1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

Sơ lược về huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai 1. Vị trí địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 155 trang )


Chương 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ TỪ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP SANG CÔNG NGHIỆP
Ở HUYỆN LONG THÀNH TRONG THỜI KÌ CƠNG NGHIỆP HĨA – HIỆN ĐẠI HÓA
2.1. Sơ lược về huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai 2.1.1. Vị trí địa lí
Huyện Long Thành nằm ở phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Long Thành cũ theo nghị định số 51CP ngày 23 tháng 6 năm
1994 của Chính phủ, ranh giới của huyện được xác định như sau: Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 53.996 ha, chiếm 9,1 diện tích tự nhiên
của tỉnh Đồng Nai. Về phân chia hành chính, huyện Long Thành gồm có 1 thị trấn Long Thành và
18 xã: Lộc An, Long An, Long Phước, Tân Hiệp, Phước Thái, Phước Bình, An Phước, Tam An, Tam Phước, Phước Tân, An Hòa, Long Hưng, Long Đức, Bình
Sơn, Bình An, Suối Trầu, Cẩm Đường và Bàu Cạn. [33]
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Long Thành Nguồn: UBND huyện Long Thành
Về vị trí tiếp giáp, huyện Long Thành được xem là có ưu thế lớn trong việc mở rộng quan hệ buôn bán và thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội do:
- Tiếp giáp với các huyện và thành phố có nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh, dễ dàng trao đổi hàng hóa và giao lưu văn hóa, kinh tế:
+Phía Bắc giáp thành phố Biên Hòa và huyện Trảng Bom. +Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và huyện Nhơn Trạch.
+Phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn Trạch. +Phía Đơng giáp huyện Thống Nhất và huyện Cẩm Mỹ.
- Có tuyến quốc lộ 51 chạy qua, nối Biên Hòa, thành phố Hồ Chí Minh với Vũng Tàu và thơng với quốc lộ 1A. Trong tương lai còn có thêm tuyến đường cao
tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu và cụm cảng hàng không quốc tế Long
Thành… Là những tuyến đường giao thông huyết mạch không chỉ của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà còn là của cả nước. Vị trí này đã đem lại cho Long Thành
một ưu thế lớn về phát triển kinh tế mà trước mắt là hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật được đầu tư nâng cấp cho xứng tầm; góp phần tạo ra cơ hội phát
triển cho cho các nhà đầu tư khi đến với Long Thành bởi đây sẽ là cửa ngõ vào thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Biên Hòa và thành phố Nhơn Trạch.
- Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Long Thành có những lợi thế mà khơng một địa phương nào có được nhờ nhận được sự quan tâm, đầu tư của các
cấp, các ngành. Những chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho Vùng đã tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Long Thành như: sự đầu tư xây
dựng các khu công nghiệp trong chiến lược đưa Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở thành vùng công nghiệp lớn nhất và phát triển bền vững nhất nước đã giúp cho
ngành cơng nghiệp của huyện có những bước phát triển nhanh và vượt bậc ngay từ những năm đầu của thập niên 90 thế kỉ XX ví dụ như Trung ương đã đầu tư khu
lọc dầu Tuy Hạ năm 1986, dự án xây dựng khu công nghiệp dốc 47 thuộc xã Tam Phước với diện tích 350ha , khu cơng nghiệp Phước Thái 350ha và cảng Gò Dầu
cho tàu từ 20.000 – 100,000 ngàn tấn ra vào năm 1994. Những năm gần đây, số
lượng các khu, cụm công nghiệp trong huyện ngày càng nhiều như khu công nghiệp Long Thành, khu công nghiệp Long Đức… Trong tương lai, các khu và cụm công
nghiệp cũng được đầu tư để tăng về số lượng và đảm bảo về chất lượng như cụm công nghiệp vật liệu xây dựng An Phước, cụm công nghiệp Tam Phước 1, cụm
công nghiệp Long Phước 1, Long Phước 2, cụm công nghiệp Tam An 1, Tam An 2 trại bò sữa hiện nay, cụm cơng nghiệp cơng nghiệp Bình Sơn… Và hầu hết các
khu và cụm công nghiệp này đều nằm ven quốc lộ 51. - Là địa bàn thích hợp trồng các loại cây ăn trái có chất lượng cao và rất đặc
trưng cho địa phương, hình thành thị trường nơng sản thuận lợi và có lợi thế về phát triển du lịch, dịch vụ, nhất là khi cụm cảng sân bay quốc tế Long Thành được xây
dựng xong và đi vào hoạt động.
