1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

CHƯƠNG IIICÁC GIẢI PHÁP TỪ MỘT SỐ BÀI HỌC QUỐC TẾ CHO KẾ TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 116 trang )


Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



trở ngại về chính sách luôn là điều mà khiến cho doanh nghiệp e dè. Để thực hiện

EMA không đơn giản là việc thay đổi, xem xét lại cách nhìn nhận về chi phí môi

trường mà là nguồn tài chính của doanh nghiệp có đủ để thực hiện EMA hay không.

Do EMA mới được biết đến ở Việt Nam nên đội ngũ nhân lực về EMA chưa được

đào tạo bài bản về chất lượng cũng như cung nhân lực về ngành này. Hệ thống kế

toán hiện tại khó có thể thay đổi do cách làm quen thuộc và chưa có cái nhìn bao

quát về vấn đề mới. Thêm vào đó là việc áp dụng EMA (dự án thí điểm) khiến cho

doanh nghiệp còn lúng túng, thiếu thời gian và khó khăn trong phân bổ chi phí quản

lý chất thải. Việc chi phí quản lý chất thải nằm trong nhiều giai đoạn, quy trình có

thể bị bỏ qua hoặc bị chồng ghép là điều dễ dàng xảy ra. Trong khi đó, chưa có sự

tiêu chuẩn hóa khiến cho mâu thuẫn trong cách thức thực hiện kế toán thông thường

và thực hiện EMA.

Những đánh giá thực hiện chương trình thử nghiệm EMA ở Việt Nam trong

những năm qua:

-



Chi phí thực sự của các sản phẩm chênh lệch so với cách kế toán của



doanh nghiệp;

-



Chi phí thực sự của sản phẩm là tăng lên hay giảm đi so với cách tính



và hạch toán truyền thống của doanh nghiệp;

-



Lượng chất thải của mỗi loại sản phẩm và ở mỗi khâu cũng khác nhau;



-



Quá trình tạo ra nhiều chất thải lại được kế toán tương tự như quá trình



tạo ra ít chất thải. Do đó cần phải có sự phân bổ chi phí hợp lý;

-



Xác định được sản phẩm chiếm tỷ lệ chi phí môi trường nhiều nhất



trong tổng chi phí môi trường và giá thành.

Do những hạn chế nhất định khi thực hiện EMA nên chính phủ và cộng đồng

và chính cả bản thân doanh nghiệp cần có nỗ lực để thực hiện EMA.

2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phƣơng pháp EMA trong các

doanh nghiệp.

Các công ty thường coi nhẹ chi phí môi trường và cho rằng nó không tác

động đáng kể lên chi phí hay giá thành chung của sản phẩm. Chi phí môi trường như

một tảng băng ngầm, nó bị che giấu đi và chỉ thấy một phần rất nhỏ là xử lý và thải



Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45 74



Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



bỏ. Mà không thấy hết được các khoản chi phí trong doanh nghiệp như: quản lý chất

thải, chi phí khắc phục chất thải, đào tạo, khoản lệ phí, chi phí khắc phục những hậu

quả trong tương lai hoặc chi phí bồi thường, các rủi ro gặp phải bởi sự thay đổi quy

định trong tương lai, chiến lược và văn hóa doanh nghiệp, các mối quan hệ với

khách hàng, nhà đầu tư, người đi vay…. Nhưng chính chi phí môi trường lại là một

yếu tố đáng kể cấu thành lên giá thành sản phẩm và hình ảnh của công ty. Hơn hết

doanh nghiệp phải khắc phục môi trường mà doanh nghiệp phải gánh chịu trong

tương lai như: sự cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm đất, nước và không khí, tác

động đến sức khỏe con người, tiếng ồn, thẩm mỹ…. Bằng cách nhận dạng và kiểm

soát các loại chi phí môi trường, các hệ thống của EMA có thể hỗ trợ các nhà quản

lý môi trường cân bằng các dự án sản xuất sạch hơn và tìm ra những cách mới để

tiết kiệm tiền của và cải thiện hoạt động môi trường cùng lúc.

Để sử dụng phương pháp EMA thì doanh nghiệp cần phải làm những gì?

Tích hợp EMA với công cụ nào để có lợi cho môi trường và kinh tế. Từ bài học kinh

nghiệm của một số nước trên thế giới, có thể đưa ra một số giải pháp, cách làm như

sau:

2.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện EMA cụ thể.

