1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

Vai trò của Kế toán Quản lý Môi trường đối với nhà quản lý doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 116 trang )


Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



và không được tính vào trong giá bán. Những sản phẩm ứng dụng công nghệ sạch

hơn mà phải chịu những chi phí môi trường nhiều hơn mà giá thành lại cao hơn. Điều

này bởi vì giá của sản phẩm ảnh hưởng đến nhu cầu, mức giá thấp hơn của sản phẩm

ô nhiễm sẽ duy trì nhu cầu và khuyến khích các công ty tiếp tục sản xuất, thậm chí có

lẽ nhiều hơn cả mức của sản phẩm ít ô nhiễm hơn.

Cuối cùng, việc áp dụng EMA sẽ làm tăng gấp bội lợi nhuận thu được từ

những công cụ quản lý môi trường khác. Bên cạnh công cụ đánh giá sản xuất sạch

hơn, EMA cũng rất hữu ích chẳng hạn trong việc đánh giá tầm quan trọng của các

yếu tố và các tác động của môi trường, và ưu tiên cho những kế hoạch hành động

tiềm năng trong giai đoạn thực hiện và hoạt động của hệ thống quản lý môi trường

EMA. EMA cũng dựa trên những thông tin môi trường thực tế. Do đó, cần có sự

hợp tác chặt chẽ hơn giữa các nhà quản lý môi trường và các nhà kế toán quản trị và

cũng cần ý thức thêm về nhiệm vụ và những mối quan tâm của các bên.

Là một công cụ, EMA có thể được sử dụng cho những sản phẩm, quá trình

đảm bảo an toàn cho môi trường hoặc trong việc quyết định đầu tư dự án. Vì vậy,

một hệ thống thông tin EMA sẽ đảm bảo cho các doanh nghiệp đánh giá tốt hơn

những tác động kinh tế của các hoạt động môi trường trong kinh doanh.

2.1. Quyết định liên quan đến sản phẩm/ quy trình

Tính toán chính xác chi phí của sản phẩm là tiền đề cho quyết định kinh

doanh an toàn. Việc tính toán chính xác giá cả của sản phẩm là cần thiết cho những

quyết định mang tính chiến lược liên quan đến khối lượng và sự lựa chọn sản phẩm

để sản xuất. EMA chuyển đổi nhiều loại chi phí tổng liên quan đến môi trường

thành chi phí trực tiếp và phân bổ chúng vào trong sản phẩm thành giá thành bên

trong.

Kết quả của việc cải thiện dự toán chi phí của EMA bao gồm:

-



Định giá khác nhau của các sản phẩm là kết quả của những chi phí sau



khi tính toán lại;

-



Tái đánh giá lại biên lợi nhuận của sản phẩm;



-



Dần dần loại bỏ một số sản phẩm nhất định khi cần thay đổi;



Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45 12



Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



-



Thiết kế lại các quy trình hoặc sản phẩm để giảm bớt chi phí môi



trường;

-



Cải thiện việc quản lý và giám sát các hoạt động môi trường.



Giá trị chi trả của nguyên vật liệu và chi phí xử lý của đầu ra chi phí sản

phẩm đóng một vai trò quan trọng trong EMA. Chúng bao gồm chi phí cho việc

mua và xử lý một phần đầu vào sản xuất nhưng lại chuyển thành chất thải hoặc bị

loại bỏ thành phế liệu như nguyên liệu thô, phụ liệu hay nước, năng lượng và chi phí

lao động xử lý. Trung bình, những chi phí này thường cao hơn mười đến mười hai

lần chi phí xử lý chất thải và ô nhiễm. Việc tiết kiệm những loại chi phí môi trường

này trong đánh giá dự án sẽ khiến cho nhiều dự án sản xuất sạch hơn tăng thêm lợi

nhuận.

2.2. Các dự án đầu tƣ và đƣa ra quyết định

Việc ra quyết định trong dự án đầu tư yêu cầu phải tính toán các chỉ số lợi

nhuận khác nhau như: giá trị hiện tại ròng (NPV), thời kỳ thu lợi nhuận (PBP) và tỷ

lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) hay tỷ lệ giữa lợi nhuận và chi phí. Xác định và định lượng

các chi phí cùng lợi ích môi trường là rất quan trọng và cần thiết cho việc tính toán

lợi nhuận của các dự án về môi trường. Nếu không có những tính toán này thì sẽ thất

bại trong quản lý và gây tốn kém.

Các công ty nên tính toán các loại chi phí ẩn, chi phí bất ngờ và chi phí vô

hình trong việc đánh giá dự án. Các chi phí được lưu trong sổ sách của hệ thống kế

toán truyền thống thường không đủ để đưa ra những dự đoán chính xác về lợi nhuận

và rủi ro trong đầu tư. Nhiều khoản chi phí có thể tăng thêm từ những hoạt động và

dự án kéo dài phải được gộp vào trong bản đánh giá dự án.

