Dung trọng đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.35 KB, 40 trang )


động vật, máy móc hoặc con người mà do tự tính chất của đất tạo ra. Sự khơ cứng của đất tuỳ theo các yếu tố như sau: loại khoáng sét; tính trương co của đất; sức bền của đất;
sự đóng ván trên bề mặt đất và tình trạng ngập lũ.

1.4.2 Dung trọng đất


Dung trọng đất là khối lượng của một thể tích đất tự nhiên khơng bị xáo trộn bao gồm cả chất hữu cơ, khơng khí, đơn vị tính là kgm
3
hoặc gcm
3
. Giá trị dung trọng bình qn của đất thịt có canh tác biến động trong khoảng 1,1 đến 1,4 gcm
3
. Cho sự phát triển tốt của cây trồng dung trọng nên giới hạn trong các giá trị sau: nhỏ hơn 1,4 gcm
3
với đất sét và nhỏ hơn 1,6 gcm
3
với đất cát. Dung trọng cũng được dùng để tính tốn tổng lượng nước có thể được giữ bởi đất theo một thể tích đất nào đó và cũng để đánh
giá khả năng phát triển của hệ thống rễ cây trồng và mức độ thống khí của đất Lê Văn Khoa, 2004.
Dung trọng đất được tính bằng cơng thức: P
b
= W
ov
– W
r
V
r
Trong đó: P
b
: Dung trọng khơ gcm
3
W
ov
: Khối lượng mẫu đất và ring ngay sau khi sấy khô ở 105 C g
W
r
: Khối lượng của ring g V
r
: Thể tích ban đầu của dụng cụ lấy mẫu cm
3
Dung trọng của đất phụ thuộc vào cấp hạt cơ giới, hàm lượng chất hữu cơ, độ chặt, cấu trúc và kỷ thuật làm đất Trần Văn Chính, 2006.
Theo kết quả nghiên cứu của Võ Thị Gương và ctv 2004 khảo sát trên liếp vườn trồng cam quýt tại Cần Thơ cho thấy dung trọng trên các vườn có tuổi liếp 7 đến 16 năm
có biến động từ 0,9 – 1,1 gcm
3
được xem là đất không bị nén dẽ do dung trọng tương đối thấp. Riêng vườn có tuổi liếp 26 đến 33 năm có dung trọng khoảng 1,3 gcm
3
khá cao. Các loại đất có dung trọng thấp thường là những loại đất có kết cấu tốt, hàm lượng
mùn cao. Do đó những loại đất này cũng sẽ có chế độ nước, nhiệt, khơng khí và dinh dưỡng phù hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển Nguyễn Thế Đặng, 1999. Tuy
nhiên, khi dung trọng của đất cao, tế khổng trong đất giảm sẽ hạn chế sự phát triển của 13
hệ rễ cây trồng, giới hạn khả năng hấp thu dinh dưỡng, hấp thu nước và cuối cùng là năng suất cây trồng giảm Võ Thị Gương, 2004.

1.5 PHÂN HỮU CƠ


Phân hữu cơ là các loại phân được sản xuất từ các vật liệu hữu cơ như các dư thừa thực vật, rơm rạ; phân súc vật, phân chuồng; phân rác và phân xanh. Mặc dù, nền cơng
nghiệp hố học trên thế giới ngày càng phát triển, phân hữu cơ vẫn là nguồn phân q, khơng những làm tăng năng suất cây trồng mà còn có khả năng làm tăng hiệu lực của
phân hoá học, cải tạo và nâng cao độ phì của đất Ngơ Ngọc Hưng và ctv, 2004.

1.5.1 Hiệu quả của phân hữu cơ trên sự sinh trưởng của cây trồng


Theo Ngô Ngọc Hưng và ctv 2004 thơng thường sử dụng phân hữu cơ nhằm mục đích cung cấp dưỡng chất, làm gia tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất, cải thiện tính
chất vật lý và hoá học của đất:
Cải thiện cấu trúc đất: Ảnh hưởng trực tiếp do làm mất độ cứng của đất, chất
mùn trong phân hữu cơ có tác dụng gắn kết các hạt keo nhỏ lại với nhau, tạo nên cấu trúc bền vững, làm cải thiện độ xốp của đất, hạn chế sự rửa trơi, xói mòn đất, làm cho
cây thu hút các ion dinh dưỡng dễ dàng hơn. Ảnh hưởng gián tiếp do sự hoạt động của vi sinh vật, làm cho cấu trúc trở nên tốt hơn.
Gia tăng khả năng giữ nước của đất: Ảnh hưởng trực tiếp bởi sự liên kết nước
với chất hữu cơ, ảnh hưởng gián tiếp bởi sự cải thiện cấu trúc đất.
Cải thiện độ thống khí của đất: Cung cấp oxy cho rễ cây, tạo ra con đường
thốt CO
2
từ khơng gian rễ.
Làm gia tăng nhiệt độ đất: Ảnh hưởng trực tiếp do mùn có màu sẫm, làm gia
tăng sự hấp thu nhiệt của đất. Ảnh hưởng gián tiếp do cải thiện cấu trúc của đất. Ví dụ sự rút ra nhanh chóng lượng nước dư thừa trong các chỗ nứt, làm cho sự gia tăng nhiệt
độ nhanh hơn.
Chứa các dưỡng chất tại bề mặt của chúng dưới dạng trao đổi: Làm gia tăng
khả năng trao đổi cation, vì vậy làm giảm khả năng trực di các cation, điều này quan trọng trên các loại đất chứa ít sét. Làm gia tăng khả năng đệm các chất dinh dưỡng, chủ
yếu là N, P và S. Vì vậy, làm gia tăng hiệu quả của phân hố học bón vào đất. 14

Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×