Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http:www.Lrc-tnu.edu.vn
2 1.3. Tôi được sinh ra và lớn lên ở chiếc nôi quê hương cách mạng, gắn
với cảnh quan thiên nhiên, và những con người bình dị đã làm nên lịch sử. Đó là mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào; là rừng cọ, đồi chè, bến nước Bình
Ca…những địa danh in đậm dấu ấn lịch sử của dân tộc ta trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Lịch sử nơi đây đã trở thành kỷ niệm gắn
bó sâu nặng với Tố Hữu, và được kết đọng lại trong các vần thơ của ông, trước hết là tập thơ Việt Bắc.
Là người con của quê hương cách mạng, và là giáo viên một trường phổ thông mang tên địa danh lịch sử Tân Trào, tơi rất u thích và có nhiều cảm xúc
đối với thơ Tố Hữu, đặc biệt là tập thơ Việt Bắc, bởi ông đã ghi lại một cách chân thực những nét đẹp mộc mạc, giản dị của con người và cảnh quan thiên nhiên một
miền sơn cước - nơi tơi sống và cơng tác. Vì vậy nếu đề tài được thực hiện thành công, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần để tác phẩm Việt Bắc mãi mãi nhận được
sự đón đợi và mến mộ của đơng đảo bạn đọc, trong đó có người đọc là các thế hệ trẻ của quê hương tôi.
2. Lịch sử vấn đề
Trong hơn năm thập kỷ qua, thơ Tố Hữu đã trở thành một đối tượng nghiên cứu lớn của giới học thuật, thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu, phê bình
tên tuổi.
2.1. Những bài nghiên cứu về thơ Tố Hữu nói chung
Ngay từ khi thơ Tố Hữu mới xuất hiện rải rác trên báo chí cách mạng vào những năm cuối thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương, cùng với sự đón nhận
nồng nhiệt của cơng chúng, giới văn học cách mạng đã đánh giá cao thơ ông. Trong bài viết đầu tiên giới thiệu về thơ Tố Hữu báo Mới, số 1, ngày 1-5-1939
tác giả K và T đã khẳng định:“ Thơ Tố Hữu là cả một nguồn sinh lực đem phụng sự cho lý tưởng”, “ Với Tố Hữu, chúng ta có một nhà thơ cách mạng có tài”, “nhà
thơ chiến sĩ”, “ nhà thơ của tương lai”…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http:www.Lrc-tnu.edu.vn
3 Từ sau 1954 cho đến sau 1975, có rất nhiều bài viết về thơ Tố Hữu. Đặc
biệt có ba cơng trình biên khảo chun sâu về thơ ơng. Đó là: Thơ Tố Hữu của Lê Đình Kỵ 1979, Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí của
Nguyễn Văn Hạnh 1985 và Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử 1987. Hai cơng trình đầu tiếp cận thơ Tố Hữu theo phương pháp truyền thống, kết hợp khảo
cứu công phu, khoa học với cảm thụ nghệ thuật tinh tế. Hai tác giả đã lần đầu tiên nghiên cứu thơ Tố Hữu như một chỉnh thể tồn vẹn, có hệ thống, với nhiều phát
hiện và đánh giá quý báu theo phương pháp nghiên cứu mác xít. Cơng trình Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử tiếp cận thơ Tố Hữu
theo hướng thi pháp học đem đến những cảm nhận và đánh giá mới mẻ về thơ Tố Hữu khác với cách phân tích truyền thống.
Hà Minh Đức, cũng là một người bền bỉ, chuyên tâm nghiên cứu về thơ Tố Hữu qua hai Lời giới thiệu công phu cho hai Tuyển tập thơ Tố Hữu vào các
năm 1979 Nxb Văn học và 1995 Nxb Giáo dục. Ngồi ra còn có rất nhiều bài nghiên cứu về thơ Tố Hữu ở trong và ngoài
nước, tiêu biểu như của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Hồng Trung Thơng, Nguyễn Đăng Mạnh, Vũ Đức Phúc,...Nhìn chung các bài nghiên cứu đều có sự
nhìn nhận đánh giá những giá trị cơ bản và nổi bật của thơ Tố Hữu.
