1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

Tích hợp Kế toán Quản lý Môi trường với hiệu quả sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 116 trang )


Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



bao lâu. Về kỹ thuật, thường tập trung vào các tiêu chuẩn đánh giá hữu hình chẳng

hạn như kg….Tiêu chuẩn đánh giá năng suất gồm: sản lượng mỗi giờ, sản lượng

trên mỗi lao động. Chênh lệch giữa tỷ suất hiệu quả tốt nhất có thể và tỷ suất hiệu

quả thực tế đạt được là Hiệu suất-X. Khái niệm Hiệu suất X rất hữu ích. Nó cho thấy

trên thực tế các tổ chức tối thiểu hóa chi phí (sử dụng công nghệ mới nhất) hơn là

bắt chước đối thủ của họ trong việc đưa ra các chính sách khác nhau và tuân thủ các

tiêu chuẩn ngành và các mục tiêu. Điều này xảy ra khi các tổ chức này hoạt động

không hiệu quả. Hiệu suất X tính toán phạm vi hiệu suất kỹ thuật thấp. Bởi giống

như tỷ suất giữa thông số đầu ra và đầu vào, hiệu suất không phụ thuộc vào thông số

tài chính hoặc kỹ thuật.

Khi hiệu suất là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào thì hiệu quả sinh thái có thể coi

là mối quan hệ giữa tiêu chuẩn đánh giá đầu vào và tiêu chuẩn đánh giá đầu ra tác

động môi trường [23]:

Hiệu quả sinh thái = Đầu ra/ Tác động gia tăng của môi trường

Tác động gia tăng của môi trường là tiêu chuẩn đánh giá tất cả những ảnh

hưởng môi trường đã được đánh giá theo tác động môi trường tương ứng của chúng

[22].

Cũng có thể hiểu hiệu quả sinh thái là tỉ số giữa giá trị gia tăng và tác động

môi trường gia tăng, hay là tỉ số giữa một chỉ số hoạt động kinh tế và một chỉ số

hoạt động môi trường sinh thái.

Sau đây là những chỉ số hiệu quả sinh thái - thước đo hiệu quả sinh thái:

-



Lượng chất thải / doanh thu (Kg/$)



-



Giảm thiểu chất thải/ chi phí đầu tư công nghệ mới (m3/$)



-



Lượng nguyên vật liệu (quá trình sản xuất)/ Nhu cầu năng lượng (quá



trình sản xuất) (kg/$)

-



Lượng phát thải CO2/ Lợi nhuận trước thuế (kg/ $)



-



Giá trị hiện tại thuần (NPV)/ Tiềm năng biến đổi khí hậu toàn cầu ($/



kg CO2 – eq)

-



Doanh thu sản phẩm X/ Tổng chất thải sản phẩm X ( $/ tấn)



-



Tăng trưởng biên/ Tiềm năng chất thải độc hại ($/ HTP)



Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45 22



Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



-



Thu nhập doanh nghiệp/ Tiêu dùng năng lượng ($/ KWh)



-



Thu nhập phân xưởng/ nước thải ($/ m3)



Hai loại thước đo hiệu quả sinh thái gồm: hiệu quả sản phẩm sinh thái và

hiệu quả chức năng sinh thái. Nhận biết hoạt động quản lý hiệu quả sinh thái của

một công ty thông qua tỷ số giữa sản phẩm được bán, hoặc chức năng được công

nhận và tác động gia tăng của môi trường có liên quan.

Hiệu quả sản phẩm sinh thái là tiêu chuẩn đánh giá tỷ số giữa việc cung cấp

một đơn vị sản phẩm và tác động môi trường được tạo ra trên toàn bộ hoặc từng

phần của vòng đời sản phẩm. Những nhà quản lý có xu hướng chứng minh những

hoạt động cải thiện môi trường của mình bằng cách công bố tổng hiệu suất sản phẩm

hoặc một phần hiệu suất sản phẩm của họ (ví dụ như số xe ô tô được sản xuất trên

mỗi đơn vị năng lượng tiêu thụ). Tăng hiệu suất sản phẩm bằng cách phát triển công

nghệ phòng tránh ô nhiễm hoặc giới thiệu các thiết bị được sản xuất theo công nghệ

“cuối đường ống” và kiểm soát ô nhiễm, giảm sử dụng các yếu tố đầu vào trên mỗi

đơn vị hoặc thông qua hoạt động thay thế các nguồn lực.

Hiệu quả chức năng sinh thái đưa ra quan điểm rộng hơn bằng cách đánh giá

tác động môi trường có liên quan đến việc cung cấp chứng năng chuyên môn trong

mỗi giai đoạn như thế nào. Hiệu quả chức năng sinh thái được coi như tỷ suất giữa

việc cung cấp chức năng và tác động gia tăng môi trường.