Trong giai đoạn toàn cầu hóa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền

vững, việc thực hiện EMA đem lại cơ hội tốt cho doanh nghiệp xây dựng hình ảnh

của mình. Nên doanh nghiệp cần phải đánh giá chính xác trong nội bộ tổ chức cũng

như trong sản xuất để đưa ra những biện pháp áp dụng thích hợp nhất.

Trước khi thực hiện EMA cần phải xem xét điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội

và thách thức của doanh nghiệp về hoạt động sản xuất, kinh doanh, môi trường:

-



Các tác động của môi trường lên ngành sản xuất (bao gồm cả đơn vị



vận tải, đơn vị sản xuất năng lượng…), các tác động kinh tế có liên quan đến tác

động môi trường;

-



Xác định những yếu tố có sẵn để cải thiện hiệu suất kinh tế và môi



trường của công ty để phục hồi hệ sinh thái bị suy thoái;

Nếu thực hiện EMA, doanh nghiệp nên xem xét điểm mạnh và điểm yếu của

hệ thống kế toán hiện tại trước khi thay đổi và sử dụng EMA. Hệ thống kế toán hiện



Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45 75



Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



tại cũng rất hữu ích để xây dựng các biểu đồ dòng chảy hoặc các loại biểu đồ để

phân bổ và xử lý chi phí.

Sau đó lên kế hoạch các bước thực hiện EMA:

-



Cam kết của ban lãnh đạo công ty cho mục đích bảo vệ môi trường và



hiệu quả kinh tế;

-



Lập kế hoạch, xác định mục tiêu và tổ chức thực hiện chương trình;



-



Đánh giá (kiểm tra các quy trình sản xuất và trang thiết bị của công ty,



phát triển cân đối vật liệu cho quá trình và thiết bị, phân tích và đánh giá thông tin,

lựa chọn sản phẩm);

-



Nghiên cứu tính khả thi của các mục đã chọn (kỹ thuật đánh giá, thẩm



định môi trường và đánh giá kinh tế);

-



Phân tích đầu tư (mua sắm thiết bị, thời gian hoàn vốn, giá trị hiện tại



ròng, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ…);

-



Phân tích tình trạng kinh tế của công ty (trong báo cáo kinh doanh,



phân tích bảng cân đối kế toán, phân tích các chỉ số kinh tế);

-



Triển khai chương trình;



-



Giám sát thực hiện, theo dõi tiến độ, đánh giá kết quả thực tế, kết luận



và giải pháp.

Bước đánh giá các trang thiết bị là quan trọng. Các doanh nghiệp cần phải

xem xét, đánh giá các thiết bị môi trường hiện tại trong chính công ty. Trang thiết bị

là một phần thiết yếu trong việc xây dựng hệ thống môi trường cũng như thực hiện

EMA. Thiết bị có thể đi kèm theo luôn dây chuyền sản xuất hoặc tách rời. Do đó,

tùy từng trường hợp mà tính khấu hao. Thay thế các trang thiết bị công nghệ cũ bằng

công nghệ mới có thể giảm thiểu được những tác hại gây ra cho môi trường xung

quanh.

2.2. Tích hợp EMA với các công cụ quản lý môi trƣờng khác.

Để đem lại lợi nhuận cao nhất, cần phải tích hợp công cụ EMA với các công

cụ quản lý môi trường khác. EMA sẽ làm tăng lợi ích thông qua việc sử dụng hệ

thống quản lý môi trường EMS kết hợp với sản xuất sạch hơn CP và việc lập báo



Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45 76



Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



cáo môi trường để xác định lợi nhuận tài chính cũng như rủi ro tài chính và kinh

doanh.

Trong giai đoạn lên kế hoạch của hệ thống quản lý môi trường, đánh giá các

yếu tố môi trường thông qua hệ thống tiêu chuẩn ISO 4001. Các công ty nên:

-



Xác định các yếu tố có tác động lên môi trường và



-



Xác định mức độ quan trọng của mỗi yếu tố trên.



Khi thiết lập và đánh giá các mục tiêu của mình, một tổ chức nên xem xét cả

những yêu cầu pháp lý và những yêu cầu khác cùng các yếu tố môi trường quan

trọng, các lựa chọn về mặt công nghệ, khả năng tài chính, những yêu cầu trong

doanh nghiệp và hoạt động, quan điểm của những đối tác quan tâm.