Từ vị trí địa lý nêu trên và bối cảnh chung về phát triển kinh tế xã hội của cả
nước nói chung và của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như tỉnh Đồng Nai nói riêng, huyện Long Thành đã, đang và sẽ có những lợi thế hơn hẳn các huyện
khác trong tỉnh, mở ra cho huyện triển vọng thuận lợi về phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao trong những thập niên đầu của thế kỉ XXI và ngày càng có vai
trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai cũng như Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Hình 2.2: Vị trí địa lý huyện Long thành Nguồn: UBND huyện Long Thành

2.1.2. Điều kiện tự nhiên


Là cơ sở quan trọng để huyện chọn lựa phương án phát triển các ngành kinh tế sao cho phù hợp với những thế mạnh và khắc phục những khó khăn trong tự nhiên
để đảm bảo phát triển ổn định, bền vững. 2.1.2.1. Địa hình
Huyện Long Thành nằm trong khu vực chuyển tiếp từ vùng đồng bằng của hạ lưu sông Đồng Nai lên vùng cao thuộc huyện Xuân Lộc. Tồn huyện được chia
thành 2 dạng địa hình chính với những đặc điểm chủ yếu sau: - Dạng địa hình đồng bằng ven sơng: phân bố về phía Tây quốc lộ 51, thuộc
địa bàn của 8 xã với diện tích tự nhiên khoảng 10.000ha, chiếm 20 diện tích tự nhiên tồn huyện, trong đó có thể chia thành 2 khu vực nhỏ:
+ Khu vực đồng bằng ven sông Đồng Nai: bao gồm tồn bộ diện tích các xã An Hòa, Long Hưng, Tam An và một phần diện tích các xã Phước Tân, An Phước,
Tam Phước. Vùng này được bồi đắp bởi phù sa của sông Đồng Nai, địa hình bằng phẳng, có độ cao bình qn biến đổi từ 0,6 – 1,5m, gần nguồn nước ngọt, thích hợp
cho việc trồng lúa nước và đang là vùng trọng điểm sản xuất lúa 2-3 vụ của huyện. + Khu vực đồng bằng thấp trũng ven sông Thị Vải: bao gồm một phần diện
tích các xã Phước Thái và Long Phước, có cao độ trung bình biến đổi từ 0,1-1,2m, chịu sự chi phối bởi nguồn nước của sông Thị Vải, nên chỉ có 6-7 tháng trong năm
có nước ngọt tháng V đến tháng XI, còn lại 5-6 tháng bị nước mặn xâm nhập tháng XII đến tháng IV năm sau, do đó chỉ có thể phát triển rừng ngập mặn hoặc
trồng 1 vụ lúa. - Dạng địa hình đồi thấp lượn sóng: phân bố về phía Đơng quốc lộ 51, diện
tích tự nhiên 43.482ha, chiếm 80 diện tích tồn huyện, cao độ trung bình biến đổi từ 5-117m, độ dốc dao động từ 3-15
, tiêu thoát nước dễ, nền móng tốt, rất thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng và các khu công nghiệp. Tuy nhiên do địa hình cao,
nguồn nước mặt hiếm nên đa phần diện tích của vùng này thích hợp với các cây trồng cạn như hoa màu, cây công nghiệp ngắn và dài ngày.
2.1.2.3. Thổ nhưỡng Theo bản đồ đất tỉ lệ 125.000, huyện Long Thành có 6 nhóm đất với 12 đơn vị
bản đồ đất như sau:
Bảng 2.1: Các loại đất ở huyện Long Thành
Tên đất Diện tích Kí hiệu
Việt Nam Theo WRB
Ha I.
Nhóm đất phèn
3.680,26 6,88
Sp1Mm 1. Đất phèn tiềm tàng nông dưới rừng
ngập mặn Epiproto Thionic
Fluvisols 1.145,66 2,14
Sp2 2. Đất phèn tiềm tàng sâu
Endoproto Thionic
Fluvisols 2.534,60 4,74
II. Nhóm
đất phù sa 4.105,89
7,6771 Pf 3.
Đất phù sa có tầng loang lổ Epiferric Fluvisols
3.137,66 5,87
Pg 4. Đất phù sa gley
Gleyic Fluvisols 968,23
1,81 III.
Nhóm đất xám
10.548,77 19,724
X 5. Đất xám trên phú sa cổ Arenic
Acrisolc 7.239,20
13,54 Xg 6.
Đất xám gley trên phú sa cổ Gleyic Acrisols 3.309,57
6,19 IV.
Nhóm đất đen 5.733,07
10,72 Ru 7.
Đất nâu thẫm trên bazan Chromic Luvisols 5.480,38 10,25
Rk 8. Đất đen trên bồi tụ bazan
Ferric Luvisols 252,69
0,47 V.
Nhóm đất đỏ vàng
26.432,51 49,423
Fk 9. Đất nâu đỏ trên bazan
Rhodic Ferrasols 1.737,22
3,25 Fu 10.
Đất nâu vàng trên bazan Xanthic Ferrasols
1.994,29 3,73 Fp 11.
Đất vàng nâu trên phù sa cổ Chromic Acrisols
22.701,00 42,45
VI. Nhóm
đất dốc tụ 798,42
1,4929 Dk 12.
Đất dốc tụ trên bazan Cumuli Orchric Gleysols
798,42 1,49
VII. Sông
suối và đất khác 2.697,13
4,08 TỔNG DIỆN TÍCH
53.996,05 100,00
Nguồn: Phòng Tài ngun và Mơi trường huyện Long Thành - Nhóm đất phù sa: có diện tích 4.106 ha 7,68, phân bố ở ven sơng Đồng
Nai và được chia thành 2 đơn vị bản đồ là đất phù sa có tầng loang lổ và đất phù sa gley. Nhìn chung cả hai loại đất này có độ phì tương đối cao, ít chua, giàu mùn,
đạm tổng số cao, lân tổng số nghèo, thành phần cấp hạt thay đổi từ thịt trung bình
đến thịt nặng. Hướng sử dụng lâu dài là trồng lúa nước, có thể xen canh với các cây rau màu ở những nơi có địa hình cao thốt nước hoặc trồng cây ăn trái.
- Nhóm đất phèn: có diện tích 3.680ha 6,88, phân bố tập trung ở ven sông Đồng Nai, được chia thành 2 đơn vị bản đồ là đất phèn tiềm tàng dưới rừng ngập
mặn có diện tích 1.146ha, chủ yếu sử dụng cho trồng rừng ngập mặn hoặc có thể khai thác cho nuôi trồng thủy sản nước mặn; và đất phèn tiềm tàng sâu có diện tích
2.534ha, khơng còn bị ảnh hưởng bởi nước mặn, độ phèn thấp nên có khả năng sử dụng tốt cho việc trồng lúa hoặc có thể lên liếp trồng cây ăn trái.
