1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Tài chính - Ngân hàng >

Thành phần của văn hoá doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.27 KB, 97 trang )


dáng kiến trúc, thiết kế, hành vi, trang phục, biểu tượng, lễ nghi, ngôn ngữ.

Những biểu trưng trực quan này thể hiện những giá trị thầm kín hơn nằm sâu

bên trong hệ thống tổ chức mà mỗi thành viên và những người hữu quan có

thể cảm nhận được. Các biểu trưng phi trực quan bao gồm lý tưởng, niềm tin,

bản chất mối quan hệ con người, thái độ và phương pháp tư duy, ảnh hưởng

của truyền thống và lịch sử phát triển của tổ chức đối với các thành viên.

Theo Edgar H.Schein, ông đã chia văn hoá doanh nghiệp thành các lớp

khác nhau, sắp xếp theo thứ tự phức tạp và sâu sắc khi cảm nhận các giá trị

văn hoá của doanh nghiệp. Thuật ngữ “lớp” dùng để chỉ mức độ có thể cảm

nhận được của các giá trị văn hoá trong doanh nghiệp. Lý do của việc phân

chia này là do văn hoá doanh nghiệp phục vụ hai chủ thể chính là chủ thể bên

ngoài và chủ thể bên trong. Chủ thể bên ngoài là khách hàng, nhà cung cấp,

người lao động. Chủ thể bên trong là nhà quản trị và nhân viên công ty. Việc

phân loại như vậy sẽ giúp chúng ta hiểu rõ bản chất của văn hoá doanh nghiệp

cũng như các biện pháp xây dựng văn hoá doanh nghiệp.

Mô hình các lớp văn hoá doanh nghiệp:

- Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp

- Những giá trị được chấp nhận

- Những quan niệm chung

2.1. Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp

Đây là nội dung rõ ràng, là tầng bề mặt dễ quan sát nhất của văn hoá

doanh nghiệp. Lớp này bao gồm tất cả những hiện tượng và sự vật mà một

người có thể nhìn thấy, nghe thấy và cảm thấy khi tiếp xúc với một tổ chức có

nền văn hoá xa lạ. Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp



8



bao gồm 5 nhóm yếu tố.

2.1.1. Kiến trúc của doanh nghiệp

Bao gồm kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất công sở. Từ sự tiêu

chuẩn hóa về màu sắc, kiểu dáng đặc trưng, thiết kế nội thất như mặt bằng,

quầy, bàn ghế, phòng, giá để hàng, lối đi, loại dịch vụ, trang phục đến những

chi tiết nhỏ nhặt như đồ ăn, vị trí công tắc điện, thiết bị. Tất cả đều được sử

dụng để tạo ấn tượng thiện trí với khách hàng cũng như cảm giác thân quen,

được quan tâm cho nhân viên. Sở dĩ như vậy là vì kiến trúc ngoại thất có thể

có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi con người về phương diện cách thức

giao tiếp, phản ứng và thực hiện công việc. Hơn nữa, công trình kiến trúc có

thể được coi là một “linh vật” biểu thị một ý nghĩa, giá trị nào đó của một tổ

chức, chẳng hạn: giá trị lịch sử gắn liền với sự ra đời và trưởng thành của tổ

chức, các thế hệ nhân viên, xã hội, còn các kiểu dáng kết cấu có thể được coi

là biểu tượng cho phương châm chiến lược của tổ chức. Trong xã hội ngày

nay, các doanh nghiệp càng chú ý hơn tới kiến trúc, diện mạo của mình để

khẳng định năng lực tài chính của doanh nghiệp cũng như uy thế trước các

đối thủ, đối tác và khách hàng.

2.1.2. Các nghi lễ

Đó là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và chuẩn bị kỹ lưỡng

dưới hệ thống các sự kiện văn hoá - xã hội chính thức, được thực hiện định kỳ

hay bất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ và thường được tổ chức vì lợi ích

của những người tham dự. Những người quản lý có thể sử dụng nghi lễ như

một cơ hội quan trọng để giới thiệu về những giá trị được tổ chức coi trọng,

để nhấn mạnh những giá trị riêng của tổ chức, tạo cơ hội cho mọi thành viên

cùng chia sẻ cách nhận thức về những sự kiện trọng đại, để nêu gương và

khen tặng những tấm gương điển hình đại biểu cho những niềm tin và cách



9



thức hành động cần được tôn trọng. Có bốn loại nghi lễ cơ bản: chuyển giao

(khai mạc, giới thiệu thành viên mới, chức vụ mới, lễ ra mắt), củng cố (lễ phát

phần thưởng), nhắc nhở (sinh hoạt văn hoá, chuyên môn, khoa học), liên kết

(lễ hội, liên hoan, tết). Trong các thành phần thì các sự kiện, lễ kỷ niệm là

hoạt động sống động và dễ nhớ nhất đối với thành viên doanh nghiệp. Các

nghi lễ thường được xem như sự tôn vinh văn hoá doanh nghiệp, giúp gợi nhớ

và củng cố các giá trị văn hoá.