Ngay sau khi hoàn thành bảng phân tích chi tiết về sản xuất sạch hơn, những

phân tích đầu vào/ đầu ra và phân tích luồng nguyên liệu thì bắt đầu xây dựng EMA.

Trong các công ty không có hệ thống kế toán môi trường và hệ thống kiểm soát môi

trường được thực hiện tốt. Nhất là trong các công ty vừa và nhỏ, nếu không có cả

CPA và EMA, các công ty cần thực hiện CPA trước EMA, nhất là khi công ty

không có được dữ liệu chính xác về quy trình.

Công ty sử dụng các chỉ số hiệu quả môi trường để đánh giá, phân tích dòng

nguyên liệu đầu vào cũng như đầu ra để cho thấy hiệu quả sử dụng năng lượng và

tiết kiệm năng lượng, tài nguyên.

Các công ty đưa tính toán lợi nhuận và chi phí tài chính của hoạt động môi

trường vào bản đánh giá và báo cáo về hoạt động môi trường. Doanh nghiệp sẽ hiểu

rõ hơn về tác động của môi trường lên hoạt động kinh doanh.

2.3. Đánh giá các yếu tố môi trƣờng của doanh nghiệp tác động lên xã

hội.

Hoạt động sản xuất hay bất cứ hoạt động nào đem lại cho xã hội nhiều lợi ích

về mặt kinh tế, nhưng xét về yếu tố môi trường, nó có thể đem lại các yếu tố tốt và

xấu. Sử dụng phương pháp EMA mang lại hiệu quả về kinh tế và môi trường. Các

doanh nghiệp nên xem xét kỹ các yếu tố môi trường của công ty tác động lên xã hội

khi thực hiện EMA như trong các công ty áp dụng CP ở Lithiuania như sau:



Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45 77



Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



-



Địa điểm của dự án ví dụ như trung tâm dân số, sử dụng đất nhạy cảm



địa phương và các nguồn ô nhiễm hiện tại;

-



Phân loại ô nhiễm (không khí, nước mặt, nước ngầm, chất thải nguy



-



Quy mô tác động ô nhiễm đối với môi trường;



-



Ảnh hưởng việc ô nhiễm bao gồm cả độc tính có thể cho sức khoẻ con



hại…);



người, có thể tác động về biến đổi khí hậu, và thiệt hại cho hệ sinh thái tự nhiên và

môi trường sống.

Việc xác định các yếu tố môi trường của doanh nghiệp lên xã hội nhằm làm

rõ và cung cấp thông tin chính xác và khách quan hơn. Khi thực hiện EMA, đánh

giá tác động giúp cho doanh nghiệp sẽ có hành động và phương hướng cụ thể để tiết

kiệm và nâng cao hiệu quả sản xuất. Khi đó doanh nghiệp sẽ phải đề ra các phương

hướng nhằm giảm thiểu tác động lên môi trường xã hội. Đồng thời xem xét các nhân

tố khách quan nhằm có biện pháp phòng chống và giảm thiểu rủi ro.

2.4. Sử dụng hiệu quả sinh thái để đánh giá và phát triển kinh tế bền

vững.

Sử dụng công cụ hiệu quả sinh thái kết hợp với EMA nhằm giúp các doanh

nghiệp định hướng phát triển bền vững trong kinh doanh, nâng cao hiệu suất môi

trường và hiệu quả kinh tế cao. Định hướng đầu tư hiệu quả sinh thái để phục vụ quá

trình ra quyết định tốt hơn của nhà quản lý.

Trước khi đưa ra bản kế hoạch áp dụng EMA, các công ty cần tính toán, sử

dụng các chỉ số hiệu quả sinh thái để đánh giá dự án đầu tư và phát triển kinh tế bền

vững.

Bước 1: Sử dụng kế toán quản lý để hạch toán tài chính trong doanh nghiệp.

Nguồn vốn mà doanh nghiệp đầu tư phát triển có thực sự hiệu quả cao hay không.

Bước 2: Hạch toán sinh thái nội bộ để quản lý các chỉ số môi trường, các yếu

tố chỉ thị để biết được hiệu quả hoạt động môi trường ra sao.