Hiệu suất chức năng sinh thái có thể được cải thiện thông qua việc thay thế

các sản phẩm có hiệu suất sản phẩm thấp với sản phẩm có hiệu suất cao (ví dụ: xe

đạp thay thế xe ô tô), bằng cách giảm số tiền được sử dụng để thực hiện chức năng

đó (ví dụ: bãi để xe khiến giảm nhu cầu xe ô tô), tăng tuổi thọ sản phẩm (ví dụ: bảo

hành ăn mòn lâu hơn đối với ô tô), và tăng hiệu quả sản phẩm.

Cả hai tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sinh thái đều rất hữu ích, và sự tương

xứng của chúng tùy thuộc vào mục đích điều tra đánh giá. Hai tỷ số hiệu suất sinh

thái có thể được sử dụng theo những mức độ tổng hợp khác nhau, chẳng hạn như

một đơn vị sản phẩm, đơn vị kinh doanh chiến lược, hoặc tổng doanh thu bán hàng

của công ty. Trong trường hợp này, cần xem xét tổng sản lượng và tác động môi



Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45 23



Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



trường tuyệt đối: một số lượng lớn các sản phẩm hiệu quả sinh thái có thể có hại

nhiều hơn số lượng nhỏ các sản phẩm có hiệu quả sinh thái thấp.

Hiệu suất ngang giữa thông số kinh tế và sinh thái - hiệu suất kinh tế sinh thái

- là tỷ số giữa thay đổi giá trị và thay đổi tác động môi trường gia tăng. Hiệu suất

kinh tế sinh thái thường được nhắc đến là hiệu quả sinh thái [23]

Hiệu suất sinh thái = Giá trị tiền tệ tăng thêm / tác động gia tăng môi trường

Bất kỳ tiêu chuẩn đánh giá hiệu suất sinh thái nào đều đòi hỏi thông tin tài

chính để tính toán tử số và thông tin vật chất về môi trường nhằm tính toán mẫu số.

Đối với các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sinh thái sẽ được tính toán và cộng thêm

giá trị doanh nghiệp, cần tổng hợp công tác quản lý tài chính kế toán ước định với

các tiêu chuẩn đánh giá khoa học vật lý như được cung cấp thông qua hoạt động kế

toán sinh thái. [21].

Tập trung vào hiệu quả kinh doanh mà không xem xét đến vấn đề môi trường

sẽ gây hình ảnh xấu. Chỉ duy có Kế toán Quản lý Môi trường có mối liên hệ với

khái niệm hiệu suất, bởi các vấn đề quan trọng khác như vốn chủ sở hữu qua nhiều

thế hệ, cân bằng xã hội và hiệu quả đều có liên quan….Sử dụng EMA kết hợp với

hiệu quả sinh thái để hướng tới tính bền vững trong kinh doanh. Trách nhiệm môi

trường và xã hội của doanh nghiệp sẽ làm gia tăng lợi nhuận một cách hiệu quả. Tuy

nhiên, các nhà tư tưởng như Tinker và Grey [33] cũng miễn cưỡng công nhận rằng

công tác kế toán và báo cáo môi trường công ty là thành công.

Báo cáo môi trường thành công một phần nhờ hoạt động định hướng đầu tư

hiệu quả sinh thái để cho ra quyết định. Để nâng cao hiệu quả sinh thái đòi hỏi sự

kết hợp giữa thông tin kinh tế (trong MEMA) và thông tin môi trường (trong

PEMA). Bằng cách sử dụng ma trận BCG, các nhà quản lý xem xét hai yếu tố hiệu

quả hoạt động tài chính ở trục tung và hiệu quả hoạt động môi trường ở trục hoành

để ra quyết định. Tùy vào công ty mà có thể xem xét doanh nghiệp ở vị trí nào trong

BCG. Đó là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp trong hoạt động Kế toán

Quản lý Môi trường khi tìm kiếm thông tin về các chủ trương có lợi cho môi trường,

đường giảm tiền tệ và tính phù hợp với xã hội của doanh nghiệp. Tại Nhật, hiệu quả

sinh thái nhận được sự quan tâm đặc biệt, đóng vai trò tiêu chuẩn là nguyên tắc chỉ



Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45 24



Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



đạo mới mang tính chất tạm thời đối với các báo cáo môi trường và Kế toán Quản lý

Môi trường được giới thiệu gần đây. Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sinh thái cần

được tính toán và được báo cáo [17].

5. Tích hợp EMA với các công cụ quản lý môi trƣờng khác [12]

Kế toán Quản lý Môi trường sẽ mang lại nhiều lợi nhuận nhất khi nó được

tích hợp với các công cụ quản lý môi trường khác. Cụ thể EMA sẽ làm tăng lợi ích

mà một công ty có được thông qua việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường

(EMS). Kết hợp EMS với sản xuất sạch hơn (CP) và việc lập báo cáo môi trường sẽ

cho thấy những lợi ích tài chính có khả năng đạt được nhờ việc ứng dụng những

công cụ này và tránh được những khoản tiền phát sinh ngẫu nhiên cho các vấn đề

môi trường cũng như những rủi ro tài chính và kinh doanh của công ty. EMA cũng

là công cụ bổ xung hữu hiệu cho các chương trình kiểm soát rủi ro.Sau đây là miêu

tả về những công cụ khác nhau hỗ trợ nhau và tích hợp EMA.

