KTĐT39A
Như vậy, với những đặc điểm vốn có như vậy thì Ngành Thủy sản Việt Nam muốn phát triển tốt phải biết tận dụng nguồn tài nguyên quý hiếm này để
đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao nhất.
1.2. Vai trò của Ngành Thủy sản trong nền kinh tế
Nước ta là một nước có ưu thế về biển, cuộc sống xã hội gắn chặt với sơng nước, vì vậy Thủy sản nói chung, nghề cá nói riêng của nước ta là một Ngành có
truyền thống lâu đời. Đó là Ngành cung cấp chất dinh dưỡng và tạo mức an toàn về thực phẩm cho con người. Các sản phẩm thủy sản là những yếu tố quan trọng
đối với sự an tồn về lương thực, thực phẩm.
Trong q trình phát triển kinh tế đất nước, từ chỗ là một bộ phận khơng lớn thuộc khối nơng nghiệp, với trình độ lạc hậu vào những năm 80, Thủy sản
đã trở thành một ngành kinh tế cơng-nơng nghiệp có tốc độ phát triển cao, qui mô ngày càng lớn. Xuất khẩu thủy sản đã đóng vai trò đòn bẩy chủ yếu tạo nên
động lực phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nước ta. Từ giai đoạn 1991-1995, cùng dầu thô, gạo, dệt may, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản luôn giữ vị trí thứ 2
hoặc thứ 3 trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Đến nay Ngành Thủy sản đã vươn lên đứng thứ 19 về sản lượng, thứ 30 về giá trị kim ngạch xuất khẩu,
thứ 5 về sản lượng ni tơm trên thế giới.
Vai trò của Ngành Thủy sản cũng được khẳng định trong Nghị quyết của Chính phủ ngày 1562000 về ‘một số chủ trương và chính sách về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp’, đó là: “Thủy sản là Ngành sản xuất sản phẩm đạm động vật có nhu cầu ngày càng tăng ở thị trường
trong nước và xuất khẩu lớn, có khả năng trở thành Ngành sản xuất có lợi thế lớn nhất của nền nơng nghiệp Việt Nam. Sản lượng thủy sản đạt 3-3,5 triệu
tấnnăm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, nâng kim ngạch xuất khẩu vươn lên hàng đầu trong khu vực Châu Á”.
Bên cạnh đó, vai trò của Ngành Thủy sản trong nền kinh tế còn thể hiện ở chỗ: các hộ gia đình phụ thuộc vào nghề thủy sản như là kế sinh nhai và thủy
sản là nguồn cung cấp thức ăn chính cho họ trong đời sống hàng ngày. Hơn nữa, nhu cầu nhân lực hằng ngày cho hoạt động này không lớn, không tiêu tốn nhiều
thời gian, gần nơi ở của gia đình, thời gian quay vòng vốn nhanh, cung cấp thực phẩm tại chỗ có chất lượng cao, phù hợp và dễ dàng được chấp nhận đối với
- 20 -
KTĐT39A
nông dân nông thôn miền núi. Mặt khác, nuôi trồng thủy sản dễ dàng kết hợp với các hoạt động sản xuất khác trong hệ thống canh tác tại khu vực miền núi để
tăng thu nhập và đa dạng hoá các sản phẩm lương thực thực phẩm cho gia đình, hạn chế rủi ro và tận dụng các phế phụ phẩm trong gia đình tạo thành sản phẩm
khác có giá trị sử dụng.
2. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tiềm năng nuôi trồng thủy sản 2.1. Khái niệm nuôi trồng thuỷ sản