1. Trang chủ >
  2. Giáo Dục - Đào Tạo >
  3. Cao đẳng - Đại học >

Lao động cụ thể Lao động trừu tượng Quan hệ giữa lao động cụ thể - lao động trừu tượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.72 KB, 26 trang )


càng nhiều thì giá trị càng cao. Giá trị hàng hóa là thuộc tính xã hội của hàng hóa, là phạm trù lịch sử gắn liền với nền sản
xuất hàng hóa. Giá trị là lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa. Chất của giá trị là lao động, nó được biểu hiện ra ở giá trị trao đổi khi người sản xuất đem sản phẩm đi bán.
− Giá trị là mục đích của người sản xuất. Nó biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất.
− Số lượng giá trị hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, đó là thời gian
lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa trong những điều kiện sản xuất bình thường, cường độ lao động trung bình và trình độ lao động trung bình.
− Cơ cấu lượng giá trị hàng hóa gồm 3 bộ phận c + v + m, bao gồm giá trị của những TLSX
đã hao phí giá trị cũ, c và giá trị mới do sức lao động tạo ra v + m. c. Mối quan hệ giữa giá trị sử dụng và giá trị
− Hàng hóa là sự thống nhất giữa giá trị sử dụng và giá trị. Đó là sự thống nhất giữa hai mặt
đối lập. Thiếu một thuộc tính vật khơng phải là hàng hóa. Trong đó giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên, giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa.
− Mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
Giá trị sử dụng
 Mục đích của người tiêu dùng;
 Thực hiện trong tiêu dùng;
 Thực hiện sau
Giá trị
 Mục đích của người sản xuất;
 Tạo ra trong sản xuất;
 Thực hiện trước
Vì thế giá trị phải phù hợp với giá trị sử dụng, khi mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng xảy ra thì hàng hóa khơng bán được.

3. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá


a. Lao động cụ thể


− Lao động cụ thể là lao động có ích, dưới 1 hình thức cụ thể của những nghề nghiệp
chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng, phương pháp riêng… Các lao động cụ thể tạo thành hệ thống phân công lao động xã hội.
− Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Các loại lao động cụ thể tạo thành hệ
thống phân công lao động xã hội. Lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn. Các hình thức của lao động cụ thể phát triển theo sự phát triển khoa học – kỹ thuật, ngày càng tinh vi hơn.
− Lao động cụ thể biểu hiện tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hóa.

b. Lao động trừu tượng


− Lao động trừu tượng là sự hao phí sức lực nói chung của con người.
− Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa. Nó biểu hiện tính chất xã hội của lao động sản
xuất hàng hoá. −
Lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử riêng có của sản xuất hàng hóa vì nếu khơng có sản xuất hàng hóa, khơng có trao đổi thì khơng cần thiết phải quy các lao động cụ thể
về lao động trừu tượng.
3

c. Quan hệ giữa lao động cụ thể - lao động trừu tượng


− Lý thuyết tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hố có ý nghĩa rất to lớn về mặt lí
luận. Nó đem lại cơ sở khoa học cho lý thuyết lao động và cơ sở để giải thích nhiều hiện tượng kinh tế phức tạp.
− Tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hố phản ánh tính chất tư nhân và tính chất
xã hội của người sản xuất hàng hố. Họ vừa là những người sản xuất độc lập, lao động cụ thể của họ mang tính tư nhân; đồng thời Lao động trừu tượng của họ lại là 1 bộ phận
của lao động xã hội.
− Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội gọi là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất
hàng hóa. Mâu thuẫn này biểu hiện : •
Sản phẩm do người sản xuất nhỏ tạo ra có thể khơng phù hợp với nhu cầu của xã hội. •
Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hay thấp hơn hao phí lao động mà xã hội chấp nhận.
• Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội chứa đựng khả năng sản xuất
thừa là mầm mống của mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản. Lao động cụ thể  Giá trị cũ c
Giá trị hàng hóa Lao động trừu tượng  Giá trị mới v + m
3. Lượng giá trị hàng hoá. Nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá a.Thời gian lao động xã hội cần thiết
− Chất của giá trị: là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
− Lượng của giá trị: là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hồ đó quyết định.
lượng lao động đó được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hoá. Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong
điều kiện bình thường của xã hội, tức là với trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hồn cảnh xã hội nhất định. Nó trùng với thời gian
lao động cá biệt của những người cung cấp đại bộ phận loại hàng hố nào đó trên thị trường và nó quyết định lượng giá trị xã hội của hàng hoá.

b.Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa


Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×