1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

Tổng quan về Kế toán Quản lý Môi trường (EMA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 116 trang )


Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



Chi phí truyền thống bao gồm các chi phí trực tiếp của vốn đầu tư, lao động,

nguyên vật liệu và đổ thải. Có thể bao gồm các chi phí định kỳ và không định kỳ.

Bao gồm các chi phí vốn và chi phí quản lý. Chi phí nguyên vật liệu bao gồm chi

phí mua nguyên vật liệu mà cuối cùng trở thành chất thải hoặc khí thải. Chi nhân lực

liên quan đến môi trường cần phải được tính thêm.

Các chi phí ẩn là các chi phí gián tiếp không được phân bổ vào sản phẩm và

dây chuyền. Có thể bao gồm các chi phí định kỳ và không định kỳ. Có thể bao gồm

các chi phí vốn và chi phí quản lý.

Các chi phí ngẫu nhiên là các chi phí trách nhiệm pháp lý bao gồm các khoản

tiền phạt do không tuân thủ pháp luật và các trách nhiệm pháp lý tương lai cho các

hoạt động làm sạch bắt buộc, đền bù những thiệt hại của cải vật chất và sức khỏe cá

nhân, Chi phí để khắc phục các vùng đất bị ô nhiễm, công nghệ kiểm soát nước thải

và xử lý nước thải. Những chi phí này góp phần quan trọng trong kế toán quản lý

(đánh giá chi phí của một tổ chức cho các thiết bị kiểm soát ô nhiễm, thu nhập từ vật

liệu tái chế, khoản tiết kiệm hàng năm từ các thiết bị tiết kiệm năng lượng mới), kế

toán tài chính (đánh và và báo cáo của tổ chức có trách nhiệm liên quan đến môi

trường).

Các chi phí quan hệ uy tín là những chi phí do doanh nghiệp chi trả. Bao

gồm các hạng mục chi phí khó xác định, bao gồm sự chấp nhận của người tiêu dùng,

sự trung thành của khách hàng, tinh thần và thu nhập cao của công nhân, các quan

hệ đoàn thể, hình ảnh của doanh nghiệp, các quan hệ cộng đồng và ước tính các chi

phí tránh các khoản phạt.

Chi phí xã hội (ngoại ứng) là kết quả từ các hoạt động của công ty nhưng

doanh nghiệp không phải chi trả trực tiếp. Những chi phí này do xã hội chi trả và

bao gồm sự suy thoái môi trường do sự lan truyền các chất ô nhiễm. Và giá cả sản

phẩm không được coi là giá ấn định hiện thời. Chi phí đó có thể được coi như một

yếu tố để đánh giá hiệu quả đầu tư. Chính phủ áp dụng các công cụ chẳng hạn như

thuế sinh thái, các quy định kiểm soát khí thải, phạt tiền gây ô nhiễm…tất cả các yếu

tố đó ảnh hưởng đến chi phí bên ngoài của công ty.



Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45



4



Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



Các biện pháp bảo vệ môi trường bao gồm tất cả các hoạt động thực hiện

đúng pháp luật, phù hợp với các cam kết hoặc tự nguyện của công ty, hiệu quả về

phòng, chống và giảm tác động môi trường (Association of German Engineers,

2001).

Chi phí bảo vệ môi trường bao gồm tất cả chi phí cho các biện pháp bảo vệ

môi trường của một công ty để ngăn ngừa, giảm thiểu, kiểm soát và tài liệu khía

cạnh môi trường, tác động và nguy hiểm, cũng như xử lý, vệ sinh và chi dọn sạch.

Số tiền chi tiêu cho bảo vệ môi trường không trực tiếp liên quan đến việc thực hiện

môi trường (Association of German Engineers, 2001).