- Nhóm đất xám: có 2 đơn vị bản đồ với diện tích 10.549ha, phân bố ở nhiều xã, hình thành chủ yếu trên phù sa cổ, địa hình đồi thoải, tầng đất thường rất dày và
thường nghèo dinh dưỡng, nhưng lại thích hợp với nhiều loại hình sử dụng như trồng cây hàng năm lúa nước, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày… lẫn cây lâu
năm cây công nghiệp như cao su hoặc cây ăn trái… cũng như có thể làm đất ở hay xây dựng các cơng trình.
- Nhóm đất đen: 5.733ha với 02 đơn vị bản đồ. Loại đất này được hình thành trên các sản phẩm đá bazan và đá bọt bazan nên có độ phì nhiêu hơn hẳn các loại
đất khác trong vùng, trong đó hàm lượng mùn, đạm, lân tổng số giàu 2-3 OM; 0,1-0,25 N; 0,15-0,25 P
2
O
5
; nghèo kali tổng số, nhưng lại rất giàu cation kiềm trao đổi Ca
2+
: 12-14me100gam đất; dung tích hấp thu cao và độ no bazơ cao CEC: 25-30 me100 gam; BS: 52-57. Bên cạnh đó, đất cũng có hạn chế là tầng
đất thường rất mỏng, lẫn nhiều mảnh đá và nhiều đá tảng lộ đầu, gây trở ngại cho khâu làm đất và sự phát triển của bộ rễ cây. Vì vậy, nó chỉ phù hợp cho trồng các
loại cây ngắn ngày có bộ rễ ăn nơng. Hiện tại, hầu hết đất đen đã được khai thác dùng trong nơng nghiệp, trong đó, trên địa hình cao, thốt nước tốt trồng các cây
hoa màu và cây cơng nghiệp hàng năm như: đậu nành, thuốc lá, bông, bắp và các loại đậu đỗ hay trồng các loại cây ăn quả như chuối, na, chôm chôm và trên địa hình
thấp chủ yếu dùng cho việc trồng lúa kết hợp với trồng màu trong mùa khơ.
Hình 2.3: Phân bố các loại đất huyện Long Thành Nguồn: Phòng Tài nguyên và Mội trường huyện Long Thành
- Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 26.432ha với 03 đơn vị bản đồ, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện. Đất đỏ vàng được hình thành từ 2 loại mẫu chất là đá bazan
và phù sa cổ với những đặc điểm sau: + Đất nâu đỏ và đất nâu vàng trên bazan gọi chung là đất đỏ bazan có diện
tích 3.731ha 6,98 và là đất có chất lượng cao nhất so với các loại đất đồi núi ở nước ta nên thường được sử dụng cho việc trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao
như cà phê, cao su, cây ăn quả. Tuy vậy, quá trình sử dụng loại đất này cần có biện pháp chống xói mòn, rửa trơi.
+ Đất nâu vàng hình thành trên phù sa cổ có diện tích lớn nhất trong các loại đất trên địa bàn huyện với diện tích 22.701ha 42,45 diện tích tồn huyện. Đất có
tầng đất tương đối dày; thành phần cơ giới nhẹ cát pha, thịt nhẹ; có phản ứng chua, hàm lượng mùn, đạm, lân và kali nhìn chung tương đối thấp. Loại đất này tuy
có chất lượng khơng cao, nhưng nó lại thích hợp với nhiều loại cây trồng và nên ưu tiên cho việc trồng các loại cây dài ngày như cao su, điều, cây ăn trái các loại.
Trong sản xuát cần có biện pháp chống xói mòn, rửa trơi và tăng cường bón phân bổ sung cho đất vốn rất nghèo dưỡng chất.
- Nhóm đất dốc tụ: có diện tích 798ha chiếm 1,49 diện tích tồn huyện được hình thành và phát triển từ các sản phẩm rửa trôi và bồi tụ của các loại đất ở
các chân sườn thoải hoặc khe dốc. Do đặc điểm hình thành và phân bố rộng rãi nên đất dốc tụ có đặc điểm hình thái rất phức tạp, nó phụ thuộc vào thành phần mẫu chất
tạo đất cũng như đặc điểm của địa hình khu vực. Nhìn chung đất dốc tụ có 2 dạng rất cơ bản: đất dốc tụ có thành phần cơ giới nặng và đất dốc tụ có thành phần cơ
giới nhẹ. Cả hai loại đất này đều có độ phì nhiêu khá cao, giàu mùn, đạm, lân và kali tổng số và có phản ứng chua. Đất có khả năng sử dụng chủ yếu cho việc trồng
và thâm canh lúa nước. Tóm lại, tài nguyên đất của huyện khá đa dạng về chủng loại nhưng hầu hết
đều có các yếu tố hạn chế đối với sản xuất nông – lâm nghiệp như đất dễ bạc màu chiếm 61, đất có tầng đất mỏng 16, đất có kết von 23, đất có gley 22,
đất có phèn 7, đất bị nhiễm mặn 2, đất phân bố trên địa hình cao, hạn chế
nước mặt và nước ngầm 68 và đất trên địa hình thấp trũng, bị ngập do ảnh hưởng lũ sông, suối 32. Tùy theo mức độ của mỗi hạn chế của mỗi loại đất mà
trong quá trình sử dụng cần chú trọng các biện pháp cải tạo thích hợp nhằm bảo vệ tốt và sử dụng lâu bền đất đai.