2.1.3. Biểu tượng, logo, bản tuyên bố sứ mệnh

Biểu tượng là từ ngữ, vật thể, trạng thái, hành động hay các đặc điểm

tạo nên sự khác biệt có ý nghĩa đối với cá nhân và nhóm. Bên cạnh biểu tượng,

logo và bản tuyên bố sứ mệnh cũng là hai thứ dễ thấy và cho ta cái nhìn cơ

bản về văn hoá doanh nghiệp.

Logo là một tác phẩm sáng tạo được thiết kế để thể hiện hình tượng về

một tổ chức, một doanh nghiệp bằng ngôn ngữ nghệ thuật phổ thông. Hình

ảnh này thường có sức mạnh rất lớn vì chúng hướng sự chú ý của người quan

sát vào một chi tiết hay điểm nhấn cụ thể, có thể diễn đạt được giá trị chủ đạo

mà tổ chức, doanh nghiệp muốn tạo ấn tượng, lưu lại hay truyền đạt cho

người thấy nó. Đây là loại biểu trưng đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn

nên được các tổ chức, doanh nghiệp rất coi trọng. Nếu như logo thể hiện hình

ảnh trừu tượng nhưng có ý nghĩa cô đọng và bao quát nhất về doanh nghiệp

thì bản tuyên bố sứ mệnh xác định tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp, doanh

nghiệp sẽ làm gì và phục vụ cho ai.

2.1.4. Ngôn ngữ, khẩu hiệu

Trong thực tế, để làm việc được cùng với nhau chúng ta cần phải có sự

hiểu biết lẫn nhau thông qua việc dùng chung một ngôn ngữ. Phong cách giao



10



tiếp ngôn ngữ của nhân viên với nhau, với khách hàng hay cấp trên đều thể

hiện nét văn hoá doanh nghiệp. Tuy vậy, mỗi cá nhân có phong cách giao tiếp

khác nhau, chính vì thế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh và cách nhìn nhận

của khách hàng, nhà cung cấp đối với công ty. Xây dựng một phong cách giao

tiếp chuẩn cho toàn thể công nhân viên là một tiêu chí vô cùng quan trọng

trong việc xây dựng văn hoá và thương hiệu cho doanh nghiệp.

Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã sử dụng những câu chữ đặc biệt, khẩu

hiệu, ví von, ẩn dụ hay một sắc thái ngôn ngữ để truyền tải một ý nghĩa cụ thể

đến nhân viên của mình và những người hữu quan. Khẩu hiệu là hình thức dễ

nhập tâm và được không chỉ nhân viên mà cả khách hàng và nhiều người khác

luôn nhắc đến. Với nhiệm vụ phải đi vào tiềm thức của khách hàng, khẩu hiệu

cần nêu bật được những gì mà doanh nghiệp muốn nhắn nhủ hay nói cách

khác là phải mang trong mình thông điệp ấn tượng. Khẩu hiệu thường rất

ngắn gọn, hay sử dụng các ngôn từ đơn giản, dễ nhớ và nhấn mạnh vào lợi ích

sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Khẩu hiệu là cách diễn đạt cô đọng nhất

của triết lý hoạt động, kinh doanh của một tổ chức, một công ty. Vì vậy,

chúng cần được liên hệ với bản tuyên bố sứ mệnh của tổ chức, công ty để

hiểu được ý nghĩa tiềm ẩn của chúng.

2.1.5. Giai thoại

Giai thoại là những câu chuyện về quá trình hình thành và phát triển

của doanh nghiệp, về những năm tháng gian khổ và vinh quang của doanh

nghiệp hay về một nhân vật anh hùng của doanh nghiệp (nhất là hình tượng

người sáng lập, thủ lĩnh). Các câu chuyện này thường được thêu dệt từ những

sự kiện có thực được mọi thành viên trong tổ chức cùng chia sẻ và nhắc lại

với những thành viên mới. Nhiều mẩu chuyện kể về những nhân vật có công

trong quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp như những mẫu hình lý



11



tưởng về chuẩn mực đạo đức và giá trị VHDN. Một số khác có thể trở thành

biểu tượng chứa đựng những giá trị và niềm tin trong tổ chức và đôi khi

không được chứng minh bằng các bằng chứng thực tế. Các mẩu chuyện có tác

dụng duy trì sức sống cho các giá trị ban đầu của doanh nghiệp, truyền đạt,

nuôi dưỡng những giá trị tốt đẹp, các nguyên tắc chung và giúp đoàn kết,

thống nhất về nhận thức của tất cả mọi thành viên.