Tổng số chi tiêu bảo vệ môi trường của doanh nghiệp = Chi cho Bảo vệ môi

trường (rác thải và xử lý khí thải, quản lý môi trường và phòng chống ô nhiễm) +

Chi phí vật liệu lãng phí + Chi phí vốn và lao động lãng phí

Chi phí môi trường trong EMA không chỉ bao gồm chi tiêu bảo vệ môi

trường mà còn cung cấp thông tin tiền tệ quan trọng để quản lý hiệu quả chi phí và

nâng cao hiệu suất môi trường. Trong một số dự án, các chi phí xử lý chất thải thông

thường chiếm 1-10% tổng chi phí môi trường, trong khi chi phí mua nguyên vật liệu

lãng phí khoảng 40-70% chi phí môi trường (tùy vào doanh nghiệp).

Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) định nghĩa: “Kế toán Quản lý Môi

trường” là quản lý hoạt động kinh tế và môi trường thông qua việc triển khai và thực

hiện các hệ thống hạch toán và các hoạt động thực tiễn phù hợp liên quan đến vấn đề

môi trường”1.

Cụ thể hơn, cơ quan Phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UNDSD), qua

sự thống nhất của Nhóm Công tác Kế toán Quản lý Môi trường gồm những chuyên

gia đến từ 30 quốc gia đã đưa ra định nghĩa như sau: “Kế toán Quản lý Môi trường

là việc nhận dạng, thu thập, phân tích và sử dụng 2 loại thông tin cho việc ra quyết

định nội bộ:

- Thông tin vật chất về sử dụng, luân chuyển và thải bỏ năng lượng, nước và

nguyên vật liệu (bao gồm chất thải)



1



Nguồn: IFAC, 1998



Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45



5



Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



- Thông tin tiền tệ về các chi phí, lợi nhuận và tiết kiệm liên quan đến môi

trường2.”

Theo đó, hai loại thông tin trong EMA là vật lý và tiền tệ. Vật lý thông tin

bao gồm dữ liệu về sử dụng, lưu lượng và số phận cuối cùng của năng lượng, nước,

vật liệu và chất thải. EMA đặc biệt chú trọng thông tin vật lý vì:

-



Việc sử dụng năng lượng, nước và vật liệu, cũng như việc tạo ra chất



thải và khí thải, trực tiếp liên quan đến rất nhiều các tác động môi trường trong hoạt

động của tổ chức.

-



Chi phí mua nguyên vật liệu là rất lớn trong nhiều tổ chức.



EMA bao gồm hai loại công cụ, đó là Kế toán Quản lý Môi trường Tiền tệMEMA và Kế toán Quản lý Môi trường phi tiền tệ _ PEMA. 16 điểm trọng tâm của

hệ thống Kế toán Quản lý Môi trường toàn diện đã được trình bày trong phụ lục 1.

Công cụ MEMA được trình bày trong các bảng được đánh số từ 1-8; công cụ thứ hai

PEMA được trình bày ở bảng 9-16. Công cụ PEMA được hiểu là tác động sinh thái

của công ty lên môi trường tự nhiên. PEMA sử dụng đại lượng vật lý phục vụ cho

các quyết định quản lý nội bộ. MEMA nhằm nghiên cứu riêng những tác động tài

chính của hoạt động môi trường. Nó cho phép nhà quản lý đánh giá tốt hơn những

tác động tiền tệ của sản phẩm và dự án mỗi khi đưa ra quyết định kinh doanh.

Nhược điểm của kế toán quản lý thông thường đó là bỏ qua phần lớn sự tách

biệt về cách xác định, phân loại, đo lường và báo cáo của những thông tin về môi

trường, đặc biệt là những chi phí môi trường, khi cung cấp những thông tin có liên

quan đối với công tác quản lý để đưa ra quyết định, đưa ra kế hoạch và nắm được sự

chủ động.

Do vậy, EMA phục vụ các nhà quản lý kinh doanh trong những quyết định

về đầu tư vốn, xác định chi phí, quyết định thiết kế quá trình/ sản phẩm, đánh giá

hoạt động và đưa ra một số quyết định kinh doanh trong tương lai. Vì vậy, EMA còn

có chức năng và trọng tâm trong nội bộ công ty, trái ngược với việc được coi là một

công cụ sử dụng trong báo cáo về chi phí môi trường cho các cổ đông bên ngoài. Nó



2



Nguồn: UNDSD, 2001



Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45



6



Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



không bị giới hạn bởi những điều luật nghiêm ngặt như trong kế toán tài chính và

cho phép xem xét các điều kiện đặc biệt và nhu cầu của những công ty liên quan.