5.1. Hệ thống quản lý môi trƣờng (EMS) theo tiêu chuẩn ISO

Hệ thống tiêu chuẩn ISO 4001 yêu cầu đánh giá các yếu tố môi trường trong

giai đoạn lên kế hoạch của hệ thống quản lý môi trường. Trong hệ thống ISO 4001,

các yếu tố môi trường là “ những yếu tố hoạt động của một tổ chức, của sản phẩm,

dịch vụ có thể tương tác với môi trường “. Các công ty nên :

-



Xác định các yếu tố có tác động lên môi trường và



-



Xác định mức độ quan trọng của mỗi yếu tố trên



Khi thiết lập và đánh giá các mục tiêu của mình, một tổ chức nên xem xét cả

những yêu cầu pháp lý và những yêu cầu khác cùng các yếu tố môi trường quan

trọng, các lựa chọn về mặt công nghệ, khả năng tài chính, những yêu cầu trong

doanh nghiệp và hoạt động, quan điểm của những đối tác quan tâm.

Kinh nghiệm cho thấy những yếu tố tài chính đóng một vai trò rất quan trọng

trong các quyết định của công ty về các yếu tố môi trường chính mà họ lựa chọn để

giải quyết. Các biện pháp tiết kiệm hơn sẽ có nhiều khả năng được chọn để thực

hiện đầu tiên. Bằng cách làm rõ cơ cấu chi phí môi trường của một quy trình hay

một sản phẩm, EMA sẽ cho các nhà quản lý có được hiểu biết đúng đắn chỗ nào

mang lại nhiều lợi nhuận nhất để tập trung cho các quy trình của mình.



Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45 25



Kế toán Quản lý Môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



Khi EMA được thực hiện, các chi phí môi trường được tính toàn và truy

nguyên đến tận gốc trong quy trình sản xuất. Theo cách này, các chi phí môi trường

có thể được kết hợp với nhau tạo thành một yếu tố môi trường riêng, và có thể cung

cấp thêm những tiêu chí định lượng bổ sung trong việc đặt ưu tiên, mục tiêu trong

EMS. Vì vậy, thực hiện hệ thống EMA sẽ hỗ trợ các nhà quản lý thực hiện EMS

hiệu quả .

5.2. Sản xuất sạch hơn

Khi sản xuất sạch hơn được kết hợp với hệ thống EMA thì khả năng hỗ trợ

nhau sẽ tăng lên đáng kể. Thời điểm tốt nhất để xây dựng EMA là ngay sau khi hoàn

thành bảng phân tích chi tiết về sản xuất sạch hơn, khi những phân tích đầu vào/ đầu

ra và phân tích về luồng nguyên liệu có thể cung cấp những thông tin cơ bản về tổn

thất hữu hình của đầu vào sản phẩm.

Một bản đánh giá sản xuất sạch hơn (CPA) có thể là nguồn thông tin chính

trong thời gian thiết kế hệ thống thông tin EMA, đặc biệt là trong những công ty

không có hệ thống kế toán môi trường và hệ thống kiểm soát môi trường được thực

hiện tốt để cung cấp thông tin về luồng nguyên liệu và các chi phí đi kèm với

chúng. Điều này rất thực tế đối với các công ty có quy mô vừa và nhỏ. Nếu không

có cả CPA và EMA, các công ty cần thực hiện CPA trước EMA, nhất là khi công ty

không có được dữ liệu chính xác về quy trình.

Dù cho những hệ thống trên và những bản đánh giá có được thực hiện hay

không thì việc áp dụng EMA sẽ ngay lập tức mang lại kết quả trong việc ứng dụng

những công cụ như CPA để tìm ra những biện pháp giảm bớt chi phí môi trường

trên cơ sở liên tục.

5.3. Đánh giá hoạt động môi trƣờng và lập báo cáo tài chính

Gần đây, việc tính toán các tác động tài chính của hoạt động môi trường đã

được đưa ra trong các bản đánh giá và báo cáo về hoạt động môi trường.

Theo hệ thống tiêu chuẩn ISO 14031, lợi nhuận và chi phí tài chính là những

nhóm nhỏ nằm trong các chỉ số về hoạt động quản lý. Ví dụ: đối với các chỉ số tài

chính tiêu chuẩn gồm có: chi phí đi kèm với các yếu tố môi trường của sản phẩm

hoặc quy trình, tiền hoàn vốn đầu tư môi trường, các khoản tiết kiệm nhờ việc giảm



Nguyễn Thị Hòa_Lớp Nhật 2_Quản trị kinh doanh B_Kinh doanh quốc tế _K45 26



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

×