Bước 3: Sử dụng ma trận BCG để xem xét doanh nghiệp đang ở vị trí nào

trong ma trận. Do đó, doanh nghiệp sẽ có bước hành động đúng đắn – có thể là đầu

tư thêm vốn, hoặc rút lui, hoặc duy trì.



Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45 78



Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



Bước 4: Sau khi xem xét các yếu tố trên doanh nghiệp thử nghiệm và triển

khai thực hiện.

Doanh nghiệp sử dụng các công thức tính hiệu quả sinh thái môi trường để

đánh giá tác động từ hoạt động sản xuất, xử lý nước thải lên môi trường. Sử dụng

các chỉ số đó để thấy được rằng hiệu quả sử dụng EMA có được cộng đồng, chính

phủ và chính doanh nghiệp đó công nhận. Để cải tiến hiệu suất của công ty, bao

gồm đánh giá chính xác hiệu suất môi trường, và hoạt động kế toán chi phí có hiệu

quả đòi hỏi phải có hiệu quả kế toán nguyên vật liệu, tức là sự hiểu biết về nguyên

vật liệu và dòng chảy năng lượng của hệ thống sản xuất – điều kiện tiên quyết để

xác định và theo dõi các chi phí môi trường và các loại chi phí không hiệu quả khác.

Cân đối nguyên vật liệu và nguồn năng lượng là một trong những căn cứ quan trọng

nhất để phân tích các chi phí liên quan đến thông tin chính xác.

2.5 . Kiểm tra, giám sát, và sử dụng cân bằng nguyên vật liệu.

Thực hiện EMA không chỉ có mỗi tính toán về nguồn vốn, tài chính mà còn

phải xem xét các yếu tố thuộc về phân tích nguyên vật liệu, dòng năng lượng. Đó

chính là cơ sở để xác định vấn đề, tức là đánh giá dự án tiềm năng ở cấp độ nhà máy.

Để EMA có hiệu quả thì doanh nghiệp phải kiểm tra, giám sát thường xuyên, có chế

độ theo dõi định kỳ và thường xuyên đối với dòng nguyên vật liệu. Để tránh rủi ro

cũng như sai sót, hoạt động giám sát phải luôn thắt chặt. Đồng thời phải ước tính sơ

bộ chi phí phát sinh lãng phí, phân tích chiều sâu đánh giá lựa chọn tập trung (sản

lượng của khối lượng và sự cấu thành của chất thải khác nhau, dòng năng lượng và

khí thải cũng như hiểu biết chi tiết về nguyên nhân gây lãng phí và dòng năng lượng

và khí thải). Thực hiện bằng cách triển khai cân đối chi tiết nguyên vật liệu ở từng bộ

phận, quy trình tạo sản phẩm (tùy từng trường hợp). Bước tiếp theo là thống nhất về

cách phân loại chi phí môi trường, quy định rõ những gì thuộc về chi phí môi trường

và những gì được loại trừ. Các chi phí môi trường có thể được xác định sau khi phân

tích các tác động môi trường đến công ty (trong đó các chi phí môi trường có tác động

nhất). Nhà quản lý nên tập trung vào các qua trình ra quyết định của đơn vị chẳng hạn

như mua nguyên vật liệu, phát triển sản phẩm, sản xuất, kế toán chi phí và tiếp thị,



Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45 79



Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



điều đó sẽ tạo được hiệu quả và mang tính kinh tế, môi trường cao đối với nguyên vật

liệu và nguồn năng lượng.

2.6. Công tác tổ chức đào tạo cán bộ

Đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong công ty là lực lượng đông đảo nhất,

chiếm đại bộ phận lực lượng lao động trong công ty. Họ là những người trực tiếp thực

hiện và giải quyết mọi vấn đề trong doanh nghiệp, và là người trực tiếp tiếp xúc với

nguồn nguyên vật liệu (công nhân) cũng như tính toán chi phí (kế toán). Có thể khẳng

định rằng, mục tiêu trong doanh nghiệp có đạt được hay không, hình ảnh và uy tín của

doanh nghiệp cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào năng lực của lực lượng lao động

này. Thực hiện EMA nghĩa là không được tính toán thiếu sót các chi phí trong hoạt

động sản xuất cũng như đến các khâu chi phí cuối cùng. Bởi vậy, các hoạt động đào

tạo và tổ chức cán bộ là hoạt động cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả môi trường cũng

như thúc đẩy phát triển kinh doanh. Đào tạo và huấn luyện nhằm trang bị cho cán bộ

công nhân viên những kiến thức mới nhất về Kế toán Quản lý Môi trường, tạo điều

kiện cho họ nắm bắt được những thay đổi về cách thức quản lý, kiến thức, các chuẩn

mực và quy định của pháp luật, có thể vận dụng vào lĩnh vực chuyên môn của mình.