1.2. Sử dụng EMA [14]

Kế toán Quản lý Môi trường là phương pháp kết hợp giữa kế toán tài chính và

kế toán chi phí để tăng hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, giảm thiểu tác động môi

trường và rủi ro, giảm chi phí bảo vệ môi trường. EMA nhằm khắc phục tình trạng

thiếu thông tin cho việc ra quyết định quản lý môi trường do hệ thống kế toán truyền

thống chỉ thừa nhận một số chi phí mà chưa phát hiện ra như:

-



Các chi phí môi trường ẩn trong các tài khoản chi phí chung;



-



Phân bổ không đúng các chi phí chung vào quá trình sản xuất, sản



phẩm, và các hoạt động khác;

-



Sử dụng không hiệu quả, lãng phí nguyên vật liệu và năng lượng;



-



Thiếu các dữ liệu trong tương lai và ít chi phí có thật trong hạch toán



kết quả cuối cùng.

EMA đặc biệt có tác dụng hữu ích trong việc quản lý môi trường nội bộ

chẳng hạn như giám sát chất thải, sản xuất sạch hơn, quản lý chuỗi cung ứng, hiệu

quả sinh thái và hệ thống quản lý môi trường. Không những thế, thông tin EMA

cũng đang ngày càng được sử dụng cho mục đích báo cáo ra bên ngoài. Như vậy

EMA không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý môi trường, mà còn bao gồm các

nguyên tắc, phương pháp hỗ trợ các dữ liệu cần thiết cho sự thành công của hoạt

động quản lý môi trường khác. Khi các quyết định trong các công ty bị ảnh hưởng

bởi các vấn đề môi trường và dòng nguyên vật liệu, EMA càng trở nên quan trọng

không chỉ đối với các quyết định quản lý môi trường mà còn đối với tất cả các hoạt

động quản lý khác. EMA rất có giá trị trong kinh doanh, nó cho phép:

-



Đánh giá chính xác chi phí ô nhiễm và chất thải;



-



Xác định được mức độ ưu tiên và tiềm năng giảm chi phí sản xuất;



-



Hỗ trợ ra quyết định đầu tư;



-



Là cơ sở cho nhiều quyết định kinh doanh khác;



-



Nâng cao chiến lược cạnh tranh dài hạn



Các lĩnh vực áp dụng EMA là:



Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45



7



Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



-



Đánh giá chi phí môi trường hàng năm/ chi tiêu;



-



Định nghĩa các chỉ tiêu định lượng để cải thiện hiệu suất môi trường;



-



Giá sản phẩm;



-



Lập ngân sách và kiểm soát công ty;



-



Thẩm định đầu tư, lựa chọn đầu tư;



-



Tính chi phí, tiết kiệm và lợi ích của các dự án môi trường và các dự án



để tăng cường vật liệu, hiệu quả năng lượng;

-



Thiết kế và thực hiện hệ thống quản lý môi trường;



-



Thực hiện đánh giá môi trường và các chỉ số, tiêu chuẩn;



-



Sản xuất sạch hơn, phòng ngừa ô nhiễm, quản lý chuỗi cung ứng và



thiết kế các dự án môi trường;

-



Công bố chi phí môi trường, đầu tư và trả nợ;



-



Công bố tính bền vững môi trường ra bên ngoài hoặc báo cáo giám sát;



-



Giám sát và báo cáo lượng khí thải nhà kính;



-



Báo cáo dữ liệu môi trường cho các cơ quan thống kê, chính quyền địa



phương.