2.1.2.3. Khí hậu Huyện Long Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo
với những đặc trưng chính sau: - Nắng nhiều, trung bình khoảng 2.600-2.700 giờnăm, nhiệt độ cao đều trong
năm trung bình năm khoảng 26 C, trung bình thấp nhất cũng ở khoảng 25
C, trung bình cao nhất vào khoảng 28-29
C. - Lượng mưa khá trung bình 1.800-2.000mmnăm, nhưng phân hóa sâu sắc
theo mùa, trong đó mùa mưa kéo dài từ tháng V đến tháng X, chiếm trên 90 lượng mưa cả năm, mùa khô kéo dài từ tháng XI đến tháng IV năm sau, chỉ chiếm 10
lượng mưa cả năm. - Lượng bốc hơi trung bình 1.100-1.300mmnăm, trong đó mùa khô thường
gấp 2-3 lần mùa mưa, tạo nên sự mất cân đối nghiêm trọng về chế độ ẩm, nhất là trong các tháng cuối mùa khô. Tuy nhiên, trong các tháng mùa khơ nếu có nước
tưới thì sản xuất nông nghiệp thường cho năng suất và chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả kinh tế cao và ổn định hơn các tháng mùa mưa.
2.1.2.4. Thủy văn
a. Hệ thống sơng rạch: Trong phạm vi huyện Long Thành có một hệ thống sông lớn là hệ thống sông
Đồng Nai với các nhánh chính sau: - Sơng Đồng Nai: bắt nguồn từ dãy núi cao Trường Sơn Nam, đoạn sơng chính
chảy qua huyện dài 15km, có lòng sơng khá rộng trung bình 900-1.000m và sâu 5-10m nhưng do đáy sơng có nhiều cồn cát ngầm nên chỉ có thể lưu thơng được
tàu có trọng tải dưới 1.000 tấn. Các chi lưu lớn của sơng gồm có sơng Lá Bng đoạn chảy qua huyện dài 36km, rộng 100m, suối Cây Khế, suối Nước Trong…
- Sông Thị Vải: bắt nguồn từ huyện Xuân Lộc và đổ ra biển Đơng, đoạn sơng chính chảy qua huyện dài 13km, rộng trung bình 400m và có các chi lưu chính như
suối Cả, suối Đá Vàng… Tóm lại, ngồi hai đoạn sơng chính là nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu cho
khu vực phía Đơng quốc lộ 51, các sơng suối còn lại tuy có mật độ thưa nhưng là nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu cho khu vực phía Tây Quốc lộ 51. Trên các sơng
này có một số vị trí thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa nước phục vụ một phần cho nhu cầu sản xuất nơng nghiệp, còn chủ yếu cho sinh hoạt và cho công
nghiệp sau này. b. Chế độ thủy văn:
Nhìn chung, chế độ thủy văn của hệ thống sông Đồng Nai chịu sự chi phối của 4 yếu tố: chế độ mưa nội vùng, ảnh hưởng của thủy triều, ảnh hưởng của chế độ
điều tiết nước từ các cơng trình đầu nguồn, khả năng giữ nước và bổ sung của lưu vực.
- Về thủy triều: các sông rạch thuộc khu vực 6 xã dọc sông Đồng Nai bị ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông, biên độ triều bình quân
1,86m, cao nhất 2,06m tháng 2 năm 1989, thấp nhất 1,05m đã có tác dụng rất lớn đến khả năng tưới, tiêu nước ở khu vực đất bằng ven sơng.
- Về xâm nhập mặn: Trước đây khi chưa có cơng trình thủy điện Trị An, mặn theo triều xâm nhập tới hạ lưu cầu xa lộ Đồng Nai. Sau khi cơng trình thủy điện Trị
An đi vào hoạt động, mặn đã bị đẩy lùi tới Nhà Bè, nên khu vực thuộc lưu vực sông Đồng Nai trên địa bàn huyện có nước ngọt quanh năm. Riêng khu vực thuộc hạ lưu
sơng Thị Vải, do phân bố trên địa hình thấp, gần cửa sơng nên trong năm thường có 5-6 tháng từ tháng VII đến tháng IV mặn xâm nhập trực tiếp vào sâu trong sông
rạch và nội đồng. - Về tình trạng ngập: Trước khi có cơng trình thủy điện Trị An, thường vào
thời điểm từ tháng VIII đến tháng X, do mưa lớn tập trung làm cho lưu lượng dòng chảy trên các sơng tăng nhanh, cộng với thủy triều biển Đông dâng cao đã hạn chế
lớn đến khả năng tiêu thốt của các sơng này và gây ra tình trạng ngập úng các khu
vực đất thấp ven sông, làm trở ngại lớn cho sản xuất nông nghiệp. Sau khi có cơng trình thủy điện Trị An, tình trạng trên đã gần như được khắc phục.
c. Tài nguyên nước: - Nước mặt: Ngoài nước mưa, nguồn nước mặt chủ yếu của huyện được cung
cấp từ các sông suối thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Theo số liệu quan trắc nhiều năm, trên sông Đồng Nai, lưu lượng trung bình 312 m
3
s tháng IX. Chất lượng nước trong khu vực huyện khá tốt, có thể sử dụng nguồn nước mặt dồi dào này cho
phát triển kinh tế - xã hội của huyện. - Nước ngầm: Theo đánh giá của Liên đoàn Địa chất 8, nước ngầm trong phạm
vi huyện khá dồi dào, căn cứ về mức độ và khả năng khai thác, có thể chia thành 3 cấp sau:
+ Cấp mơ-duyn 1-1,05 ls-km
2
: phân bố ở khu vực phía Tây của huyện, chiều dày tầng chứa nước từ 30-90m, có thể khai thác tập trung với lưu lượng mỗi lỗ
khoan từ 500-1.000 m
3
ngày. + Cấp mô-duyn 0,5 ls-km
2
: phân bố ở khu vực phía Bắc huyện, tầng chứa nước có chiều dày từ 20-40m, cũng có thể khai thác lỗ khoan 500-1.000 m
3
ngày. + Cấp mô-duyn 0,2 ls-km
2
: phân bố ở khu vực phía Tây Bắc huyện, chiều dày tầng chứa nước mỏng, nên lưu lượng khai thác lỗ khoan chỉ đạt 100 m
3
ngày. 2.1.2.5.