2.2. Những bài nghiên cứu về các tập thơ của Tố Hữu
Từ tập thơ đầu tay Từ ấy, đến các tập Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và Hoa,…đã có hàng trăm bài viết, cơng trình nghiên cứu phê bình phong phú, đa
dạng dọc theo đời thơ Tố Hữu suốt nửa thế kỷ qua. Tập thơ Từ ấy có các bài viết tiêu biểu của Đặng Thai Mai, Phan Cự Đệ,
Vũ Đức Phúc, Hồi Thanh,… Tập thơ Việt Bắc có các bài viết tiêu biểu của Vũ Đức Phúc, Hoài Thanh,
Hoàng Trung Thơng,..
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http:www.Lrc-tnu.edu.vn
4 Tập thơ Gió lộng có các bài viết tiêu biểu của Hồi Thanh, Lê Đình Kỵ,
Nguyễn Văn Long, Hà Xuân Trường… Các tập thơ khác có các bài viết của Hà Minh Đức, Nguyễn Văn Hạnh,
Hoài Thanh, …
2.3. Xung quanh tập thơ Việt Bắc
Có nhiều bài phê bình, đánh giá về tập Việt Bắc, đặc biệt xuất hiện tập trung trong cuộc tranh luận diễn ra vào năm 1954- 1955 với hai luồng cảm hứng.
Luồng cảm hứng phủ định với những bài viết của Hoàng Yến, Hoàng Cầm, Lê Đạt… Hoàng Yến phủ định“chủ nghĩa hiện thực trong tập thơ Việt Bắc. Nhận
xét về bài thơ Bắn Hoàng Yến viết:“ Tác giả đã tổng kết sự việc trên tài liệu chứ chưa kinh qua thực tế của cuộc sống để tổng kết chất thơ”. “ Khi Tố Hữu nói về
cái Việt Bắc oai hùng, cái đất thần thánh, thiêng liêng của cách mạng thì hơi thơ đuối, khí thơ đoản, cái nhiệt tình nóng cháy trên kia tưởng như giảm sút đi”...
Cũng như Hoàng Yến, Hoàng Cầm nhận xét:“ Tập thơ Việt Bắc thiếu chất sống thực tế”, là“ thùng nước lỗng”, là“ khơng hiện thực”, cụ thể khi nhận xét về bài
Cá nước Hồng Cầm viết: “Tình cảm gặp gỡ giữa anh cán bộ và anh bộ đội cũng chỉ nhẹ nhàng lớt phớt”. Ở bài Bắn“ Bài thơ tuy có vẻ sơi nổi giục bắn, mà thực ra
bàng quan lạnh lùng”… Lê Đạt nhận xét:“ Tính chất tiểu tư sản và xa thực tế là hai khuyết điểm căn bản nó cản trở khả năng hiện thực của Tố Hữu. Nó là nguyên
nhân của cái buồn, cái công thức, cái hời hợt rải rác trong tập thơ. Bác lại các ý kiến trên là những bài viết khẳng định giá trị cơ bản và nổi
bật của tập thơ Việt Bắc, như của Hồi Thanh, Nguyễn Đình Thi, Vũ Đức Phúc, Xuân Diệu,… cùng một số bạn đọc. Vũ Đức Phúc nhận xét về tập thơ Việt Bắc,
cụ thể bài thơ Em bé Triều Tiên “những dòng thơ của Tố Hữu, ngoài việc tả những cảnh thảm thiết, điển hình, có thực, cũng khơng có một chữ nào nói q đi
để làm cho người đọc ghê rợn”. Hoài Thanh khẳng định “Cả tập thơ Việt Bắc xây dựng trên một tình yêu lớn: tình yêu nước. Giá trị tập thơ, tác dụng tập thơ là ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http:www.Lrc-tnu.edu.vn
5 đó”. Nguyễn Đình Thi cũng đánh giá cao thơ Tố Hữu“ Thơ Tố Hữu đi vào thực
tế quần chúng”. Xuân Diệu rất nhạy cảm để chỉ ra nét riêng của thơ Tố Hữu là“ Tiếng thơ của tình thương mến” làm nên“ hương vị của thơ Tố Hữu” và là nét
chủ đạo trong phong cách nghệ thuật của ông. Cuộc thảo luận kết thúc với bài tổng kết của Hoàng Trung Thông về tập
thơ Việt Bắc Báo Nhân dân, 11-1955. Năm 2005, Lại Nguyên Ân tập hợp những bài viết trong cuộc thảo luận,
thành một ấn phẩm sưu tầm và biên soạn có tên: Tư liệu thảo luận 1955 về tập thơ Việt Bắc.
