1.2.1. Tính chỉnh thể
Một văn bản dù dài hay ngắn nhưng đều là một thể thống nhất, hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức
Về nội dung: Văn bản phải trình bày một vấn đề trọn vẹn có tính nhất quán có khả năng đặt tiêu đề khiến người khác có thể hiểu được sự việc hay tư
tưởng, tình cảm... mà anh muốn trình bày. Tính trọn vẹn về nội dung có tính chất tương đối phụ thuộc vào nhiều
nhân tố của hoạt động giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp Về hình thức: Đối với một văn bản lớn, tính hồn chỉnh về hình thức bộc
lộ ở kết cấu, có đủ các phần: Tiêu đề, phần mở, phần thân, phần kết. Đối với văn bản hành chính: Phần mở đầu và kết thúc không thể hiện rõ
mà chỉ có dấu hiệu về chữ viết. Hoặc nó có thể được nhận diện bằng dấu hiệu: không cần thêm vào trước hoặc sau văn bản một câu hay một bộ phận nào khác
vì văn bản đã hồn chỉnh.
1.2.2. Tính liên kết
Đó là mối quan hệ chặt chẽ giữa các câu, giữa các đoạn, giữa các phần, các bộ phận của văn bản.
Tính liên kết này cũng là cơ sở để tạo nên tính chỉnh thể của văn bản. Tính liên kết thể hiện ở cả hai phương diện của văn bản là liên kết nội dung và
phương tiện hình thức của sự liên kết
1.2.3. Tính mục đích
Mỗi văn bản đều hướng tới một mục tiêu nhất định. Nó trả lời cho câu hỏi: Văn bản viết ra nhằm mục đích gì? Viết để làm gì? Chính tính mục đích đã
quy định việc lựa chọn chất liệu nội dung, việc tổ chức chất liệu nội dung và việc lựa chọn phương tiện ngôn ngữ và tổ chức văn bản theo cách thức nhất
định. Như vậy, văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp ngôn ngữ ở dạng
viết, thường là tập hợp của các câu, có tính trọn vẹn về nội dung, hồn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất
định 3
2. Các loại văn bản
Tuỳ theo từng quan điểm khác nhau, với những tiêu chí khác nhau mà mỗi tác giả có sự phân chia văn bản thành từng loại khác nhau. Ở đây, chúng tơi
trích dẫn ra hai quan điểm phân loại văn bản, đó là quan điểm của các tác giả cuốn Tiếng Việt thực hành Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng và quan điểm
của Đinh Trọng Lạc Trước hết theo các tác giả Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng thì văn
bản có thể được chia thành 6 loại là: văn bản khoa học, văn bản hành chính, văn bản nghị luận, văn bản báo, văn bản nghệ thuật và văn bản sinh hoạt. Cách phân
chia này cũng tương đối thống nhất với cách phân chia của PGS.TS Hữu Đạt trong cuốn “phong cách học Tiếng Việt hiện đại”. Điểm khác nhau chỉ là ở cách
gọi tên, tác giả Hữu Đạt gọi phong cách “khẩu ngữ tự nhiên” thay cho cách gọi “văn bản sinh hoạt” của nhóm tác giả trên. Hay tác giả Hữu Đạt gọi phong cách
“hành chính cơng vụ” thay cho cách gọi “văn bản hành chính” ở trên. Các giả tác này phân chia văn bản theo một bộ tiêu chí đó là: Dựa trên chức năng giao
tiếp, hình thức thể hiện và phạm vi giao tiếp. Đinh Trọng Lạc chia văn bản ra làm hai nhóm lớn theo tiêu chí mơ hình
cấu trúc: Nhóm thứ nhất: gồm những văn bản được xây dựng theo các mơ hình
nghiêm ngặt đã trở thành khn mẫu đơn từ, biên lai,... Nhóm thứ hai: gồm những văn bản được xây dựng theo các mơ hình mềm
dẻo có tính chất thông dụng bài báo, luận văn,... hay tự do văn bản nghệ thuật, tuỳ bút...
3. Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản báo chí và một số lưu ý trong quá trình biên tập