Chương I: PHĨNG SỰ TRUYỀN HÌNH I. Phóng sự
1. Khái niệm
Phóng sự tiếng Anh là “Report”, tiếng Latin là “Reportage”, có nghĩa là truyền đạt, báo tin, thơng báo. Hai thuậtngữ “Report” và “Reportage” còn có
nghĩa là “tường thuật, bài tường thuật”. Do vậy, quan điểm của các nhà nghiên cứu về phóng sự còn khác nhau. Người Đức – những người luôn hướng tới sự
xác thực ngắn gọn trong trình bày sự kiện cho rằng phóng sự chỉ đơn giản là sự đưa tin. Người Pháp mong muốn phóng sự là nơi điều tra, khám phá những
nguyên nhân mới mẻ về sự việc, sự kiện, con người. Người Mỹ ln hứng thú chờ đón những bài phóng sự mô tả về các cuộc hop với những cuộc cãi vã của
các ông nghị ở cấp tiểu bang hay liên bang, giữa các đảng phái để xem một dự luật nào đó được hợp pháp hóa hay bị bãi bỏ. Họ chờ đón những phóng sự kiểu
này bởi lẽ với tính cách thực dụnghọ muốn biết nó liên quan trực tiếp đến lợi ích, quyền lợi của họ được giải quyết như thế nào.
Sự khác nhau trong quan niệm về thể loại phóng sự là do sự chi phối của đặc điểm mỗi nền báo chí và do thực tiễn hoạt động báo chí của mỗi quốc gia.
Từ Stanley Johnson, Jolian Narit, Mark Twain của Mỹ, Pơ-rô-min của Liên Xô, đến quan niệm của các cơ sở, cá nhân liên quan, đến báo chí và đào tạo báo chí
của Việt Nam là cả một q trình nhận thức, tìm tòi nghiên cứu để đưa đến một khái niệm hoàn thiện tất nhiên chỉ mang tính tương đối về phóng sự.
“Phóng sự là thể loại báo chí phản ánh những sự kiện, vấn đề, sự việc đang diễn ra trong hiện thực khách quan liên quan đến hoạt động và số phận của
một hoặc nhiều người bằng phương pháp miêu tả hay tự thuật kết hợp nghị luật ở mức độ nhất định. Trong phóng sự, vai trò của cái Tôi trần thuật, nhân chứng
khách quan là rất quan trọng”. Trong truyền hình, phóng sự là thể loại có giá trị thông tin và hiệu quả
tuyên truyền cao đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, giúp công chúng tiếp cận những vấn đề nảy sinh trong dòng chảy cuộc sống đời thường bằng hình
ảnh, tiếng động, âm nhạc và lời bình. 5
2. Đặc điểm của phóng sự
2.1. Là một thể loại báo chí nên trước hết phóng sự mang các đặc trưng, đặc điểm của báo chí như: Thơng tin trong phóng sự phải về người thật việc
thật, khơng hư cấu, tơn trọng sự kiện và tính chân thực khách quan của sự kiện. Vấn đề đề cập trong phóng sự phải có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định.
2.2. Phóng sự là thể loại giao thoa giữa văn học và báo chí. Do vậy, phóng sự có bút pháp linh hoạt, sinh động, giầu hình ảnh. Phóng sự khơng được phép
hư cấu nhưng những vấn đề trong phóng sự đều được chắt lọc từ những sự kiện, nhân vật điển hình. Điển hình ở đây khơng giống với phương pháp điển hình
hóa trong văn học mà là những hồn cảnh tình huống có vấn đề, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng.
2.3. Trong phóng sự, vai trò của cái tơi trần thuật rất rõ nét. Đó là cái Tơi thẩm định lý trí giầu lý lẽ mang cảm xúc thẩm mỹ. Cái Tôi trong phóng sự có
vai trò là người dẫn truyện, người trình bày, khâu nối những dữ kiện trong tác phẩm. Cơng chúng ln có cảm giác là tác giả có mặt trong từng chi tiết nhỏ
nhất. Nếu tác giả không có khả năng thẩm định hoặc thẩm định méo mó hiện thực thì khơng những khơng tạo ra sự hấp dẫn mà còn khiến độc giả nghi ngờ về
giọng điệu của tác phẩm, khi nghiêm túc, lý lẽ, hài hước khi châm biến, khi lại tràn đầy cảm xúc.
II. Phóng sự truyền hình 1. Định nghĩa