Công tác đào tạo tập trung vào những vấn đề chính sau:

-



Đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ thông qua các lớp đào tạo dài hạn



trong và ngoài nước kết hợp với đào tạo tại chỗ. Việc đào tạo cần tập trung theo

trọng điểm và đào tạo một cách toàn diện để thực sự có những cán bộ có năng lực và

hiểu biết phục vụ yêu cầu công tác kinh doanh, tránh đào tạo tràn lan, lãng phí.

-



Trước xu hướng toàn cầu hóa và vấn đề môi trường đang là mối quan



tâm hàng đầu của các quốc gia, doanh nghiệp nên đào tạo đội ngũ nhân viên của

mình hiểu được quá trình sản xuất, công nghệ mới của doanh nghiệp, giỏi về nghiệp

vụ kế toán, để khi tính toán chi phí không thiếu sót, cũng như đảm bảo cho doanh

nghiệp vận hành và sử dụng EMA thành công.

-



Bồi dưỡng và nâng cao ý thức, thái độ, tinh thần trách nhiệm khi thực



hiện EMA. Mọi nhân viên cũng như cán bộ và bộ phận kế toán luôn ý thức rằng sử

dụng EMA tạo ra cơ hội cho công ty, đem lại lợi ích và hướng đến thân thiện với

môi trường.



Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45 80



Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



-



Hình thức đào tạo không nhất thiết là phải cử đi học mà có thể thông



qua các phong trào, hội thi, thảo luận tại đơn vị giúp cho cán bộ công nhân viên bổ

sung kiến thức, tạo bầu không khí làm việc sôi nổi, nhiệt tình và đoàn kết. Khuyến

khích sự sáng tạo và nâng cao trình độ…có biện pháp khen thưởng, xử phạt công

minh để cán bộ công nhân viên có ý thức cao trong công việc

-



Sắp xếp lao động hợp lý, có nghĩa là phải sử dụng đúng người đúng



việc, đảm bảo phù hợp về trình độ, năng lực, tính cách, phẩm chất, điều kiện, hoàn

cảnh, nguyện vọng và sở thích của mỗi người. Đặc biệt là phải mạnh dạn sử dụng

những cán bộ trẻ có năng lực, có trình độ thực sự trong công việc.

2.7. Xác định đúng và hợp lý các chi phí khi sử dụng EMA.

Doanh nghiệp tuy không cần phải thay đổi chế độ kế toán hiện tại của mình,

nhưng phải tách riêng chi phí môi trường khỏi tổng thể chi phí chung. Và cần phân

ra các loại chi phí môi trường rõ ràng như theo báo cáo của UNDSD là 4 loại chi phí

và một loại doanh thu. Có thư thế doanh nghiệp mới có thể tính toán hết và không

bỏ sót một chi phí nào. Các chi phí ẩn khó có thể tính toán hết được tỉ mỷ. Do đó,

cần phải lên danh sách, tính toán chi tiết, để có thể thấy được rõ ràng. Việc đánh giá

phải dựa trên tìm hiểu nguồn nguyên liệu được sử dụng là gì, ở đâu, tại sao và bao

nhiêu hoặc kết hợp với các sản phẩm cùng loại. Cứ khi nào là chi phí hợp lý, những

phí tổn định hướng môi trường nên được phân bổ trực tiếp cho hoạt động gây ra

những chi phí này và tương ứng với những yếu tố chính của phí tổn/ các yếu tố định

hướng phí tổn.

Khi theo dõi xác định chi phí EMA, nên kết hợp rõ ràng với các nhiệm vụ

hoặc quá trình tạo ra các chi phí. Có thể nêu ra một số ví dụ như sau:

-



Biên bản sản xuất bản cho tỷ lệ sử dụng nguyên vật liệu;



-



Hoá đơn ghi cho tỷ giá xử lý và số lượng;



-



Quan sát các hoạt động và thảo luận với nhân viên;



-



Hóa đơn cho các chi phí và cách sử dụng nước và năng lượng;



-



Hồ sơ đấu thầu với giá của thiết bị.



