và thuế xuất nhập khẩu, thông qua chương trình này, nâng cao chất lượng công tác quản lý và kiểm soát các khoản thu chi Ngân sách nhà nước, trước mắt phối hợp
theo dõi, đối chiếu và thống nhất các nguồn số liệu, đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành Ngân sách nhà nước.
3.3.4 Hiện đại hoá công nghệ thanh toán của nền kinh tế
Sự phát triển công nghệ thanh toán của nền kinh tế, trong đó có công nghệ thanh toán của hệ thống Ngân hàng và Kho Bạc Nhà Nước có tác động trực tiếp
đến hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của nền kinh tế nói chung và công tác điều hành Ngân sách nhà nước nói riêng. Tồn tại lớn nhất hiện nay là khối lượng tiền
mặt chu chuyển thanh toán còn quá lớn, gây nhiều lãng phí và là mầm móng của tiêu cực. Nhà nước cần kiên quyết chấn chỉnh và ban hành ngay chế độ thanh toán
không dùng tiền mặt, quy đònh rõ đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, đònh mức sử dụng tiền mặt và giao cho hai ngành Kho Bạc và Ngân hàng giám sát thực hiện.
Điều này không những có ý nghóa giảm bớt chi phí lưu thông tiền tệ cho nền kinh tế mà còn tạo khả năng cho Kho Bạc Nhà Nước thực hiện chức năng kiểm tra,
kiểm soát các khoản chi Ngân sách nhà nước trong các cơ quan, đơn vò thụ hưởng ngân sách. Mặt khác, Kho Bạc Nhà Nước cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan thu,
hướng dẫn và khuyến khích các đơn vò nộp thuế và các khoản thu khác vào Ngân sách nhà nước bằng chuyển khoản, thực hiện nghiêm chế độ đònh mức tồn quỹ
tiền mặt cho các đơn vò Kho Bạc Nhà Nước và các đơn vò trong nền kinh tế.
3.3.5 Nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất cán bộ Kho Bạc Nhà Nước
- Chuyên môn hoá và tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ Kho Bạc Nhà Nước, đặc biệt lànhững cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ kiểm soát chi Ngân sách nhà
nước, cần nắm vững tình hình kinh tế – xã hội và các chính sách chế độ của nhà
nước, thường xuyên rèn luyện tư cách, đạo đức và đề cao tinh thần trách nhiệm trong công tác. Kiên quyết loại bỏ những cán bộ thoái hoá, biến chất, thiếu trình
độ, năng lực, không đảm nhiệm được công việc. - Cần có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh. Thực hiện chế độ khen thưởng
hợp lý, linh hoạt dưới nhiều hình thức nhằm tạo ra động lực kích thích mọi cán bộ công chức hăng sai làm việc, phát huy tối đa trình độ, năng lực của mỗi người,
mặt khác bổ sung kòp thời những điều kiện vật chất góp phần giúp cán bộ an tâm công tác. Bên cạnh đó, cần có cơ chế xử phạt nghiêm minh đối với những cán bộ
cố tình làm sai chính sách, chế độ; sai quy trình nghiệp vụ gây hậu quả nghiêm trọng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi Ngân sách nhà nước qua Kho Bạc Nhà Nước đòi hỏi phải dày công nghiên cứu và giải quyết một cách đồng bộ nhiều giải pháp
khác nhau. Từ những giải pháp mang tính đònh hướng đến những giải pháp cụ thể như đổi mới và hoàn thiện quy trình lập, duyệt, phân bổ và quyết toán ngân sách;
đổi mới phương thức cấp phát, thanh toán các khoản chi Ngân sách nhà nước; đặc biệt là việc thay đổi tư duy của các đơn vò thụ hưởng ngân sách và phương pháp
kiểm soát chi Ngân sách nhà nước của Kho Bạc Nhà Nước. Để thực hiện có hiệu quả những giải pháp nói trên, đòi hỏi phải có những điều kiện cần thiết về cơ sở
pháp lý, chất lượng dự toán, đến trình độ kỹ thuật công nghệ và đặc biệt là năng lực chuyên môn và phẩm chất của đội ngũ cán bộ Kho Bạc Nhà Nước.
