1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

Nhân vật giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 128 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http:www.Lrc-tnu.edu.vn
8
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Giao tiếp và hoạt động giao tiếp


Theo Các Mác thì : “Con người là tổng hồ các mối quan hệ xã hội” và các quan hệ này được biểu hiện rõ nhất trong giao tiếp. Chính vì vậy, giao
tiếp khơng chỉ là một hoạt động xã hội cơ bản mà nó còn đánh dấu sự phát triển vượt bậc của loài người. Nghiên cứu từ xưng hơ do đó khơng thể đặt
ngồi q trình giao tiếp. Theo GS. Đỗ Hữu Châu, trong giao tiếp bằng ngôn ngữ đáng chú ý là sự có mặt của các nhân tố giao tiếp sau: ngữ cảnh, ngôn
ngữ và diễn ngôn. Trong khuôn khổ phạm vi đề tài này, chúng tơi chỉ xin trình bày nhân
tố ngữ cảnh giao tiếp trong việc ảnh hưởng đến việc lựa chọn và sử dụng từ xưng hô của các tác giả.
Ngữ cảnh giao tiếp là những nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp nhưng nằm ngồi diễn ngơn. Nó là một tổng thể của những hợp phần như:
nhân vật giao tiếp và hiện thực ngồi diễn ngơn hồn cảnh giao tiếp. Chúng tơi sẽ đi sâu tìm hiểu cụ thể hai nhân tố này trong việc ảnh hưởng đến việc lựa
chọn các phương tiện dùng để xưng hô trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư.

1.1.1. Nhân vật giao tiếp


“Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngơn qua đó
mà tác động vào nhau. Đó là những người tương tác bằng ngơn ngữ.” [7, 15]
Nhân vật giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong q trình giao tiếp, nó có thể thúc đẩy hoặc tự kết thúc cuộc thoại. Do đó nó chính là linh hồn của
cuộc thoại. Giữa các nhân vật giao tiếp có quan hệ vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http:www.Lrc-tnu.edu.vn
9 1.1.1.1. Vai giao tiếp
Để tiến hành giao tiếp các thành viên tham gia giao tiếp phải xác lập vị thế giao tiếp của mình, nghĩa là phải nhận thức được đầy đủ về đối tượng
tham gia giao tiếp về tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội, mục đích giao tiếp,vốn sống,... và về chính bản thân mình. Nếu giao tiếp mới là sự gặp gỡ,
tiếp xúc lần đầu thì các thành viên tham gia giao tiếp phải có bước thăm dò đối tượng thơng qua cách giao tiếp, trình độ văn hố ứng xử của mình để có
thể thu thập thơng tin về đối phương.“Vai giao tiếp chính là cương vị xã hội của một cá nhân nào đó trong một hệ thống các quan hệ xã hội. Vai được
hình thành trong q trình xã hội hố các nhân”. [15, 30]
Mỗi cá nhân trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp nhất định lại đóng một vai khác nhau hợp thành một bộ vai cho mình trong hệ thống giao tiếp chung,
chẳng hạn: khi đi học là sinh viên, khi đi xem phim là khán giả, khi ở nhà là con đối với bố mẹ, là anh đối với các em, là cháu đối với ông bà, ... Sự phong
phú trong các vai giao tiếp từ đó cũng tạo nên sự phong phú trong cách xưng hô cho mỗi cá nhân.
