1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

Vai trò của ngân sách Nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.12 KB, 118 trang )


Sử dụng ngân sách Nhà nước, Nhà nước tác động vào nền kinh tế: thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ
các tầng lớp dân cư. Quá trình tạo lập, sử dụng ngân sách Nhà nước là sự thể hiện ý chí chủ quan của Nhà nước, thơng qua đó bản chất của ngân sách được
hình thành. Như vậy, bản chất của ngân sách nhà nước là quan hệ kinh tế, tài chính giữa Nhà nước và các chủ thể khác của nền kinh tế hàng hố trong q
trình phân bổ, sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế, phân phối và phân phối lại thu nhập do các chủ thể kinh tế sáng tạo ra. Bản chất kinh tế khơng tách rời
bản chất chính trị của ngân sách Nhà nước. Bản chất chính trị của ngân sách Nhà nước gắn liền với bản chất của giai cấp cầm quyền.

1.1.2. Vai trò của ngân sách Nhà nước


Có thể nhìn nhận vai trò của ngân sách trên hai phương diện: Một là, Nhà nước có nhiều chức năng, nhiệm vụ. Để thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ đó nhà nước cần có lực lượng vật chất nhất định. Một trong đó là ngân sách Nhà nước. Đối với bất kỳ quốc gia nào, ngân sách Nhà nước
ln có vị trí quan trọng trong việc bảo đảm nguồn tài chính cho sự thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Hai là, Ngân sách là một trong các công cụ kinh tế vĩ mô quan trọng tác động vào nền kinh tế. Ngân sách là nguồn lực đầu tư quan trọng giúp cho nền
kinh tế phát triển, điều chỉnh cơ cấu kinh tế; thúc đẩy q trình đơ thị hố, động viên mọi thành viên trong xã hội tham gia vào q trình phát triển; Ngân
sách, cùng với các cơng cụ khác hỗ trợ sự hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, đồng thời khắc phục các thất bại của chính nền kinh tế thị
trường, bảo đảm môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo đảm tính cơng bằng và hiệu quả kinh tế - xã hội;
11
Ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng, quốc gia nào cũng xây dựng được một hệ thống ngân sách hợp lí, với các chính sách nhằm mục tiêu phân
phối, sử dụng ngân sách có hiệu quả nhất.
1.2. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH THÀNH PHỐ TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.2.1. Lựa chọn hướng tiếp cận, nội dung nghiên cứu chính sách quản lý ngân sách nhà nước tỉnh thành phố
Việc quản lý ngân sách nhà nước tỉnh thành phố liên quan đến hàng loạt chính sách cụ thể, ít nhất cũng là: các chính sách thu chi ngân sách; các
chính sách thể hiện vai trò của Nhà nước trong quan hệ giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế của nền kinh tế thị trường; chính sách về phân định trách
nhiệm, quyền hạn giữa TW với các cấp chính quyền địa phương trong quá trình hình thành, tạo lập và sử dụng hợp lý và có hiệu quả ngân sách Nhà
nước v.v.. Tuy nhiên, trong các chính sách đó thì nhóm chính sách phân định trách
nhiệm quyền hạn giữa Trung ương với các cấp chính quyền địa phương là quan trọng và bao trùm các chính sách cụ thể khác.
Hệ thống chính quyền ở quốc gia nào cũng được cấu tạo thành nhiều cấp: TW, tỉnh thành phố huyện, xã hoặc TW liên bang, bang, tỉnh, huyện,
xã v.v.. ứng với mỗi cấp chính quyền thường là một cấp ngân sách. Tuy nhiên, có hai loại mơ hình tổ chức: Mơ hình lồng ghép và mơ hình khơng lồng
ghép. Với mơ hình lồng ghép ở Việt Nam dang tổ chức các cấp ngân sách nhà nước theo mơ hình này ngân sách Nhà nước cấp TW bao gồm cả ngân
sách các tỉnh thành phố. Như vậy ngân sách nhà nước hàng năm được tổng hợp từ dự toán ngân sách Nhà nước của các Bộ, ngành ở TW và của các tỉnh