Nâng cao và hài hòa chất lượng dữ liệu EMA là điều cần thiết cho doanh

nghiệp để tổng hợp phân tích thống kê, vì chúng cung cấp các thông tin cần thiết cho

một số quyết định lựa chọn đầu tư các dự án, dữ liệu EMA có thể được thu thập,

phân tích và sử dụng tại các hệ thống khác nhau như: toàn bộ tổ chức; một nhóm

doanh nghiệp cụ thể; một sản phẩm cụ thể hoặc dòng sản phẩm; một chi phí trọng

tâm cụ thể; một dòng thiết bị hoặc quy trình cụ thể….

Do đó, EMA sẽ có một danh sách các tài khoản kế toán cung cấp thông tin

chi phí cho tổ chức. Sử dụng danh sách tài khoản cho phép đánh giá trên diện rộng

các chi phí hàng năm liên quan đến môi trường. Nhiệm vụ quan trọng nhất của

EMA là đảm bảo rằng các chi phí có liên quan đến môi trường đều được xem xét

khi đưa ra các quyết định kinh doanh. Kế toán Quản lý Môi trường không chỉ đơn

giản là làm tốt hơn, kế toán quản lý toàn diện mà nó phải tìm ra được các chi phí ẩn,

chi phí bị che giấu đi.

1.3. Chức năng của EMA



Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45



8



Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



Trong giai đoạn mà nhận thức môi trường của cộng đồng, chính phủ và

doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Tìm một phương pháp để vừa có thể nâng cao

hiệu quả kinh doanh, vừa có hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường nhằm phát

triển bền vững là điều cần thiết. Sử dụng EMA có thể vừa đảm bảo những mục tiêu

mà xã hội và doanh nghiệp cần hướng tới đó là:

-



Hỗ trợ việc ra quyết định nội bộ trong hoạt động kinh doanh của doanh



nghiệp nhằm hướng tới hai mục đích là cải thiện hiệu quả hoạt động tài chính và

hiệu quả hoạt động về môi trường.

-



Cung cấp thông tin về tất cả các loại chi phí liên quan đến môi trường



(trực tiếp và gián tiếp, chi phí ẩn và chi phí hữu hình), thông tin thực tế về tất cả các

dòng vật chất và năng lượng.

-



Ngoài ra, EMA còn là cơ sở cho việc cung cấp thông tin ra bên ngoài



phạm vi doanh nghiệp đến các bên liên quan như: các ngân hàng – tổ chức tài chính,

các cơ quan quản lý môi trường, cộng đồng dân cư… (như báo cáo tài chính, báo

cáo môi trường của doanh nghiệp).

Khi sử dụng EMA thì không nhất thiết phải thay đổi hệ thống kế toán tài

chính của doanh nghiệp bởi vì thông tin EMA được phân tích cho mục đích ra quyết

định nội bộ của doanh nghiệp nên cũng có thể dùng cho mục đích lập báo cáo tài

chính doanh nghiệp. Thực tế ứng dụng EMA không yêu cầu thay đổi hệ thống kế

toán tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống hạch toán tài chính sẽ đầy đủ và

hiệu quả hơn nếu như bao gồm chi phí môi trường.

1.4. Lợi ích của EMA

Trong tương lai không xa, doanh nghiệp có chỉ số cạnh tranh cao nhất chính

là doanh nghiệp đạt được yêu cầu về kinh doanh bền vững, nghĩa là đảm bảo cân

bằng 3 yếu tố: kinh tế, môi trường và trách nhiệm xã hội. Như vậy, với phương pháp

luận tiếp cận có hệ thống của EMA và những lợi ích mà nó mang lại, EMA rõ ràng

là một bộ công cụ rất hữu hiệu để hỗ trợ các doanh nghiệp đạt được yêu cầu này.

Các doanh nghiệp sẽ thu được lợi ích từ việc áp dụng EMA theo nhiều cách khác

nhau. Bằng việc:

1.4.1. Tăng lợi nhuận thông qua giảm thiểu chi phí



Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45



9



Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



Ảnh hưởng của các vấn đề môi trường trong các chi phí sản xuất thường

không được tính đến hoặc chưa được tính toán đầy đủ. Các chi phí môi trường có

thể nhìn thấy được (hữu hình) là các chi phí xử lý cuối đường ống (xử lý nước thải,

chôn lấp chất thải rắn...) chỉ là phần nổi của tảng băng, chúng chỉ chiếm một tỷ lệ rất

nhỏ so với các chi phí môi trường ẩn là các chi phí không tạo ra sản phẩm (nguyên

vật liệu, năng lượng, máy móc, nhân công... đóng góp vào việc tạo ra chất thải).