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, Ngân sách nhà nước đóng vai trò rất quan trọng, bảo đảm cho Ngân sách nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ duy trì quyền
lực nhà nước – là công cụ điếu tiết vó mô nền kinh tế, cung cấp kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng, các ngành then chốt, tạo môi trường cho các doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế phát triển, đầu tư chống ô nhiễm môi trường, tài trợ cho các hoạt động xã hội, chống lạm phát … Do vậy, việc quản lý sử dụng Ngân sách
nhà nước đúng đối tượng, đúng mục đích và có hiệu quả không chỉ là trách nhiệm riêng của cơ quan tài chính hay Kho Bạc Nhà Nước mà là trách nhiệm chung của
tá6t cả các cơ quan đơn vò quản lý nhà nước và các đơn vò sử dụng Ngân sách nhà nước.
Trong đề tài này là sự kết hợp giữa nhận thức mới trong lý luận chung về Ngân sách nhà nước và kiểm soát chi Ngân sách nhà nước qua Kho Bạc Nhà
Nước với thực trạng công tác quản lý cấp phát ngân sách vá kiểm soát chi ngân sách qua Kho Bạc Nhà Nước theo luật Ngân sách nhà nước. Đồng thời, nêu ra
những tồn tại cơ bản trong quá trình tổ chức thực hiện. Từ đó, đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục những tồn tại và góp phần nâng cao hiệu quả kiểm
soát chi Ngân sách nhà nước theo luật đònh. Trong đó giải pháp cải tiến thủ tục, quy trình kiểm soát các khoản chi chủ yếu có ý nghóa rất quan trọng, có thể coi
như cẩm nang kiểm soát chi Ngân sách nhà nước qua Kho Bạc Nhà Nước; càng có ý nghóa thực tiễn trong việc phục vụ quá trình kiểm soát chi Ngân sách nhà nước
trong điều kiện đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ ngành Kho Bạc Nhà Nước chưa được đào tạo cao.
Với việc kiến nghò tập trung thống nhất các nguồn vốn đầu tư của nhà nước và thực hiện khoán chi Ngân sách nhà nước sẽ góp phần nâng cao năng lực quản
lý bộ máy nhà nước, giảm được hao phí lao động xã hội và sử dụng kinh phí thuộc Ngân sách nhà nước được tiết kiệm và có hiệu quả hơn.
Đối với công tác quản lý chi tiêu Ngân sách nhà nước, đây không chỉ đơn thuần là công việc kiểm soát chi tiêu của các đối tượng thụ hưởng Ngân sách nhà
nước mà là phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính của đòa phương được tập trung từ các thành phần kinh tế và của nhân dân lao động.
Hơn nữa, Ngân sách nhà nước không phải là vô tận đều là tiền của, công sức lao động của nhân dân đóng góp, nó không thể thất thoát lãng phí. Năng lực
sản xuất còn nhiều, đời sống nhân dân được nâng lên nếu ta có một cơ chế và quy trình hoàn chỉnh về kiểm soát chi Ngân sách nhà nước..
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.” Lý thuyết Tài chính” năm 1995: GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền – PGS.TS Dương Thò Bình Minh và tập thể tác giả.
2. “ Lý thuyết Tài chính Tiền tệ” năm 1997: PGS.Ts Dương Thò Bình Minh và tập thể tác giả. NXB Giáo dục 1997.
3. “ Nghiệp vụ quản lý Kho Bạc Nhà Nước”: Kho Bạc Nhà Nước Trung ương. NXB Tài chính năm 1997.
5. “ Hệ thống các văn bản về hoạt động Kho Bạc Nhà Nước” tập 1: Kho Bạc Nhà Nước trung ương. NXB Tài chính 1997.
6. “ Giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ Kho Bạc Nhà Nước” quyển 1: Kho Bạc Nhà Nước. NXB Tài chính năm 2005
7. “ Luật Ngân sách nhà nước”: Bộ Tài chính. NXB Tài chính năm 2003. 8. Các văn bản, Nghò đònh, Thông tư của Bộ Tài chính, của Chính phủ.
9. Tạp chí Tài chính, thanh tra tài chính và thông tin Kho Bạc Nhà Nước từ năm 1992 đến 2004.