Sinh vật
Theo số liệu của Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Đồng Nai, diện tích đất rừng của huyện năm 2005 là 3.384 ha tăng 228 ha so với năm 1995 và tồn bộ là
rừng trồng, trong đó tỉ lệ che phủ của rừng trồng gỗ lớn trong những năm gần đây giảm nghiêm trọng và đang trong tình trạng có nguy cơ bị thu hẹp do tranh chấp với
đất nông nghiệp. Diện tích còn lại chủ yếu là rừng ngun liệu tràm và bạch đàn. 2.1.2..6. Khoáng sản
Theo tài liệu đánh giá của Đoàn Địa chất 20B – Liên đoàn Địa chất 8 và Ủy ban Khoa học tỉnh Đồng Nai nay là Sở Khoa học – Công nghệ, trong phạm vi
huyện Long Thành có các điểm khống sản sau:
- Đá vật liệu xây dựng: Phân bố ở Phước Tân, trữ lượng chưa được xác định, chất lượng chỉ có khả năng làm vật liệu rải đường và vật liệu xây dựng.
- Sét gạch ngói: Phân bố ở Long An khu vực suối Đồng Hươu phía quốc lộ 51, trữ lượng khoảng 2 triệu m
3
, có khả năng sản xuất gạch ngói nhưng phải trộn các loại sét với nhau để tránh co rút và ở Phước Tân điểm số tại cây số 17, quốc lộ
51, trữ lượng khoảng 500.000 m
3
. - Than bùn: Phân bố ở Long Hưng trên phạm vi 30 ha, trữ lượng khoảng
400.000 tấn, chất lượng đạt yêu cầu chế biến phân bón và chất đốt. Ngồi ra, trên địa bàn huyện còn có nhiều điểm đất sỏi sạn có khả năng khai
thác phục vụ nhu cầu giao thông và san lấp mặt bằng xây dựng. Nhìn chung, khống sản trên địa bàn huyện Long Thành khơng có nhiều chủng
loại, nhưng trữ lượng tương đối lớn, chất lượng ở mức trung bình, có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển một số ngành công nghiệp địa phương, đáng kể nhất là công
nghiệp sản xuất gạch ngói vốn đã là thế mạnh của huyện trong những năm qua.

2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội


Đây là cơ sở quan trọng để huyện chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất cơng nghiệp bởi ở đây có nhân tố con người.
2.1.3.1. Dân cư Theo số liệu của Phòng Thống Kê huyện Long Thành, dân số và lao động của
huyện qua các năm như sau: a. Dân số
Năm 2008, dân số toàn huyện là 236.201 người, mật độ dân số trung bình 437 ngườikm
2
, đứng vào hàng thứ 5 so với các huyện khác trong tỉnh. Tuy nhiên có sự phân bố dân số khơng đồng đều giữa các xã, trong đó hầu hết các xã dọc theo QL
51 có mật độ dân số cao, đang có xu hướng hình thành các khu dân cư tập trung có qui mơ lớn; ngược lại các xã vùng sâu như Bình Sơn, Long Đức, Lộc An, Cẩm
Đường… có mật độ dân số thấp.
Bảng 2.2: Thống kê dân số huyện Long Thành thời kì 1995-2008
Hiện trạng từ năm 1995-2008 Chỉ tiêu
Đơn vị tính 1995 2000 2005 2006 2007 2008
1. Dân số trung bình
Người 175.238 192.890 212.692 220.903 229.315 236.201
- Thành thị Người 20.154 22.732
25.757 26.674 27.126 27.514
- Nông thôn Người
155.084 170.158 186.935 194.229 202.189 208.687 2. Tỉ lệ phát
triển dân số 2,40 2,23 3,27 3,86 3,81 3,00
- Tăng dân số tự nhiên
1,50 1,31 1,2 1,12 1,11 1,1 - Tăng dân số
cơ học 0,90 0,93 2,07 2,74 2,70 1,9
3. Mật độ dân số
Ngườikm
2
328 361 394 409 425 437
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Long Thành Tốc độ phát triển dân số thời kì 1995-2000 khá cao 2,23-2,40 năm và từ
sau năm 2001 trở lại đây tăng nhanh hơn trên 3,00 năm, chủ yếu là do gia tăng cơ học còn gia tăng tự nhiên đang có xu hướng giảm dần chỉ còn 1,10 năm
2008. Điều này làm cho mật độ dân số trung bình của huyện tăng lên nhanh chóng từ 328 ngườikm
2
năm 1995 lên 437 người km
2
năm 2008, chứng tỏ huyện có một sức hút rất lớn đối với những người di cư.
b. Lao Động Năm 2008, lao động trong huyện có 136.997 người chiếm 58 dân số tồn
huyện, trong đó, lao động có việc làm là 130.334 người chiếm 95,13 lao động xã hội.
Cơ cấu lao động xã hội của huyện thời kì này có sự chuyển dịch đúng hướng, trong đó tỉ trọng lao động trong khu vực nơng nghiệp giảm từ 85,6 năm 1995
xuống còn 27,6 năm 2008, tương ứng tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng tăng từ 6,6 lên 44,8 và tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ tăng
từ 7,8 lên 27,6.