thành phố. Với mơ hình khơng lồng ghép thì khác: mỗi cấp chính quyền là một cấp ngân sách độc lập hiểu theo nghĩa ngân sách TW không bao gồm
ngân sách các tỉnh; Ngân sách cấp tỉnh không bao gồm ngân sách cấp huyện; 12
Ngân sách cấp huyện không bao gồm ngân sách cấp xã. Như vậy NSNN ở Trung ương chỉ tổng hợp từ dự toán của các Bộ ngành TW mà khơng phải
tổng hợp dự tốn của ngân sách Nhà nước cấp tỉnh thành phố; cũng như vậy ngân sách cấp tỉnh thành phố. Không bao hàm ngân sách cấp huyện v.v..
Với mơ hình Lồng ghép ngân sách Nhà nước cấp tỉnh thành phố có vai trò qan trọng vì nó bao gồm cả ngân sách cấp huyện, xã. Ngân sách Nhà
nước sẽ có 2 phần: phần tổng hợp dự toán ngân sách của các Bộ, Ngành ở Trung ương và phần tổng hợp dự toán ngân sách của khối các tỉnh thành phố
gọi là phần địa phương. Chính vì vậy, các chính sách tác động đến thu, chi của các tỉnh thành phố đều được vận dụng vào các quy định pháp quy của
tỉnh thành phố đối với việc thu, chi của các pháp nhân kinh tế khác, hoạt động kinh doanh trên địa bàn các địa phương.
Vì vậy có thể nói: nếu nghiên cứu vấn đề phân định trách nhiệm, quyền hạn giữa TW với tỉnh, thành phố còn gọi là phân cấp QLNS địa phương thì
có thể bao qt được tồn bộ hệ thống chính sách quản lý ngân sách Nhà nước cấp tỉnh thành phố. Hơn thế nữa, chọn vấn đề phân cấp QLNN địa
phương phù hợp với giác độ nghiên cứu của môn Kinh tế chính trị và tầm bao quát của cơ quan quyền lực Nhà nước là Quốc hội như trong phần mở đầu
tác giả đã xác định.
1.2.2. Nội dung cơ bản của phân cấp QLNS Nhà nước giữa TW đối với cấp tỉnh thành phố
Với định chế tổ chức hệ thống Nhà nước gồm nhiều cấp chính quyền, trong đó ngân sách được coi là phương tiện vật chất chủ yếu để mỗi cấp chính
quyền thực hiện các nhiệm vụ, chức năng theo Hiến định và theo Luật định - thì phân cấp quản lý ngân sách là nội dung chủ yếu của phân cấp quản lý tài
chính và về thực chất đó là sự giải quyết các quan hệ về ngân sách giữa chính quyền nhà nước trung ương và chính quyền nhà nước địa phương thể hiện
trên các mặt chủ yếu sau: 13
Một là, về thẩm quyền ngân sách: là sự phân định quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ và chính quyền địa phương trong các vấn đề chủ yếu
của ngân sách như: quyết định dự toán; phân bổ dự toán ngân sách; phê chuẩn quyết toán ngân sách: quyết định dự toán; phân bổ dự toán ngân sách; phê
chuẩn quyết toán ngân sách; điều chỉnh dự toán ngân sách; ban hành chế độ, tiêu chuẩn định mức về ngân sách.
Hai là, phân định nội dung cụ thể về từng nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách: là sự phân chia giữa ngân sách trung ương NSTW và
ngân sách địa phương NSĐP cũng như giữa các cấp ngân sách địa phương về nguồn thu và nhiệm vụ chi. Nói cách khác, đó là sự xác định NSTW được
thu những khoản gì và phải chi những khoản gì; ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, ngân sách xã được thu những khoản gì và phải chi những khoản gì.
Ba là, quy định mối quan hệ giữa các cấp ngân sách: tức là quy định các nguyên tắc về chuyển giao ngân sách giữa cấp trên xuống cấp dưới và
ngược lại. Đây là một vấn đề cốt tử trong q trình phân cấp vì thơng qua số lượng, quy mô và cơ cấu chuyển giao giữa các cấp ngân sách, người ta có thể
đánh giá mức độ độc lập và đi theo nó là quyền tự chủ của ngân sách mỗi cấp trong hệ thống ngân sách nhà nước.
Bốn là, phân quyền về thành lập và sử dụng các quỹ tài chính như: Quy dự trữ tài chính, Quỹ hỗ trợ đầu tư, các quỹ cơng ích…

1.2.2. Các ngun tắc cơ bản trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước


Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

×