2.2. Những giá trị được chấp nhận

Các giá trị được chấp nhận bao gồm những chiến lược, mục tiêu và các

triết lý kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình giải quyết các vấn đề để

thích ứng với bên ngoài và hội nhập vào bên trong tổ chức. Những người khởi

xướng, sáng lập ra doanh nghiệp và nhà lãnh đạo kế cận khi đề ra các quy

định, nguyên tắc, triết lý, tư tưởng đều yêu cầu mọi thành viên phải tuần theo.

Trải qua thời gian áp dụng, các nguyên tắc, triết lý, tư tưởng đó sẽ trở thành

niềm tin, thông lệ và quy tắc ứng xử chung mà mọi thành viên đều thấm

nhuần, tức là trở thành “những giá trị được chấp nhận”.

Những giá trị được chấp nhận cũng có tính hữu hình vì người ta có thể

nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng và chính xác. Chúng thực hiện

chức năng hướng dẫn cho các thành viên trong doanh nghiệp cách thức đối

phó với một tình huống cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các thành viên

mới trong môi trường doanh nghiệp. Hệ thống các giá trị này trở thành hiện

thân của triết lý kinh doanh và là kim chỉ nam cho doanh nghiệp khi phải đối

phó với những vấn đề khó khăn.

Hình thức thể hiện điển hình nhất của những giá trị được chấp nhận là

triết lý kinh doanh. Triết lý kinh doanh là những giá trị, nguyên tắc mang tính

định hướng cho hoạt động, hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp,

nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong sản xuất - kinh doanh.



12



Triết lý kinh doanh vạch ra mục tiêu, phương thức thực hiện và các giá trị đạo

đức cho mọi thành viên, từ đó tạo nên một phong thái văn hoá đặc thù của

doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh thể hiện quan điểm riêng biệt của từng

doanh nghiệp, được xây dựng nên bởi những người sáng lập doanh nghiệp,

đồng thời được bổ sung, đúc kết trong quá trình phát triển và trưởng thành

của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp khi xây dựng triết lý kinh doanh đều có

một mục đích: nó sẽ là thông điệp giúp đỡ các nhân viên trong toàn doanh

nghiệp, nhắc nhở họ về những thái độ cần có và những hành động cần làm.

2.2.1. Vai trò của triết lý kinh doanh

Triết lý kinh doanh là cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp, tạo ra phương

thức phát triển bền vững. VHDN được cấu thành bởi nhiều yếu tố trong đó

hạt nhân là các triết lý và các giá trị. Triết lý kinh doanh là cơ sở để bảo tồn

phong thái và bản sắc văn hoá của doanh nghiệp. Một khi đã phát huy được

tác dụng thì triết lý rất ít thay đổi, nó trở thành ý thức lý luận và hệ tư tưởng

chung của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, triết lý kinh doanh còn là công cụ định

hướng và quản lý chiến lược của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh của

các doanh nghiệp vốn phức tạp và biến đổi không ngừng, để tồn tại được,

doanh nghiệp cần có tính mềm dẻo, linh hoạt và hơn thế nữa, muốn phát triển

được lâu dài nó cần thêm năng lực chủ động kinh doanh với sự khôn ngoan,

sáng suốt. Đối với cán bộ quản trị, triết lý doanh nghiệp là một văn bản pháp

lý và là cơ sở văn hoá để họ có thể đưa ra các quyết định quản lý quan trọng,

có tính chiến lược và phù hợp với văn hoá doanh nghiệp.

Triết lý kinh doanh còn là một phương tiện để giáo dục và phát triển

nguồn nhân lực của doanh nghiệp, đó là bài học đầu tiên cho mọi thành viên

mới của công ty. Nếu được tổ chức một cách trang trọng và thích hợp, triết lý

kinh doanh sẽ truyền được lý tưởng và giá trị của cả một cộng đồng tới từng



13



thành viên, tạo ra không chỉ sự di truyền văn hoá trong doanh nghiệp mà con

đem lại sứ mệnh và các chuẩn mực chung cho nhân viên. Vai trò của triết lý

kinh doanh có thể so sánh với bất kì một nguồn lực nào khác của doanh

nghiệp như vốn, tài sản hoặc công nghệ. Nếu thiếu một triết lý kinh doanh có

giá trị thì chẳng những tương lai lâu dài của doanh nghiệp có độ bất định cao

mà ngay trong việc lập kế hoạch chiến lược và dự án kinh doanh cũng rất khó

khăn vì thiếu một quan điểm chung về phát triển giữa các tầng lớp, bộ phận

của tổ chức doanh nghiệp để định hướng cho các thành viên.