Sau quá trình theo dõi dòng vật liệu, năng lượng và biểu đồ miêu tả vật liệu

và dòng chảy năng lượng, rấ cần thiết so sánh điều này với biểu đồ giải thích cho



Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45 81



Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



nguồn nguyên liệu trong hệ thống kế toán hiện tại. Các kết quả có thể được dùng

cho các đề xuất cho phương pháp tiếp cận mới để phân bổ các chi phí môi trường

trong công ty.

Có như vậy, doanh nghiệp mới thấy được tác động của nó đến hiệu quả hoạt

động kinh doanh thực chất. Nếu không tính toán đầy đủ, doanh nghiệp khó có thể có

thông tin chính xác về hoạt động đầu tư vốn, cũng như hiệu quả xử lý môi trường.

Từ kinh nghiệm của các nước thực hiện EMA, thấy rằng các công ty thường

không đánh giá được những lãng phí của họ. Qua những kinh nghiệm đó cần thấy

rằng các công ty muốn thực hiện đổi mới trong kế toán và môi trường thì cần thiết

lập một tài khoản riêng cho lãng phí. Ngoài những chi phí xử lý chất thải, chi phí

khác như chi phí các nguồn thải nên được bao gồm trong tài khoản.

2.8. Các nhà quản lý cân nhắc các chi phí quan trọng trƣớc khi đƣa ra

quyết định kinh doanh.

Các nhà quản lý trong công ty sử dụng kết quả thực hiện EMA – được báo

cáo trong bảng cân đối kế toán để thực hiện quá trình ra quyết định của công ty.

Theo đó, tất cả các chi phí quan trọng và hợp lý đều được cân nhắc trước khi đưa ra

các quyết định kinh doanh, vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của sản phẩm.

Nhà quản lý cần xem xét hệ thống dòng nguyên vật liệu và hệ thống dữ liệu môi

trường. Đó là nền tảng tốt để điều chỉnh kế toán chi phí hiện tại và xử lý luồng thông

tin liên quan đến phân bổ chi phí cho các chi phí cốt lõi tương ứng. Và đó là đối

tượng của mục tiêu phân tích và cung cấp thông tin về môi trường để giúp cải thiện

các quyết định quản lý. Phương pháp quản lý chặt chẽ sẽ giúp cho nhà quản lý làm

được điều này.

2.9. Hiệu suất môi trƣờng và ứng dụng Marketing trong hoạt động

quảng bá về doanh nghiệp “xanh”.

Thực hiện Kế toán Quản lý Môi trường làm rõ ràng hơn các chi phí ẩn. Từ

đó tìm cách giảm thiểu chi phí này. Ngày nay, số lượng lớn những người tham gia

vào thị trường tài chính bắt đầu quan tâm đến yếu tố môi trường. Hãng bảo hiểm và

ngân hàng đang quan tâm đến những rủi ro tài chính liên quan đến các vấn đề về

môi trường và hiệu suất của người vay vốn. Một số khác lại quan tâm đến hiệu suất



Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45 82



Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



môi trường cao – tương đương với việc quy ra giá trị cổ phiếp cao. Vì vậy, trong

bảng cân đối kế toán, các công ty cần phải làm rõ những chi phí ẩn, và cho người

quan tâm bên ngoài thấy được rằng, công ty đã hoạt động công tác bảo vệ môi

trường, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên ra sao.

Marketing trong hoạt động quảng bá về doanh nghiệp “xanh” là một đòi hỏi

cần thiết hiện nay. Sử dụng marketing sẽ đảm bảo nâng cao khả năng cạnh tranh,

giúp doanh nghiệp đứng vững trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt do

nhiều doanh nghiệp cung cấp cùng loại sản phẩm dịch vụ. Cho đến nay, nhiều doanh

nghiệp kể cả tư nhân và nhà nước vẫn chưa ý thức được hết tầm quan trọng của việc

sử dụng marketing trong hoạt động quảng bá hình ảnh doanh nghiệp “xanh” đến

cộng đồng.