Bảng 2.3: Hiện trạng lao động huyện Long Thành thời kì 1995 – 2008
Hiện trạng từ năm 1995-2008 Chỉ tiêu
Đơn vị 1995
2000 2005 2006 2007 2008 1. Số người trong
độ tuổi lao động Người 93.253 115.859 122.078 127.719 132.583 136.997
- Tỉ lệ so với tổng dân số
53 60 57,4 57,8 57,8 58,0 2. Lao động làm
việc trong các ngành kinh tế
Người 90.421 108.355 116.248 121.480 126.106 130.334 - Tỉ lệ so với lao
động trong độ tuổi 97 94
95,2 95,11 95,11 95,13 - Nông nghiệp Người 77.358 75.406 36.397 36.341 36.167 36.013
- Công nghiệp – xây dựng
Người 5.996 10.802 49.603 53.201 55.928 58.428 - Dịch vụ Người 7.067 22.147 30.248 31.938 34.011 35.893
3. Cơ cấu lao động phân theo các
ngành kinh tế 100,0
100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 - Nông nghiệp 85,6
69,6 31,3 29,9 28,7 27,6 - Công nghiệp –
xây dựng 6,6 10,0 42,7 43,8 44,3 44,8
- Dịch vụ 7,8 20,4 26,0 26,3 27,0 27,6
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Long Thành Thống kê lao động huyện Long Thành theo trình độ chun mơn thấy được:
năm 2000, tồn huyện có 8.528 lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật, chiếm 8,8 so với tổng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân và đến
năm 2003, số lao động có chuyên môn kĩ thuật của huyện tăng lên 12.088 lao động, chiếm 11,2 so với tổng lao dộng đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân,
tăng 2,4 so với năm 2001. Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm
2006 ở 18 xã nơng thơn trong huyện đã có nhiều tiến bộ hơn, cụ thể:
Bảng 2.4: Lao động nông thôn huyện Long Thành phân theo trình độ chun mơn năm 2006
TT Trình độ
Số người người
Tỉ lệ
1 Tổng số 104.168 100
2 Chưa qua đào tạo và khơng có bằngchứng chỉ chun mơn
86.997 83,52
3 Sơ cấp, công nhân kĩ thuật 6.675 6,41
4 Trung cấp 6.003
5,76 5 Cao
đẳng 1.645 1,58
6 Đại học trở lên
2.848 2,73
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Long Thành Có thể xem đây là một trong những cố gắng về phát triển nguồn nhân lực của
huyện. Tuy nhiên, so với yêu cầu chung của q trình CNH, HĐH thì vẫn còn thấp. 2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng
Đã được đầu tư trên nhiều lĩnh vực và ngày càng mở rộng hơn về số lượng, nâng cao về chất lượng để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển của huyện.
- Về giao thông vận tải: xây dựng mạng lưới giao thông vận tải với sự đa dạng về loại hình, nâng cấp về phương tiện, bảo đảm cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội không chỉ của huyện, của tỉnh mà còn cả của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.
+ Đường bộ: Hệ thống các tuyến đường đang được nâng cấp và mở rộng từ đường quốc lộ cho đến đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã… Bên cạnh đó, các
tuyến đường mới cũng đang được hình thành, nếu đưa vào hoạt động, vị trí của Long Thành sẽ được nâng cao hơn như 3 tuyến đường cao tốc 1 Biên Hòa – Vũng
Tàu, 2 thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, 3 Bến Lức – thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành nối vào sân bay Long Thành.
+ Đường thủy: hiện tại trên địa bàn huyện đã tồn tại một số cảng sông nhưng chủ yếu là dùng vào việc sản xuất chứ chưa phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Trong tương lai, trên địa bàn huyện sẽ nâng cấp và tạo mới 11 cảng sơng và hình thành 3 bến tàu khách trên sông Đồng Nai, sông Thị Vải và rạch Nước Lạnh xã
Tam An để phục vụ không chỉ nhu cầu vận chuyển hàng mà còn phục vụ vận tải hành khách trong và ngoài huyện.
+ Đường sắt: trên địa bàn huyện sẽ có 2 tuyến đường sắt chạy qua và 5 nhà ga: chạy song song với quốc lộ 1, vòng tránh thành phố Biên Hòa dài 14,1 km; chạy
song song và kẹp giữa quốc lộ 51 và đường cao tốc dài 32,5 km; nhà ga ở các xã Phước Tân, An Hòa, Long An, Phước Thái và thị trấn Long Thành sẽ phục vụ tốt
hơn nhu cầu vận chuyển người và hàng hóa của huyện. - Về điện: mạng lưới điện ở huyện Long Thành đang ngày càng được hoàn
thiện nhằm phục vụ tốt hơn cho sản xuất và cho sinh hoạt của người dân. Nguồn cung cấp điện chủ yếu cho huyện là từ lưới điện quốc gia và từ các máy phát điện
dự phòng của các doanh nghiệp. + Điện dân dụng: phấn đấu đưa tỉ lệ hộ dùng điện từ 95 năm 2003 lên 99
năm 2010. định mức tiêu thụ điện bình quân 450Kwhnăm đối với dân cư đô thị và 200 Kwhnăm đối với dân cư nông thôn. Tổng điện năng tiêu thụ dân dụng năm
2010 toàn huyện sẽ đạt 23 triệu Kwhnăm, tương ứng công suất 7,75 MW. + Điện cho cơng nghiệp: ngày càng có nhu cầu cao. Từ nay đến năm 2010 và
định hướng đến 2020 sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ điện cho các khu công nghiệp và dịch vụ kể cả đang trong giai đoạn hình thành. Tổng điện năng tiêu thụ điện cơng
nghiệp năm 2020 toàn huyện là 626 triệu Kwhnăm, tương ứng cơng suất 156,5 MW.