2.2.2. Những quan niệm chung

Trong bất cứ cấp độ văn hoá nào cũng đều có các quan niệm chung,

được hình thành và tồn tại trong một thời gian dài, chúng ăn sâu vào tâm lý

của hầu hết các thành viên trong nền văn hoá đó. Những quan niệm chung là

những lý tưởng, niềm tin và nhận thức, phần nhiều bắt nguồn từ văn hoá dân

tộc và mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp.

Để hình thành được các quan niệm chung, một cộng đồng văn hoá, ở

bất kỳ cấp độ nào, đều phải trải qua quá trình hoạt động, va chạm và xử lý

nhiều tình huống thực tiễn. Chính vì vậy, một khi đã hình thành, các quan

niệm chung sẽ rất khó bị thay đổi bởi đó là một phần trong tính cách, lối làm

việc của cả một tập thể. Khi trong tổ chức đã hình thành được quan niệm

chung, tức là các thành viên cùng nhau chia sẻ và hành động theo đúng quan

niệm chung đó, họ sẽ rất khó chấp nhận những hành vi đi ngược lại.

Lý tƣởng là những động lực, ý nghĩa, giá trị cao cả, căn bản, sâu sắc

giúp con người cảm thông chia sẻ, và dẫn dắt con người trong nhận thức, cảm

nhận và xúc động trước sự vật, hiện tượng. Lý tưởng cho phép các thành viên

trong doanh nghiệp thống nhất với nhau trong cách lý giải các sự vật, hiện

tượng xung quanh họ, giúp họ xác định được cái gì là đúng, cái gì là sai, định



14



hình trong đầu họ rằng cái gì được cho là quan trọng, cái gì được khuyến

khích cần phát huy, tạo ra một đích đến chung cho toàn doanh nghiệp. Tóm

lại, lý tưởng thể hiện định hướng căn bản, thống nhất hoá các phản ứng của

mọi thành viên trong doanh nghiệp trước các sự vật, hiện tượng. Cụ thể hơn,

lý tưởng của một doanh nghiệp được ẩn chứa trong triết lý kinh doanh, mục

đích kinh doanh và phương châm hành động của doanh nghiệp đó

Niềm tin là khái niệm đề cập đến việc mọi người cho rằng thế nào là

đúng, thế nào là sai. Nó khác lý tưởng ở chỗ được hình thành một cách có ý

thức, được xét đoán và rõ ràng. Xây dựng niềm tin trong doanh nghiệp đòi hỏi

các cấp quản lý phải có trình độ kiến thức và kinh nghiệm, từ đó, niềm tin của

người lãnh đạo sẽ dần dần được chuyển hoá thành niềm tin của tập thể thông

qua những giá trị. Một khi hoạt động nào đó trở thành thói quen và tỏ ra hữu

hiệu, chúng sẽ chuyển hoá dần thành niềm tin, dần dần chúng có thể trở thành

một phần lý tưởng của những người trong tổ chức này.

Giá trị, về bản chất, là khái niệm liên quan đến chuẩn mực đạo đức và

cho biết con người cho rằng họ cần phải làm gì. Đó là quan niệm về nhân, lễ,

nghĩa, trí, tín, về sự bình đẳng, sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Đây là các

yếu tố thuộc về văn hoá dân tộc, trong hành vi ứng xử, chúng được coi như

điều đương nhiên trong các mối quan hệ của doanh nghiệp. Xã hội cũng như

doanh nghiệp luôn tồn tại các hành động tốt - xấu, vấn đề là các doanh nghiệp

làm thế nào để thể chế hoá, hình thành và xây dựng được một hệ thống các

chuẩn mực đạo đức chính thức cho mình.

Thái độ là chất kết dính niềm tin và giá trị thông qua tình cảm. Thái độ

chính là thói quen tư duy theo kinh nghiệm, là lối phản ứng theo một cách

thức nhất quán, mong muốn hoặc không mong muốn đối với sự vật, hiện

tượng xảy ra xung quanh.



