1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Báo cáo khoa học >

( Cơ cấu hàng xuất khẩu.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 86 trang )


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

- Căn cứ vào tính chất chuyên môn hoá sản xuất theo ngành: phân chia

thành: (i) sản phẩm công nghiệp nặng và khoáng sản, (ii) công nghiệp nhẹ và thủ

công nghiệp, (iii) sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp... Đây cũng chính là tiêu thức

mà thống kê của Việt Nam thường lựa chọn và được chia thành 3 nhóm chính (i),

(ii), (iii).

- Căn cứ vào trình độ kỹ thuật của sản phẩm: phân chia thành sản phẩm thô,

sơ chế hoặc chế biến.

- Dựa vào hàm lượng các yếu tố sản xuất mà cấu thành nên giá trị của sản

phẩm: sản phẩm có hàm lượng lao động cao, sản phẩm có hàm lượng vốn cao hoặc

công nghệ cao.

Mỗi loại cơ cấu mặt hàng theo cách phân loại nói trên chỉ là phản ánh một

mặt nhất định của cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Điều đó có nghĩa khi nhìn vào cơ cấu

mặt hàng xuất khẩu của một quốc gia trong một giai đoạn, có thể đánh giá được

nhiều vấn đề khác nhau, tuỳ vào góc độ xem xét. Nhìn chung, cơ cấu mặt hàng xuất

khẩu phản ánh hai đặc trưng cơ bản: sự dư thừa hay khan hiếm về nguồn lực và

trình độ công nghệ của sản xuất cũng như mức độ chuyên môn hoá.

Hiện nay, theo phân loại của tổ chức thương mại quốc tế (WTO), các hàng

hoá tham gia thương mại quốc tế được chia thành 10 nhóm theo mã số như sau:

0 - lương thực, thực phẩm



5 - hoá chất



1 - đồ uống và thuốc lá



6 - công nghiệp cơ bản



2 - nguyên liệu thô



7 - máy móc, thiết bị, giao thông vận tải



3 - dầu mỏ



8 - sản phẩm chế biến hỗn hợp



4 - dầu, chất béo động thực vật



9 - hàng hoá khác



Theo cơ cấu này cho thấy một cách tương đối đầy đủ về hàng hoá xuất khẩu

của một quốc gia. Tuy nhiên, khi áp dụng vào điều kiện Việt Nam thì cơ cấu này trở

nên không đầy đủ, vì sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu nằm ở nhóm 0 và

nhóm 2, 3, hơn nữa còn thể hiện ở nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ (nhóm sản

phẩm truyền thống của Việt Nam).

Khi định hướng chuyển dịch cơ cấu theo tiêu chuẩn này sẽ gặp nhiều khó

khăn. Để có thể phát huy được ưu điểm và khắc phục được nhược điểm khi áp dụng



NguyÔn ThÞ BÝch Liªn - K45 KT§N



12



Kho¸ luËn tèt nghiÖp

vào điều kiện Việt Nam, ta đưa ra cách phân loại hàng xuất khẩu Việt Nam thành

các nhóm sau:



NguyÔn ThÞ BÝch Liªn - K45 KT§N



13



Kho¸ luËn tèt nghiÖp

1 - lương thực, thực phẩm



5 - dệt may, da giày



2 - nguyên liệu thô



6 - hàng chế biến tổng hợp



3 - nhiên liệu, năng lượng



7 - thủ công mỹ nghệ



4 - cơ khí, điện tử



8 - hàng hoá khác



Riêng các sản phẩm hàng hoá, hệ thống phân loại quốc tế SITC (System of

International Trade Classification) chia thành 3 nhóm sản phẩm lớn:

• Nhóm 1: sản phẩm lương thực, thực phẩm, đồ hút, đồ uống, nguyên nhiên

liệu thô và khoáng sản.

• Nhóm 2: sản phẩm chế biến.

• Nhóm 3: sản phẩm hoá chất, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải.

Trên đây là một số loại cơ cấu phân theo các tiêu thức khác nhau, mỗi loại cơ

cấu có ưu điểm, nhược điểm khác nhau, thậm chí ưu điểm trong thời gian này lại là

nhược điểm trong thời gian khác. Luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu việc

chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.

1.2.3. Sự cần thiết phải đổi mới cơ cấu hàng xuất khẩu.

Thứ nhất, đổi mới cơ cấu xuất khẩu có mối quan hệ hữu cơ với quá trình

CNH - HĐH và hội nhập kinh tế. Để có được đánh giá chính xác và toàn diện thực

trạng chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu trong thời gian vừa qua và định hướng cho thời

gian tới, cần phải dựa trên quan điểm cụ thể về CNH - HĐH.

Báo cáo Chính trị tại Đại hội toàn quốc IX của Đảng đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh

CNH - HĐH, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước

công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản

xuất phù hợp theo định hướng XHCN; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ

nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có

hiệu quả bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải

thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã

hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng

cường quốc phòng - an ninh”. Những mục tiêu, quan điểm và tư tưởng chỉ đạo về

CNH - HĐH đất nước được phản ánh rõ nét nhất là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế



NguyÔn ThÞ BÝch Liªn - K45 KT§N



14



Kho¸ luËn tèt nghiÖp

theo hướng CNH - HĐH; hướng mạnh về xuất khẩu có lựa chọn; CNH - HĐH theo

hướng mở cửa và hội nhập với thế giới.

Rõ ràng, giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với CNH - HĐH có mối quan hệ

biện chứng, cái nọ vừa là hệ quả nhưng lại là tiền đề cho cái kia. Song xuất khẩu

hàng hoá chỉ là một khâu trong quá trình tái sản xuất và là một bộ phận trong tổng

thể nền kinh tế nói chung, cho nên một mặt nó giữ vai trò thúc đẩy chuyển dịch cơ

cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, mặt khác với tư cách là chủ thể vừa diễn ra

trong quá trình CNH - HĐH, lại vừa diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu trong bản

thân lĩnh vực xuất khẩu.

Thứ hai, những thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu trên thị trường quốc tế có

những chiều hướng mới, các xu hướng rõ nét nhất là:

- Xuất khẩu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân của

các quốc gia, thể hiện mức độ mở cửa của các nền kinh tế quốc gia trên thị trường

thế giới.

- Tốc độ tăng trưởng của hàng hoá “vô hình” nhanh hơn các hàng hoá “hữu

hình”.

- Giảm đáng kể tỷ trọng các nhóm hàng lương thực, thực phẩm.

- Giảm mạnh tỷ trọng của nguyên liệu, tăng nhanh tỷ trọng của dầu mỏ và

khí đốt.

- Tăng nhanh tỷ trọng của sản phẩm công nghiệp chế biến, nhất là máy móc

thiết bị.

Tình hình trên bắt buộc Việt Nam phải thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu.

Thứ ba, chỉ có thay đổi cơ cấu xuất khẩu hàng hoá, chúng ta mới phát huy

thế mạnh lợi thế của đất nước về nguồn lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên

phong phú, và vị trí địa lý thuận lợi, đồng thời khắc phục được yếu kém về vốn,

trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý.

Thứ tư, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu sẽ tăng cường sức cạnh tranh của

hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới.

Một xu hướng của thị trường thế giới hiện nay là các sản phẩm có hàm lượng

khoa học và công nghệ cao, sức cạnh tranh mạnh mẽ, trong khi các sản phẩm

nguyên liệu thô ngày càng mất giá và kém sức cạnh tranh. Chu kỳ sống của các loại

NguyÔn ThÞ BÝch Liªn - K45 KT§N



15



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

×