e. Góp phần đổi mới cải tiến cơng tác quản lý của DN. - Nguồn lực của doanh nghiệp được kế toán đo lường, định lượng thành các
chỉ tiêu kinh tế, biểu hiện dưới hình thức giá trị nhằm cung cấp thơng tin có giá trị cho chức năng kiểm tra và đánh giá.
- Quá trình kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh là nhằm nhận biết tiến độ thực hiện và phát hiện những nguyên nhân sai lệch giữa kết quả đạt được so
với mục tiêu đặt ra. Ngồi ra q trình này còn giúp doanh nghiệp phát hiện những thay đổi sẽ xảy ra. Nếu kết quả kiểm tra đánh giá đúng sẽ có tác dụng tốt cho doanh
nghiệp trong việc điều chỉnh kế hoạch, là cơ sở để đề ra các giải pháp thực hiện trong tương lai.
- Cũng thông qua quá trình kiểm tra đánh giá còn giúp cho doanh nghiệp phát hiện những tiềm năng, thế mạnh cần được khai thác và khai thác bằng cách nào sẽ có
hiệu quả nhất đồng thời phát hiện những yếu kém cần được điều chỉnh.
II. QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ VÀ THÔNG TIN KẾ TOÁN ĐÁP ỨNG NHU CẦU QUẢN TRỊ NGẮN HẠN.
1. Quyết định quản trị. 1.1. Khái niệm:
- Quyết định là sản phẩm quan trọng nhất của quản trị và là khâu chủ yếu của quá trình quản lý, trong tổ chức nó quyết định tính chất đúng đắn hoặc khơng đúng
đắn của một tổ chức. - Quyết định là sản phẩm sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra chương trình
và tính chất hoạt động của tổ chức, để giải quyết một vấn đề đã chín muồi trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động liên quan và phân tích các thơng tin về hiện trạng của
tổ chức. - Như vậy quyết định quản trị trực tiếp hướng vào hoạt động của 1 tổ chức có
liên quan mật thiết với vai trò lãnh đạo và quyền hạn của người lãnh đạo, của bộ phận quản trị và hiệu lực của hệ thống tổ chức trong việc thực hiện quyết định đó.
1.2. Vai trò của quyết định quản trị.
Vai trò của quyết định quản trị được thể hiện qua việc thực hiện các chức năng quản trị:
- Quyết định quản trị thực hiện vai trò định hướng các hoạt động của tổ chức khi nó quy định phương hướng vận động và phát triển, khắc phục mâu thuẫn trên cơ
sở nghiên cứu các lợi ích có tính đến những yêu cầu, đòi hỏi của quy luật khách quan.
6
- Quyết định quản trị đảm bảo điều kiện cần thiết cho hoạt động của tổ chức khi nó xác định các nguồn lực vật chất cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu của tổ
chức. Ngày nay khi quyền hạn của nhà quản trị trong doanh nghiệp được mở rộng,
thì trách nhiệm trong việc ra quyết định của quản lý sẽ tăng lên điều đó đỏi hỏi cần phải có những yêu cầu đặt ra cho quyết định quản trị và người ra quyết định, cũng
như phải xây dựng được những nguyên tắc và phương pháp luận chung cho việc đề ra các quyết định.
1.3. Phân loại quyết định quản trị.
Do tính chất phức tạp của q trình quản trị, các quyết định đưa ra cũng rất đa dạng có thể phân loại theo các tiêu thức sau:
a. Căn cứ vào tính chất quyết định. Quyết định quản trị gồm:
- Quyết định chiến lược. - Quyết định chiến thuật.
- Quyết định tác nghiệp. + Quyết định chiến lược: Là các quyết định định hướng phát triển của doanh
nghiệp trong một thời kỳ nhất định liên quan đến tất cả các bộ phận, các cấp trong doanh nghiệp.
+ Quyết định chiến thuật: Là các quyết định mang tính chất thường xuyên hơn, đó là những quyết định nhằm đạt được những mục tiêu ngắn hạn, mang tính chất cục
bộ có tác dụng làm thay đổi hướng phát triển của hệ thống quản trị trong tổ chức. + Quyết định tác nghiệp: Là những quyết định ra hàng ngày, có tính chất điều
chỉnh chỉ đạo trong q tình thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp. b. Căn cứ vào thời gian thực hiện quyết định.
Quyết định quản trị bao gồm: - Quyết định dài hạn.
- Quyết định trung hạn. - Quyết định ngắn hạn.
c. Căn cứ vào phương pháp ra quyết định Quyết định quản trị bao gồm:
- Quyết định trực giác. - Quyết định có lý giải.
7
+ Quyết định trực giác: Thường xuất phát tư trực giác của nhà quản trị mà không cần tới sự phân tích thơng tin hay lý trí để ra quyết định. Các quyết định này
thường dựa trên cơ sở kinh nghiệm và cảm giác trực tiếp của người ra quyết định. + Quyết định có lý giải: Lại là các quyết định dựa trên cơ sở nghiên cứu và
phân tích thơng tin một cách có hệ thống. Các quyết định này thường được cân nhắc, so sánh, đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả, giảm bớt được nhầm lẫn trong quyết định.
d. Căn cứ theo phạm vi áp dụng thì có: - Quyết định chung.
- Quyết định bộ phận. - Quyết định lĩnh vực.
Quyết định lĩnh vực chỉ liên quan đến một số vấn đề về chức năng quản trị
nhất định trong doanh nghiệp . 2. Quyết định ngắn hạn.
2.1. Khái niệm.