Nhìn chung, trong quan niệm văn học và cách phê bình lúc này, tính chất xã hội học là nét khá đậm, ở cả những ý kiến đề cao lẫn những ý kiến hạ thấp giá
trị tập thơ. Qua hai luồng cảm hứng phủ định và khẳng định giá trị cơ bản của tập thơ, ta thấy những bài viết mang quan điểm phủ định quy chiếu tác phẩm văn học
vào các nội dung xã hội, chính trị, đồng nhất văn học với chính trị, vận dụng quan điểm giai cấp một cách máy móc để phân tích văn học. Thậm chí đơi khi còn
cường điệu, khơng nói đúng những gì tác phẩm vốn có, dẫn đến nhận định mang tính chủ quan cho rằng thơ Tố Hữu là“ bản chất tiểu tư sản cách mạng, chủ nghĩa
ái quốc trong tập thơ Việt Bắc là chủ nghĩa ái quốc lãng mạn tiểu tư sản”. Trong cuộc thảo luận này ngoài hai luồng ý kiến ngược nhau như trên,
cũng đã có nhiều bài phê bình thực sự có giá trị, khám phá và phân tích những giá trị nổi bật của tập thơ Việt Bắc. Để nhìn nhận đúng giá trị, vị trí của tập thơ, ta
phải đặt tập thơ trong hoàn cảnh lịch sử xã hội lúc đó. Cụ thể là trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1946- 1954, thơ Tố Hữu giữ một vị trí quan
trọng trong thơ kháng chiến, và được phổ biến rộng rãi, bởi thơ ông đáp ứng được sớm nhất và tốt nhất cho hai yêu cầu cơ bản của văn học cách mạng và kháng
chiến- đó là dân tộc hoá và đại chúng hoá như đã được đặt ra trong Đề cương về văn hoá Việt Nam 1943; và hai phương châm: Cách mạng hoá tư tưởng và quần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http:www.Lrc-tnu.edu.vn
6 chúng hoá sinh hoạt, trong những năm sau đó khi cả dân tộc bước vào cuộc
kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp. Trong nền thơ kháng chiến chống Pháp khơng có một tên tuổi nhà thơ nào có được vị trí xứng đáng như nhà thơ Tố
Hữu. Các tác giả khác tên tuổi họ thường chỉ gắn với một hoặc vài bài thơ như Hoàng Lộc với Viếng bạn, Hồng Nguyên với Nhớ, Tân Sắc với Lên Cấm Sơn,
Trần Hữu Thung với Thăm lúa, Hồ Vi với Lời quê, Quang Dũng với Tây tiến…Riêng Tố Hữu là sự xuất hiện liên tục, đều đặn những bài thơ được quần
chúng yêu mến, cho đến bài thơ dài Việt Bắc được chọn làm tên chung cho tập thơ gồm 37 bài được ấn hành ngay sau hồ bình lặp lại 1954.
2.4. Khảo sát văn bản tập thơ Việt Bắc