Những phân tích chung mang lại lợi nhuận cần được thực hiện bằng cách sử

dụng các thời gian biểu và chỉ số mà không phân biệt tách rời các khoản tiền dự

phòng và lợi ích dài hạn. Giá trị ròng tức thời cùng tỷ lệ giữa lợi nhuận và chi phí

được coi là những tiêu chí đầu tư tốt hơn những khoản thu lợi nhuận đơn giản hoặc

tỷ lệ nội hoàn lợi nhuận để phản ánh các lợi nhuận và chi phí thực. Cần thực hiện

những phân tích chính xác nhạy cảm trong đầu tư đối với các chi phí môi trường và

cần phải xem xét tới tác động của những thay đổi về giá đầu vào và thay đổi trong



Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45 13



Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



tương lai của cách thức quản lý (lệ phí, các loại án phạt). Cũng cần phải kiểm tra các

khả năng khác, đánh giá những khả năng ngẫu nhiên cùng các chi phí môi trường

bên ngoài.

Vì vậy, EMA là một công cụ quan trọng trong việc tích hợp những tính toán

cân nhắc về môi trường vào trong các bản đánh giá tài chính và việc đưa ra quyết

định đầu tư mới: những quyết định đầu tư thân thiện với môi trường sẽ cho thấy sự

gia tăng của lợi nhuận trong tương lai dài hạn nếu tất cả các nhân tố này đều được

bao gồm trong một mô hình.

3. Nội dung của phƣơng pháp luận EMA

Phương pháp EMA dựa trên cơ sở các đơn vị tiền tệ và vật lý. Về cơ bản, hai

cơ sở này không thống nhất với nhau. Nhưng khi thực hiện hạch toán thì có mối liên

hệ mật thiết. Kế toán vật lý cung cấp thông tin dữ liệu về dòng nguyên vật liệu cần

thiết để cải tiến tiềm năng trong công tác phòng chống lãng phí và sản xuất sạch

hơn….Trong kế toán vật lý, tính toán lượng đầu vào và đầu ra của dòng nguyên vật

liệu, lãng phí là điều cần thiết và quan trọng. Các thông tin đó là điều kiện tiên quyết

cho việc tính toán chi phí liên quan đến môi trường. Kế toán tiền tệ bao gồm các

hoạt động như là kế toán chi phí, thống kê (định hướng), lập ngân sách (định hướng

tương lai), đầu tư thẩm định (định hướng tương lai) để giúp cho các nhà hoạch định

tính toán giá cả sản phẩm chính xác, cung cấp thông tin ra bên ngoài….

Theo UNDSD, phương pháp EMA có 4 hạng mục về phí tổn và 1 hạng mục

về doanh thu môi trường. Ngoài ra, hệ thống EMA bao gồm các bản kê về chi phí

hoặc các đánh giá hoạt động khác cho 8 phân loại như trong bảng 1.1.



Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45 14



Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



Bảng 1.1: Tổng quan về chi phí môi trƣờng của EMA



Tổng



Chi phí môi trường khác

Bức xạ



Đa dạng sinh học/ cảnh



quan

Tiếng ồn/ độ rung



Đất/ nước ngầm



Nước



Nước thải



Không khí/ khí hậu



Thông tin môi trường



1.Nước và xử lý chất thải

2.Công tác phòng chống và quản

lý môi trường

3.Chi phí mua nguyên liệu của

đầu ra phi sản phẩm

4.Chi phí xử lý đầu ra phi sản

phẩm

Tổng chi phí môi trường

5.Doanh thu môi trường

(Nguồn: C. Jasch, Environmental and Material Flow Cost Accounting: Principles and

Procedures, Eco-Efficiency in Industry and Science 25)

Quy trình EMA là để tính toán và báo cáo chi phí hoặc định mức cho mỗi

hạng mục phí tổn theo 8 phân loại đó. Nếu không có hoạt động hoặc bảo trì nào liên

quan đến 1 phân loại nào thì loại phân loại đó ra khỏi bảng phân tích. Phương pháp

nghiên cứu chi tiết về chi phí (hoặc doanh thu) cho mỗi loại này được cung cấp trong

báo cáo của UNDSD [34].

Kế hoạch báo cáo EMA của UNDSD chia làm bốn loại chi phí liên quan đến

môi trường và một loại doanh thu liên quan đến môi trường như sau:

3.1. Hạng mục 1: Chi phí xử lý chất thải.

Hạng mục này gồm nhiều chi phí theo truyền thống gọi là “chi phí cuối

đường ống”. UNDSD đề xuất rằng sự hợp nhất và phân bố của các chi phí nằm

trong 7 mục sau [34]:



Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45 15



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

×