1. Trang chủ >
  2. Giáo Dục - Đào Tạo >
  3. Cao đẳng - Đại học >

Văn hóa thể chất thể dục thể thao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.98 KB, 55 trang )


CHƯƠNG 1 NHHỮNG VẤN ÐỀ CHUNG VỀ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GDTC


1. MỐT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1 Văn hóa thể chất thể dục thể thao


Hiện tượng văn hóa thể chất có từ lâu đời, nhưng trên thế giới thuật ngữ này mới được sử dụng từ cuối thế kỷ 19. Để hiểu rõ văn hóa thể chất, trước hết cần
phải hiểu được khái niệm: văn hóa và để hiểu sâu hơn khái niệm văn hóa, cần làm rõ khái niệm tự nhiên.
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người đã nảy sinh một loại hoạt động đặc biệt tác động và cải tạo phần tự nhiên ngay trong con người, hoạt động
đó được gọi là văn hóa thể chất. Như vậy, văn hóa thể chất TDTT được hiểu là sự luyện tập cơ thể, cải tạo
cơ thể bằng sự vận động tích cực của cơ bắp. Đối tượng của TDTT là điều khiển quá trình phát triển thể chất của con người. Để phân tích sâu hơn, khái niệm thể
dục thể thao có 3 cách tiếp cận: Thể dục thể thao là một loại hoạt động.
Thể dục thể thao là tổng hợp các giá trị về vật chất và tinh thần được sáng tạo trong xã hội.
Thể dục thể thao là kết quả của hoạt động
Văn hóa thể chất là bộ phận của nền văn hóa chung của nhân loại, là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội , được sáng tạo nên và sử
dụng hợp lý nhằm hoàn thiện thể chất cho con người. 1.2 Giáo dục thể chất
Giáo dục thể chất là một quá trình sư phạm nhằm hồn thiện hình thái, chức năng cơ thể con người. Đặc điểm nổi bật của giáo dục thể chất là quá trình
1
hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực. Tổng hợp q trình đó xác định khả năng thích nghi thể lực của con người.
Giáo dục thể chất được chia làm hai mặt riêng biệt dạy học động tác và giáo dục các tố chất thể lực
Dạy học động tác là nội dụng cơ bản của quá trình giáo dưỡng thể chất. Đó chính là q trình tiếp thu có hệ thống, nhưng cách thức điều khiển động tác vốn
kĩ năng kĩ xảo cần thiết cho cuộc sống và những tri thức chuyên môn . Bản chất của thành phần thứ hai trong giáo dục thể chất là tự tác động hợp lí tới
sự phát triển tố chất thể lực bảo đảm phát triển năng lực vận động. Trong hệ thống giáo dục, nội dung đặc trưng ấy của giáo dục thể chất được gắn liền với trí
dục, đạo đức, mỹ thuật và giáo dục lao động Bên cạnh thuật ngữ giáo dục thể chất người ta thường dùng thuật ngữ
chuẩn bị thể lực.
+ Chuẩn bị thể lực chung là một quá trình giáo dục thể chất khơng
chun mơn hóa hoặc chun mơn hóa ít. Nội dung của quá trình này là nhằm tạo nên những tiền đề chung, rộng rãi để đạt kết quả trong các loại hoạt động
khác nhau.
+ Chuẩn bị thể lực chun mơn là một q trình giáo dục thể chất được
chun mơn hóa đối với các đặc điểm của một hoạt động nào đó về nghề nghiệp, thể thao … được lựa chọn làm đối tượng chuyên sâu.
Vì vậy, kết quả của việc chuẩn bị thể lực chung được biểu thị bằng thuật ngữ trình độ chuẩn bị thể lực chung, còn kết quả của việc chuẩn bị thể lực
chun mơn là trình độ chuẩn bị thể lực chun mơn. Như vậy, tồn bộ nhóm thuật ngữ này nhấn mạnh vai trò thực dụng của giáo dục thể chất.
1.3 Phát triển thể chất 1.3.1 Khái niệm: Phát triển thể chất là quá trình hình thành và biến đổi hình
thái chức năng cơ thể trong suốt cuộc đời mỗi cá nhân. 2
Là một thực thể sinh vật -xã hội nên sự phát triển thể chất của con người chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên cũng như quy luật xã hội. Đó là quy
luật về tính di truyền và tính khả biến; quy luật về mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của cơ thể; quy luật về sự thống nhất giữa môi trường và cơ thể; quy
luật phát triển tuần tự theo lứa tuổi và quy luật về thời kỳ phát triển nhạy cảm …
1.3.2 Quá trình phát triển thể chất đồng thời là qúa trình tự nhiên và quá trình xã hội

1.3.2.1 Quá trình tự nhiên


 Các qui luật tự nhiên sinh học
+ Quy luật về tính di truyền và tính khả biến; + Quy luật về mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của cơ thể;
+ Quy luật về sự thống nhất giữa môi trường và cơ thể; + Quy luật phát triển tuần tự theo lứa tuổi;
+ Quy luật phát triển theo giới tính ; + Quy luật về thời kỳ phát triển nhạy cảm

1.3.2.2 Quá trình xã hội


- Yếu tố bẩm sinh và di truyền là những tiền đề cho sự phát triển thể chất. Điều kiện sống, chế độ dinh dưỡng, môi trường … là những nhân tố ảnh
hưởng tới sự phát triển thể chất một cách tự phát. - Giáo dục đặc biệt là giáo dục thể chất đóng vai trò quyết định nhịp độ,
xu hướng và trình độ phát triển thể chất. Vậy giáo dục thể chất là q trình được thực hiện có tổ chức, có kế hoạch
điều khiển sự phát triển thể chất theo một mục đích định trước. Đó là q trình tự giác sử dụng những phương pháp khoa học tổng hợp, hợp lí để điều khiển
phát triển hình thái và chức năng cơ thể mà bẩm sinh di truyền khơng có được.

1.4 Thể thao


Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

×