- Thơng tin liên lạc: tồn huyện hiện có 1 bưu điện trung tâm, 3 bưu cục và 15 điểm bưu điện văn hóa xã, bình quân có 20 máy điện thoại 100 người dân, 1919
xã có loa truyền thanh. Hệ thống bưu chính – viễn thông đang ngày càng phát triển rầm rộ do có sự cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ. Đây là một điều kiện tốt
để phát triển kinh tế - xã hội trong huyện, đồng thời xóa dần sự mất cân bằng giữa các xã trong huyện. Trong tương lai, huyện đang cố gắng đến 2010 sẽ có ít nhất 1
bưu điện văn hóaxã, và đạt 25 máy điện thoại100 dân, đồng thời nâng cấp và xây
mới các tổng đài, đầu tư mới 4 trạm phát sóng Bình An, Tam An, Suối Trầu, khu công nghiệp Long Thành.
- Về thương mại – tài chính: phát triển nhanh chóng và rầm rộ trên địa bàn huyện trong những năm gần đây, kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của
huyện. Hệ thống ngân hàng có mặt trên địa bàn huyện ngày cáng tăng và hoạt động ngày càng có hiệu quả trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và hỗ trợ tích
cực cho các doanh nghiệp. 2.1.3.3. Chính sách
Do có vị trí thuận lợi và đóng vai trò chiến lược trong sự phát triển kinh tế của tỉnh và của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, huyện Long Thành đã nhận được sự
quan tâm rất lớn của các cấp lãnh đạo và sự đầu tư lớn từ phía các ngành và cơ quan để huyện có thể vươn lên đứng thứ hạng cao về phát triển kinh tế - xã hội so với các
huyện khác trong tỉnh cũng như là trong khu vực. Ngoài ra, ngay trong các ban ngành lãnh đạo của huyện cũng thể hiện rõ sự
quan tâm sâu sắc đối với sự phát triển của huyện nhà nên đã hoạch định và tham mưu, đưa ra những đường lối phát triển riêng cho huyện nhưng không tách rời cái
chung của tỉnh và của cả nước. Những chính sách ấy phù hợp với đặc điểm riêng của huyện và đưa huyện phát triển nhanh và đúng hướng hơn.
2.1.4. Bối cảnh trong và ngoài nước ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Long Thành
2.1.4.1. Bối cảnh trong nước a. Bối cảnh trong nước nói chung
Sau 5 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001- 2010, nền kinh tế đất nước đã có bước phát triển mới, tốc độ tăng trưởng trong giai
đoạn 2001-2005 đạt khá cao, bình qn 7,5năm; tính trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,5, GDP bình quân đầu người được nâng lên trên 1.000 USD
Báo cáo của Ban tuyên giáo TW Đảng. [1] Thể chế kinh tế thị trường đã hình thành và bắt đầu vận hành có hiệu quả; mơi
trường pháp lí chính sách được tăng cường xây dựng, bổ sung đồng bộ theo hướng
hội nhập; tiến trình cải cách hành chính, đổi mới cơ chế quản lí kinh tế bước đầu đã có tác động tích cực đến thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Đặc biệt, Nghị
quyết TW IX khóa IX đã đánh dấu bước đổi mới mạnh mẽ hơn về tư duy kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để hoạch định cơ chế chính sách thơng thống trong việc thu
hút các nguồn lực và cải thiện môi trường đầu tư. Hoạt động kinh tế đối ngoại được đẩy mạnh, việc mở rộng kí kết các hiệp định
thương mại và trao đổi hợp tác đầu tư đa phương và song phương, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO có ý nghĩa rất quan trọng mở ra nhiều cơ hội để có thể
phát triển kinh tế nhanh hơn trong thời kì mới. Hiện số nước có quan hệ trao đổi hợp tác quốc tế và thương mại, đầu tư với nước ta đã lên đến hơn 220 nước và lãnh
thổ trong tổng số 250 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Quan hệ giữa Việt Nam với các nền kinh tế và cũng là những thị trường lớn như Nhật Bản, EU, Hoa Kì
ngày càng được củng cố và mở rộng toàn diện đem lại những tiềm năng lớn về hợp tác quốc tế cùng phát triển.
Q trình đổi mới cơ chế chính sách quản lí, xây dựng hệ thống pháp luật và không ngừng cải thiện môi trường đầu tư của nước ta được các bạn bè, đối tác đồng
tình, ủng hộ. Bối cảnh phát triển và hội nhập tuy có những thách thức nhưng mở ra cơ hội to lớn và điều kiện thuận lợi để khai thác lợi thế so sánh, thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội, thực hiện nhanh CNH-HĐH. Quá trình phát triển và hội nhập kinh tế thế giới của nước ta trong thời kì tới
được dự báo ngày càng thu được những kết quả tích cực hơn, góp phần thúc đẩy kinh tế nước ta phát triển.