15



II. Vai trò của văn hoá doanh nghiệp

Văn hoá được tạo ra như một cơ chế khẳng định mục tiêu của doanh

nghiệp, hướng dẫn và uốn nắn những hành vi và ứng xử của các thành viên

trong doanh nghiệp. Bất cứ một tổ chức nào cũng có một số hiểu biết ngầm,

những nguyên tắc vô hình tác động tới cách ứng xử hàng ngày tại nơi làm

việc. Điều đó được biểu hiện rõ nét khi những thành viên mới gia nhập tổ

chức, ngay từ đầu họ không được chấp nhận như những thành viên cũ, họ

phải học những nguyên tắc của tổ chức đó. Sự vi phạm những nguyên tắc vô

hình này sẽ dẫn đến kết quả khó được mọi người chấp nhận và thậm chí còn

bị loại bỏ ra khỏi tổ chức. Sự tuân thủ những nguyên tắc đó đóng vai trò là

những căn cứ đầu tiên để được khen thưởng, thăng tiến. Những người được

tuyển vào làm việc hay được thăng tiến phải là những người có một ảnh

hưởng mạnh với tổ chức cũng như các thành viên khác, có nghĩa họ phải là

những người có hành vi và cách ứng xử phù hợp với văn hoá đó. Không phải

một sự trùng lặp mà tất cả các nhân viên của Công viên Disney trông rất hấp

dẫn, sạch sẽ, luôn nở một nụ cười tươi tắn. Đó chính là hình ảnh mà Disney

muốn mang lại cho mọi người. Văn hoá đó được thể hiện bằng những luật lệ

và nguyên tắc chính thống để đảm bảo rằng tất cả các nhân viên của Disney sẽ

hành động thống nhất và tuân thủ theo những hình ảnh đó.

Mặc dù tác động của văn hoá doanh nghiệp đối với hoạt động của

doanh nghiệp có cả yếu tố tích cực và yếu tố cản trở, rất nhiều chức năng của

nó là có giá trị đối với doanh nghiệp cũng như các thành viên trong doanh

nghiệp. Văn hoá khuyến khích tính cam kết trong một doanh nghiệp, sự kiên

định trong cách ứng xử của các thành viên. Điều này rõ ràng là có lợi cho một

doanh nghiệp. Văn hoá cũng rất có giá trị đối với các thành viên trong doanh

nghiệp, bởi vì nó giảm sự mơ hồ của họ, nó nói với họ mọi việc nên được làm

như thế nào và điều gì là quan trọng.

16



1. Đối với hoạt động quản lý doanh nghiệp

Quản trị là tổng hợp các hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo hoàn

thành công việc thông qua sự nỗ lực thực hiện của người khác. Hay nói cách

khác, quản trị chính là việc làm thế nào để những người dưới quyền mình

thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất nhằm đạt được mục tiêu chung.

Mà muốn điều hành được nhân viên thì nhà quản trị nhất thiết phải nắm vững

hệ thống ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy

được họ đồng thuận, ảnh hưởng đến cách thức hành động của họ, đó chính là

văn hoá doanh nghiệp. Vậy, VHDN chính là công cụ, phương tiện mà qua đó

nhà quản trị thực hiện công việc quản lý của mình. Song, VHDN cũng có

những ảnh hưởng nhất định đến quyết định của người quản lý cũng như định

hình phong cách lãnh đạo của họ. Với những công ty có đặc trưng văn hoá

không chú trọng đến việc xây dựng niềm tin vào người lao động, người quản

lý thường sử dụng các biện pháp tập quyền, độc đoán, thay cho các biện pháp

phân quyền và dân chủ. Khi đã có được VHDN thì sức ép về quản lý của ban

lãnh đạo sẽ được giảm đi nhờ sự chia sẻ của cấp dưới. Các nhân viên sẽ được

quyền tự biết điều hành và cần phải làm gì trong những tình huống khó khăn.

Trong một môi trường tổ chức mà mọi người đều tham gia chia sẻ thực sự thì

vai trò của các giám đốc trong quản lý sẽ giảm nhẹ đi rất nhiều. Đó là phương

diện quan trọng của quản lý theo văn hoá và quản lý bằng văn hoá .

Văn hoá doanh nghiệp ảnh hưởng tới hoạt động quản trị doanh nghiệp

nói chung và do đó ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động thuộc chức năng quản

trị: quản trị chiến lược, quản trị nhân lực, quản trị sản xuất, quản trị tài chính

và Marketing.

1.1. Quản trị chiến lược

Mỗi tổ chức đều phải lập kế hoạch chiến lược để xây dựng lộ trình và



17



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

×