Các nhân vật trong một cuộc giao tiếp thường có sự phân vai khá rõ ràng: vai phát ra diễn ngôn tức là vai nói viết và vai tiếp nhận diễn ngơn vai
nghe. Khi giao tiếp trực tiếp, hai vai này thường luân chuyển, đổi vai cho nhau. Việc đổi vai không chỉ thúc đẩy giao tiếp phát triển mà đơi khi còn kết
thúc giao tiếp: “Trong q trình giao tiếp, người nhận có thể đóng vai trò tích cực hay tiêu cực. Người nhận tích cực khi anh ta ln thay đổi vai trò người
nhận - người phát, khi giao tiếp diễn ra ở hai chiều. Người nhận tiêu cực khi anh ta ln giữ vai trò người nhận trong suốt quá trình giao tiếp, nghĩa là khi
giao tiếp chỉ diễn ra một chiều”. [5, 43] Trên cơ sở có được thơng tin về đối tượng giao tiếp mà nhân vật giao
tiếp lựa chọn từ xưng hô thích hợp. Trong nhiều trường hợp, tuỳ thuộc vào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http:www.Lrc-tnu.edu.vn
10 ngữ cảnh mà nhân vật giao tiếp lại giữ một vị thế giao tiếp nhất định. Không
phải cứ nhiều tuổi, địa vị xã hội cao, chức vụ lớn, ... thì sẽ giữ vị thế giao tiếp cao hơn đối tượng còn lại mà chúng ta phải xác định trong ngữ cảnh đó u
cầu gì của cuộc giao tiếp là nổi bật, giá trị nào là ưu tiên để từ đó lựa chọn các phương tiện xưng hô thích hợp. Cách xưng hơ trong quan hệ gia tộc khác
cách xưng hơ ngồi xã hội. Do đó nhân vật phải xác định đúng vị thế giao tiếp, xây dựng chiến lược, động cơ, mục đích giao tiếp phù hợp mới tạo hiệu
quả cao trong giao tiếp. Ví dụ: Cuộc nói chuyện giữa ông Cơ và Thuỷ
- Sao không cho vào máy xát? Sao để ông biết? - Cháu quên, cháu xin lỗi mợ. [27, 20]
Ở đây, xét về tuổi tác thì ơng Cơ xếp vào bậc cha chú của Thuỷ. Nhưng xét về vị thế giao tiếp thì ơng Cơ là người giúp việc, Thuỷ là con dâu của chủ
ngôi nhà. Do xác định được vị thế của mình, trong đoạn thoại trên,Thuỷ chọn cách xưng hô trống không xưng hơ phi lời thể hiện được vai trò người chủ,
bậc trên; ơng Cơ đứng ở vai trò người làm nên chọn cách xưng hô như trong gia đình phong kiến xưa gọi người chủ trẻ tuổi là cậu, mợ bất chấp vấn đề
tuổi tác... Mặt khác, cách xưng hô trên cũng có thể là chiến lược giao tiếp của ơng Cơ khi tạo sự gần gũi, thân mật, và tỏ ra biết lỗi mong sự tha thứ từ cô chủ.
1.1.1.2. Quan hệ liên cá nhân “Quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội,
hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau”. [7, 17] Quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp này có thể diễn
tiến theo 2 kiểu: quan hệ vị thế xã hội quyền uy và quan hệ khoảng cách thân cận.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http:www.Lrc-tnu.edu.vn
11 Quan hệ
Đặc điểm Quan hệ liên cá nhân
Quan hệ vị thế xã hội quyền uy
Quan hệ khoảng cách thân cận
Khái niệm - Là quan hệ ứng xử xã
hội dựa trên những quy tắc giao tiếp nhất định.
- Là quan hệ ứng xử giữa các cá nhân thể hiện thái
độ, tình cảm của các vai
giao tiếp. Cơ sở xác lập
- Dựa vào tuổi tác, nghề nghiệp, chức quyền, thứ
bậc,... - Dựa theo mức độ hiểu
biết lẫn nhau, thân thiện với nhau.
Quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp
- Phi đối xứng, nghĩa là sẽ giữ ngun khơng
thay đổi trong q trình giao tiếp.
- Đối xứng, có thể tạo sự thân tình hoặc xa lạ với
những mức độ khác nhau. Qua thương lượng có thể
thay đổi khoảng cách. Yếu tố đặc trưng
- Quan hệ này đặc trưng bởi yếu tố quyền lực và
tạo ra khoảng cách giữa hai bên giao tiếp.
- Quan hệ này đặc trưng bằng yếu tố cận kề, gần
gũi theo mức độ tình cảm và ln hướng tới sự đồng
đẳng, thân mật.
Biểu hiện - Quan hệ nơi công sở,
nghi thức,... - Quan hệ bạn bè, đối tác,
trong gia đình,... [ Xem thêm 7, 17 - 18]
Quan hệ liên cá nhân chi phối cả tiến trình giao tiếp, cả nội dung và hình thức của diễn ngơn, do đó, xưng hơ chịu áp lực rất mạnh từ quan hệ này.