EMA sẽ cho phép nhận dạng, phân tích và tính toán các chi phí ẩn này để từ đó đề

xuất các cơ hội giảm thiểu. Chẳng hạn, việc giảm thiểu chất thải rắn không chỉ giảm

chi phí tiêu hủy nó mà còn giảm được chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào, chi phí

vận hành (sử dụng ít nguyên liệu hơn), giảm được chi phí nhân công, chi phí hành

chính trong việc tồn trữ nguyên vật liệu và chất thải...Không những thế EMA còn

cho phép đánh giá chính xác chi phí ô nhiễm và chất thải.

1.4.2. Hỗ trợ quá trình ra quyết định

Các quyết định mang đến lợi nhuận thường dựa trên các thông tin đầy đủ và

chính xác. EMA cung cấp cho những người ra quyết định các thông tin đầy đủ và

chính xác về các chi phí liên quan đến môi trường. EMA nhận diện các chi phí liên

quan đến môi trường trong từng sản phẩm và từng quy trình sản xuất mà thông

thường được phân bổ hoặc ẩn chứa trong các chi phí chung.

1.4.3. Cải thiện hiệu quả hoạt động kinh tế và môi trƣờng

Có rất nhiều cơ hội để cải thiện hiệu quả hoạt động môi trường của doanh

nghiệp, như đầu tư vào các công nghệ sạch hơn, thực hiện các chương trình ngăn

ngừa ô nhiễm, giảm thiểu chất thải, lắp đặt các hệ thống xử lý ô nhiễm... Vấn đề là

những cơ hội nào, giải pháp nào có thể tạo ra lợi nhuận, thu được những khoản tiết

kiệm? Bằng cách đánh giá hiệu quả của những cơ hội này, lựa chọn những giải pháp

làm gia tăng lợi ích cho doanh nghiệp và giảm thiểu các tác động môi trường của

các sản phẩm và các quy trình sản xuất, EMA đã tạo ra những tình huống đôi bên

cùng có lợi. Vì thế EMA cho phép xác định được mức độ ưu tiên và tiềm năng giảm

chi phí sản xuất và là cơ sở cho nhiều quyết định kinh doanh khác đồng thời nâng

cao chiến lược cạnh tranh dài hạn. Rõ ràng, doanh nghiệp sẽ không chỉ được cải



Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45 10



Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



thiện về hiệu quả hoạt động kinh tế và mà còn cải thiện về hiệu quả hoạt động môi

trường.

1.4.4. Thỏa mãn các yêu cầu về trách nhiệm xã hội và thông tin cho

các bên liên quan.

Việc áp dụng EMA trong doanh nghiệp chứng tỏ rằng doanh nghiệp đồng thời

quan tâm đến hiệu quả hoạt động kinh tế và môi trường. Điều này có thể thuyết phục

các cơ quan quản lý địa phương và trung ương, cộng đồng dân cư cùng các khách

hàng, ngân hàng và các tổ chức tài chính rằng doanh nghiệp đang được quản lý tốt,

phù hợp với các yêu cầu về mặt pháp lý cũng như làm gia tăng những đóng góp về

kinh tế cho xã hội.

2. Vai trò của Kế toán Quản lý Môi trƣờng đối với nhà quản lý doanh

nghiệp.[12]

Các công ty và các nhà quản lý thường cho rằng chi phí môi trường không

quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, họ lại không thấy rằng

một vài chi phí sản xuất lại bao gồm luôn cả những yếu tố môi trường. Ví dụ, giá chi

trả của nguyên liệu thô như: Tỷ lệ không sử dụng thừa ra ở chất thải thường không

được coi là một loại chi phí liên quan đến môi trường. Những chi phí này sẽ cao hơn

so với những ước tính ban đầu (khi những ước tính này đã được tính toán) và nên

được kiểm soát và giảm thiểu bằng cách sử dụng những sang kiến sản xuất sạch hơn

và hiệu quả mỗi khi có thể. Bằng cách nhận dạng và kiểm soát các loại chi phí môi

trường, các hệ thống của EMA có thể hỗ trợ các nhà quản lý môi trường cân bằng các

dự án sản xuất sạch hơn và tìm ra những cách mới để tiết kiệm tiền của và cải thiện

hoạt động môi trường cùng lúc.