Để sử dụng có hiệu quả công tác marketing, điều đầu tiên mà doanh nghiệp

cần phải thực hiện đó là tiến hành nghiên cứu kỹ thị trường. Đây là một hoạt động

rất quan trọng nhằm tìm hiểu nhu cầu cũng như tâm lý của khách hàng tiềm ẩn cũng

như hiện tại. Để có được những thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, có giá trị thì

doanh nghiệp cần phải thu thập thường xuyên và có hệ thống. Việc thu thập thông

tin có thể thực hiện thông qua điều tra như : phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra

hay thông qua quan sát để xem xét phản ứng của thị trường, phản ứng của khách

hàng về sản phẩm mới từ việc ứng dụng EMA, sử dụng tiết kiệm tài nguyên….Từ

việc nghiên cứu thị trường doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình thị trường phù hợp

để phục vụ khách hàng sao cho vừa thoả mãn được tối đa nhu cầu của khách hàng.

Sử dụng marketing để cho cộng đồng và người quan tâm thấy rằng, bảo vệ môi

trường là mối quan tâm hàng đầu và là cần thiết trong một cộng đồng văn minh, hiện

đại. Đó là điều tiên quyết mà mỗi doanh nghiệp nào cũng phải chú ý, và phải tác

động lên tâm lý người tiêu dùng về hoạt động này. Khi việc mua một sản phẩm có

giá cao, nhưng sản phẩm đó lại “thân thiện” với môi trường thì đó là hành động vì

một toàn cầu “xanh” với người tiêu dùng “xanh”.

2.10. Văn hóa công ty “xanh”

Văn hóa là cội nguồn, là tinh hoa của dân tộc.Trong một doanh nghiệp cũng

vậy, văn hóa doanh nghiệp là cái nôi của sự bền vững, hợp tác, sẻ chia của mọi



Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45 83



Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



người trong công ty. Sức mạnh văn hóa doanh nghiệp là rất lớn. Để là một doanh

nghiệp “xanh” trong mắt người tiêu dùng. Trước hết doanh nghiệp phải hướng dẫn,

truyền tải đến nhân viên của mình những thông điệp về môi trường xanh. Làm cho

nhân viên biết được rằng: doanh nghiệp đang hướng đến mục tiêu là một doanh

nghiệp “xanh” đối với cộng đồng. Khi đó, nhân viên sẽ làm việc với nỗ lực, ý thức

rằng phải làm gì để trở thành một doanh nghiệp “xanh”từ mỗi cá nhân trong công ty.

Không chỉ trong toàn công ty, mà đặc biệt là từ các cấp quản lý cao nhất, phải luôn

nỗ lực để hướng đến mục tiêu chung của công ty. Trong phòng kế toán hành chính

phải luôn có những tính toán chi phí môi trường đúng đắn, hợp lý để cấp quản lý cao

nhất có thể đưa ra các quyết định đúng đắn nhất về các quyết định đầu tư.

3. Một số kiến nghị

3.1. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc

Một hiện thực khách quan là cho dù hoạt động của các doanh nghiệp và sử

dụng phương pháp EMA nói riêng có thay đổi như thế nào đi nữa thì cũng không

thể tách rời cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước. Do đó, muốn nâng cao hiệu

quả hoạt động thì ngoài nỗ lực của doanh nghiệp với các giải pháp nghiệp vụ của

mình thì cần phải có một môi trường pháp lý đồng bộ và đầy đủ.

Hiện nay, vấn đề môi trường đang rất nhức nhối không chỉ riêng ở mỗi quốc gia, mà

nó còn là hồi chuông báo động trên toàn thế giới. Việt Nam là một trong những

nước chịu ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng nước biển dâng. Vì thế, không chỉ

riêng mỗi cá nhân, công ty, mà chính phủ phải ngày càng nỗ lực để gia tăng các biện

pháp bảo vệ môi trường của chính mỗi quốc gia và toàn thế giới. Chính phủ sẽ làm

gì, và làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác bảo vệ môi trường.

Không chỉ những điều đơn giản là vận động người dân, mà chính phủ còn phải thúc

đẩy doanh nghiệp, công ty tham gia vào công tác bảo vệ môi trường. Cụ thể và thiết

thực hơn là việc khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng EMA, thực hiện các biện

pháp bảo vệ môi trường.

Cũng giống như trong kế toán thông thường có chuẩn mực kế toán, trong Kế

toán Quản lý Môi trường chính phủ nên ban hành các nguyên tắc, chuẩn mực áp

dụng chung cho các doanh nghiệp. Nên tách riêng tài khoản về chi phí môi trường ra



Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45 84



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

×