hồ Chí

Minh,11/2000

[2].Bùi Cách Tuyến,Nguyễn Ngọc Viễn: Thuốc Bảo Vệ Thực vật.NXB: Trường Đại Học

Nông Lâm,1996.

[3].Bùi Huy Đáp. Lúa Việt Nam .NXB.Nông Nghiệp,1999.

[4].Bùi Huy Đáp. Một Số Vấn Đề Về Cây Lúa.NXB. Nông Nghiệp Hà Nội,1999

[5]. Chuyên Đề Bảo Vệ Thực Vật.NXB.Nông Nghiệp,1997

[6].Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.Bộ NN và PTNT

(Ban kèm theo quyết định số29/1999/QĐ-BNN-BVTV ngày 4 tháng 2 năm1999 của Bộ

Trưởng Bộ NN và PTNT.

[7]. Giáo trình cây Lúa,NXB.NN.

[8]. Giáo trình thực tập phân tích đất nước .Khoa Địa lý,bộ môn môi trường –Trường Đại

Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn.

[9].Hoàng Anh Cung .Hiện Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Hóa Học Bảo Vệ Thực

Vật Trên Lúa Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long(1992-1995).

[10].Hoàng Tự Lập.Nghiên Cứu Về Đất Ỏ Các Vùng Chuyên Canh và Một Số Biện Pháp

Phân Bón Nhằm Nân Cao Năng Suất ,Chất Lượng Thuốc Lá Vàng ở Miền Bắc Việt

Nam.Luận Án Phó Tiếng Sĩ khoa học Nông Nghiệp,Hà Nội,1996

[11].Jhon A.Lott,Paul.Wolf:Clinical Enzymologgy,A case- Oriented Approach.

Copyright

[12]. Lê Huy Bá và cộng sự.Nghiên Cứu Ô Nhiễm Đất,Nước Và Ảnh Hưởng Đến Sức

Khỏe Của Người Nông Dân Do Sử Dụng Thuốc Trừ Sâu,Phân Bón Hóa Học Trong Sản

Xuất Nông Nghiệp Trên Một Số Cây Trồng Chính Ở Tây Ninh-Trường Đại Học Dân Lập

Công Nghệ -Kỹ Thuật Tp.Hồ Chí Minh.

[13]. Lê Huy Bá: Độc Học Môi Trường .NXB: Đại Học Quốc GiaTP.Hồ Chí Minh-2000.

[14].Lê Văn Khoa và CTV:Nông Nghiệp Và Môi Trường .NXB.Giáo Dục,1999.

[15] .Luật Bảo Vệ Moi Trường (tập 3).NXB:Chính Trị Quốc Gia,1999.

[16].Lúa Thuốc Trừ Sâu-Bệnh-Cỏ Dai.Công Ty Thuốc Trừ Sâu Sài Gòn,1999.



103



Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình



[17].Nguyễn Hữu Dũng,Trần Thị Thanh Dung.Những Ảnh Hưởng Về Kinh Tế Và Sức

Khỏe Nông Dân Do Sử Dụng Nông Dược Trong Sản Xuất Lúa Tại Đồng Bằng Sông Cửu

Long.Hội Thao (HT) “Chính Sách kiểm soát ô nhiễm do phân bón và nông dước sử dụng

trong hệ thống thâm canh sản xuất dựa trên nền lúa đồng bằng song Cửu Long.Trường

Đại Học Kinh Tế Thành Phố.Hồ Chí Minh,11/2000.

[18].Nguyễn Quốc Tuấn .Nghiên Cứu Phân Tích,Làm Giàu và Xác Định Lượng Vết Một

Số Hóa Chất Bảo Vệ Thực Vật Tồn Dư Trong Môi Trường Đất và Nước.Luận án phó

tiến sĩ khoa học.Hà Nội,1994.

[19].Tác giả Shouichi Yoshida,(Dịch Trần Minh Thành).Cơ Sở Khoa Học Của Cây

Lúa .NXB.Trường Đại Học Cần Thơ,1981.

[20].Thuốc Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Trồng .Trung tâm thông tin KHKT hóa chất Hà Nội.

[21].Vũ Triệu Mân ,Lê Lương Tề .Giáo Trình Bệnh Cây Nông Nghiệp.NXB.Nông

nghiệp,1998.

[22].Who Pesticide residues in food 1997. Core Assessment Group on Péticide

Réidues.Meeting Rome,1998.

[23]. Tài Liệu Tập Huấn Sử Dụng-An Toàn Và Bảo Quản Thuốc Bảo Vệ Thực Vật,Sở

nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long.

[24]www.quangngai.gov.vn/userfiles/file/dudiachiquangngai/PHANIV/CHUONG_XXX/

PIV-CXXX.htm

[25]www.quangngai.gov.vn/userfiles/file/dudiachiquangngai/PHANV/HuyenBinhSon.ht

m



104



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

×