Qua việc sử dụng từ xưng hô mà vai nghe biết được vai nói xác định quan hệ vị thế và quan hệ xã hội với mình như thế nào. Trong tiếng Việt, lựa chọn và
sử dụng từ xưng hô được coi như là một chiến lược trong việc thiết lập quan hệ liên cá nhân trong hội thoại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http:www.Lrc-tnu.edu.vn
12 Trong những cơ quan, cơng sở,... thì nghi thức giao tiếp là một điều bắt
buộc mọi người phải tuân theo, do đó, quan hệ quyền uy ở đây được xác lập một cách vững vàng và ít bị thay đổi nhất. Nhân viên và thủ trưởng đã có
những từ xưng hơ giúp định vị thứ bậc rõ ràng không thể có sự đổi ngơi trừ khi xuất hiện vấn đề tình cảm, mục đích riêng,... chi phối giao tiếp.
Thực ra, trong đời sống thường ngày thì giao tiếp trong gia đình, tiêu biểu là trong cách lựa chọn từ xưng hô đã cho chúng ta thấy đây không chỉ là
biểu hiện của việc tôn trọng quan hệ thân cận mà còn là biểu hiện của quan hệ quyền uy trong việc tạo ra khơng khí vừa tơn nghiêm vừa thân mật trong gia
đình. Chẳng hạn, thay bằng cách xưng ơng bà và hơ cháu thì các nhân vật giao tiếp ở đây chuyển thành cách xưng ông bà và hô con, em,... Thay bằng
cách gọi bố mẹ thì người con đã có con chọn cách xưng con thông thường nhưng chuyển cách hô mà đứng ở vị trí con mình gọi bố mẹ là ơng bà,...
1.1.2. Hoàn cảnh giao tiếp
Hoàn cảnh giao tiếp là một trong những yếu tố chủ đạo chi phối hoạt động giao tiếp của con người. Đó là thế giới thực tại mà chúng ta đang sống
với tất cả những nhân tố xã hội - ngôn ngữ ảnh hưởng đến việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, như: hiểu biết về thế giới xã hội, văn hố, tơn
giáo, lịch sử, ...; phong tục, tập quán; trình độ học vấn; kinh nghiệm xã hội; thói quen sử dụng ngôn ngữ; phạm vi giao tiếp công sở, gia đình, ngồi xã
hội, trong các vùng lãnh thổ riêng,...; đề tài, chủ đề hay hình thức giao tiếp.... Chẳng hạn, trong đoạn đối thoại sau đây:
- Chỉ qua bến Cốc thơi nhá - Ơng chủ hào hiệp của tôi mặc cả - Thằng ngu như chó, trời rét thế này về mà nằm ổ. Mày định học đánh cá mòi để làm
gì thế? - Nó định lớn lên lập hợp tác xã - Một gã béo lẳn và đen trùi trũi ở
chiếc thuyền bên mỉm cười thâm hiểm - Giêsuma Ông lỏi đã sành đi đánh cá đêm thì ta chỉ còn xương cá mà ăn thơi đấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http:www.Lrc-tnu.edu.vn
13 - Quẳng nó xuống sơng cho Hà Bá bắt - Một gã nào đấy hăm doạ.
Thuyền gã lướt qua và gã dùng chiếc mái chèo thúc vào sườn tơi đau điếng. - Ơng cho nó đi xúi cả mẻ cá đêm nay là ăn đòn đấy - Một lão mắt
chột gầm gừ. Lão giơ mái chèo vẻ chẳng có gì là đùa bỡn cả. - Thơi mày xuống đi - Ơng chủ của tơi hốt hoảng - Cái lão trùm Thịnh
không đùa với lão được đâu. - Cháu xin bác… - Tôi rên rỉ - Bác bảo cho cháu đến cuối bến Cốc cơ mà
- Cốc với cò gì... - Ơng chủ của tơi lái thuyền vào bờ, nửa như bực bội nửa như ngượng nghịu - Mày chỉ mới ngồi mà nước tràn cả vào thuyền, đến
cuối bến Cốc thì tao xuống dưới đáy sơng với Hà Bá à? [27, 6] Trong đoạn thoại trên có thể xác định được hoàn cảnh giao tiếp như sau:
+ Chủ đề giao tiếp: việc xin đi đánh cá đêm của cậu bé. + Phạm vi giao tiếp: bến sông.