Việc sử dụng các nguyên tắc của EMA một cách có hệ thống sẽ giúp các nhà

quản lý xác định được những chi phí môi trường ẩn trong hệ thống kế toán chung.

Khi tồn tại ở trạng thái ẩn, chúng ta không thể biết được phần chi phí nào lien quan

đến sản phẩm hay quá trình cụ thể nào thực sự là chi phí môi trường. Nếu không có

khả năng tách riêng phần chi phí đó khỏi chi phí tổng của sản xuất, giá của sản phẩm

sẽ không phản ánh đúng chi phí thực sự của sản xuất. Những sản phẩm ô nhiễm sẽ có

lợi nhuận cao hơn giá trị thực sự của chúng bởi vì một vài chi phí sản xuất đã bị ẩn đi



Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45 11



Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



và không được tính vào trong giá bán. Những sản phẩm ứng dụng công nghệ sạch

hơn mà phải chịu những chi phí môi trường nhiều hơn mà giá thành lại cao hơn. Điều

này bởi vì giá của sản phẩm ảnh hưởng đến nhu cầu, mức giá thấp hơn của sản phẩm

ô nhiễm sẽ duy trì nhu cầu và khuyến khích các công ty tiếp tục sản xuất, thậm chí có

lẽ nhiều hơn cả mức của sản phẩm ít ô nhiễm hơn.

Cuối cùng, việc áp dụng EMA sẽ làm tăng gấp bội lợi nhuận thu được từ

những công cụ quản lý môi trường khác. Bên cạnh công cụ đánh giá sản xuất sạch

hơn, EMA cũng rất hữu ích chẳng hạn trong việc đánh giá tầm quan trọng của các

yếu tố và các tác động của môi trường, và ưu tiên cho những kế hoạch hành động

tiềm năng trong giai đoạn thực hiện và hoạt động của hệ thống quản lý môi trường

EMA. EMA cũng dựa trên những thông tin môi trường thực tế. Do đó, cần có sự

hợp tác chặt chẽ hơn giữa các nhà quản lý môi trường và các nhà kế toán quản trị và

cũng cần ý thức thêm về nhiệm vụ và những mối quan tâm của các bên.

Là một công cụ, EMA có thể được sử dụng cho những sản phẩm, quá trình

đảm bảo an toàn cho môi trường hoặc trong việc quyết định đầu tư dự án. Vì vậy,

một hệ thống thông tin EMA sẽ đảm bảo cho các doanh nghiệp đánh giá tốt hơn

những tác động kinh tế của các hoạt động môi trường trong kinh doanh.

2.1. Quyết định liên quan đến sản phẩm/ quy trình

Tính toán chính xác chi phí của sản phẩm là tiền đề cho quyết định kinh

doanh an toàn. Việc tính toán chính xác giá cả của sản phẩm là cần thiết cho những

quyết định mang tính chiến lược liên quan đến khối lượng và sự lựa chọn sản phẩm

để sản xuất. EMA chuyển đổi nhiều loại chi phí tổng liên quan đến môi trường

thành chi phí trực tiếp và phân bổ chúng vào trong sản phẩm thành giá thành bên

trong.

Kết quả của việc cải thiện dự toán chi phí của EMA bao gồm:

-



Định giá khác nhau của các sản phẩm là kết quả của những chi phí sau



khi tính toán lại;

-



Tái đánh giá lại biên lợi nhuận của sản phẩm;



-



Dần dần loại bỏ một số sản phẩm nhất định khi cần thay đổi;



Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45 12



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

×