+ Hình thức giao tiếp: đối thoại trực tiếp trong cuộc đối thoại này hình thức là đa thoại với 5 nhân vật tham gia giao tiếp xoay quanh một chủ
đề chính. + Phong tục, thói quen: tục đi đánh cá mòi đêm của ngư dân vùng biển.
+ Trình độ học vấn: là những người dân lao động. + Tư tưởng, quan niệm: bảo thủ, lạc hậu,... sợ vía người lạ đi cùng
khiến mẻ cá đêm bị xui. Trong hoàn cảnh giao tiếp người ta đặc biệt chú ý đến sự tồn tại của
tính quy thức và phi quy thức trong giao tiếp thông qua sự diễn đạt ngôn ngữ của các vai giao tiếp.
Tính quy thức ở đây được hiểu là những yêu cầu, những quy tắc, những nghi lễ,... trong những hoàn cảnh giao tiếp hẹp không gian, thời gian cụ thể
để cuộc giao tiếp diễn ra như trong các nghi lễ ngoại giao, tôn giáo, trong công sở, nhà trường,.... Đây là các nghi thức mang tính quy phạm, có chuẩn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http:www.Lrc-tnu.edu.vn
14 mực riêng mà các thành viên tham gia giao tiếp ngầm hiểu và tơn trọng thực
hiện nó. Ngược lại, tính phi quy thức là những hành vi giao tiếp ngoài xã hội,
nơi những hoạt động giao tiếp diễn ra mà không chịu ảnh hưởng chi phối của bất cứ quy tắc, nghi lễ nào. Các vai giao tiếp được tự do, thoải mái bộc
lộ mình.
Tính quy thứcphi quy thức của hồn cảnh giao tiếp còn ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn và sử dụng các từ xưng hơ, “nó có mối quan hệ rất chặt chẽ
với các chức năng của từ xưng hô cũng như vị thế xã hội và quyền uy của nhân vật giao tiếp” [26, 43]. Do đó, có thể nói trong hệ thống từ xưng hơ
chúng ta có thể xét đến từ xưng hơ có tính quy thức và từ xưng hơ khơng có tính quy thức.
Ở những người có vị thế ngang bằng nhau như bạn - bạn thì việc sử dụng từ xưng hơ ít tính quy thức hơn. Ngược lại, xưng hô ở vị thế khơng
ngang bằng thì vai giao tiếp nhất là vai thấp hơn thường có lối xưng hơ quy thức, chuẩn mực, “xưng khiêm hô tôn”.
Các đại từ xưng hô thực thụ trong tiếng Việt trừ đại từ tôi phần lớn ít có tính quy thức. Các danh từ thân tộc ông, bà, cô, chú, anh, ... đang chiếm
ưu thế trong các giao tiếp xã hội cùng các danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp giáo sư, bác sĩ, thầy giáo, ... ... mang tính quy thức cao trong hoạt động giao
tiếp. Trong khi đó danh từ chỉ tên riêng lại mang tính chất trung gian và thường phải căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể mà xác định tính quy
thứckhơng quy thức. Chẳng hạn, trong các phát ngôn sau:
- Mời em Dung lên bảng - Dung lấy cho chị cái lọ hoa ở trên bàn nhé
Cùng là hai nhân vật, mối quan hệ là chị em nhưng đặt trong hai hoàn cảnh giao tiếp mỗi người lại đóng một vai khác nhau do đó tính quy thức cũng
được biểu hiện khác nhau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http:www.Lrc-tnu.edu.vn
15 + Trong phát ngôn 1: có 2 vai giao tiếp cô giáohọc sinh. Trong mơi
trường học tập u cầu tính nghi thức cao do đó cách hơ bằng tên riêng em “Dung” thể hiện tính quy thức cao hơn.
+ Trong phát ngơn 2: có 2 vai giao tiếp chịem. Xét trong tương quan thì vai giao tiếp là không ngang bằng nhưng ở đây hoàn cảnh giao tiếp chi
phối chính việc sử dụng từ xưng hô kết hợp với nhân tố thái độ, ngữ điệu,... khiến việc sử dụng từ hơ bằng tên riêng “Dung” ít tính quy thức hơn.
1.2. Lý thuyết về hội thoại 1.2.1. Khái niệm hội thoại

Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

×