b. Bối cảnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong đó có tỉnh Đồng Nai đang là vùng
kinh tế phát triển sôi động, giá trị tổng sản phẩm hiện chiếm trên 40 GDP cả nước, GDP bình quân đầu người xấp xỉ gần 1300 USD; giai đoạn 2001-2005 tốc độ
tăng trưởng bình quân 8,4năm. Từ 2006 đến nay, tốc độ tăng trưởng của vùng luôn xấp xỉ 10 năm 2006: 11,42, năm 2007: 9,54, năm 2008: 11,16. Ngồi
ra, đây còn là trung tâm công nghiệp tập trung nhiều nhất các khu công nghiệp,
đồng thời là trung tâm đô thị lớn nhất trong nước, tỉ lệ dân số chiếm gần 50. [27] Tuy phát triển kinh tế nhanh nhưng hiện nay vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam đang phải đối mặt với những vấn đề lớn về môi trường, kết cấu hạ tầng quá tải, cải thiện điều kiện sinh hoạt nhà ở, cấp nước… và nâng cao mức sống cho
người lao động theo kịp với nhịp độ phát triển kinh tế. Do xây dựng trạm xử lí nước thải khu công nghiệp, khu đô thị chưa kịp thời đã làm ô nhiễm nguồn nước một số
nơi thuộc lưu vực hệ thống sơng Đồng Nai. Thời kì tới, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với xuất phát điểm đã đi trước
một bước so với nhiều vùng khác trong nước, được dự báo sẽ tiếp tục phát triển với nhịp độ nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể đạt trên 10 trong từng giai đoạn
từ nay đến 2020 sẽ là một cơ hội tốt để tỉnh Đồng Nai nói chung và huyện Long Thành nói riêng phát huy tiềm năng của mình để phát triển kinh tế - xã hội.
2.1.4.2. Bối cảnh quốc tế Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đang
có những bước nhảy vọt, thúc đẩy kinh tế tri thức phát triển, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và làm biến đổi nhanh các lĩnh vực xã hội. Tri thức và sở hữu trí tuệ
ngày càng có vai trò quan trọng. Mặt khác, mở cửa và hội nhập đang trở thành xu thế và con đường tất yếu của mọi quốc gia. Tồn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra
hết sức mau lẹ, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa gia tăng sức ép cạnh tranh đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như nước ta. Vì vậy, khơng chỉ đối
với tỉnh Đồng Nai, mà từng huyện cần xác định rõ hướng đi cho mình, sao cho vừa phát huy được những lợi thế so sánh, vừa tận dụng được những cơ hội từ bên ngoài
để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thị trường, phù hợp với định hướng của cả tỉnh và của cả nước. Cụ thể:
- Sớm hình thành đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là về giao thông, hạ tầng các khu công ngiệp; đồng thời kiến nghị với tỉnh được thực hiện các cơ chế,
chính sách ưu đãi nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư từ bên ngồi, trong đó hướng vào các ngành mà tỉnh đang ưu tiên đầu tư.
- Đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật ni theo hướng thị trường, hình thành các vùng chun canh có tỉ trọng hàng hóa cao; tích cực ứng dụng tiến
bộ kĩ thuật để nâng cao chất lượng các nơng sản hàng hóa, chú trọng các sản phẩm sạch và sản phẩm có hàm lượng kĩ thuật cao.
- Tập trung cao độ cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hòa mình vào trong bối cảnh chung của cả nước và của thế giới, huyện Long Thành có nhiều cơ hội cũng như thách thức phát triển kinh tế xã hội mà trước mắt
chính là q trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp.

2.1.5. Đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội huyện Long Thành


2.1.5.1. Thuận lợi
Qua phân tích sơ lược về các điều kiện tạo nên nội lực và ngoại lực của huyện Long Thành, nhận thấy huyện có khả năng phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực:
- Có một vị trí thuận lợi, dễ dàng giao lưu kinh tế - văn hóa với các huyện và tỉnh khác và mang tính chiến lược mà khơng một địa phương nào có thể thay thế
được. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội khơng chỉ đối với tỉnh Đồng Nai, với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà
còn đối với cả nước. - Các đặc điểm và điều kiện tự nhiên cho phép huyện vừa khai thác được trong
sản xuất nơng nghiệp hình thành các vùng chun canh và các vùng chăn ni lớn với tính chất sản xuất hàng hóa chuyên nghiệp, vừa khai thác được trong sản xuất
cơng nghiệp hình thành các khu và cụm công nghiệp vừa khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, vừa thu hút đầu tư cho các ngành công nghệ cao… lại có thể
phát triển mạnh mẽ các ngành dịch vụ tài chính, thương mại, du lịch… phù hợp với yêu cầu của xã hội.
- Các điều kiện kinh tế - xã hội cũng tạo ra một thế mạnh để huyện có thể phát triển các ngành kinh tế và xã hội một cách mạnh mẽ, nhất là nguồn lao động trong
huyện đơng, trình độ ngày càng được nâng cao và thị trường của huyện ngày càng
được mở rộng. Đây là một yếu tố quan trọng để huyện có thể phát triển hơn nữa. - Bối cảnh trong và ngoài nước cũng tạo ra nhiều cơ hội để huyện có thể phát
huy hết tiềm năng, vươn lên trở thành một huyện phát triển với thứ hạng cao trong tỉnh và trong vùng.
2.1.5.2. Khó khăn Bên cạnh những tiềm năng dồi dào to lớn, huyện Long Thành cũng còn nhiều
vấn đề do các đặc điểm về tự nhiên và kinh tế xã hội mang lại cần phải khắc phục trên con đường phát triển của mình.
- Vị trí địa lí tuy rất thuận lợi cho việc giao lưu và vận chuyển hàng hóa... nhưng lại đem đến cho huyện những vấn đề xã hội phức tạp, khó giải quyết. Mặt
khác, hình thể của huyện khơng chỉ chạy dài theo quốc lộ 51 nhưng trong thực tế thì chỉ những khu vực gần con đường này mới phát triển mạnh mẽ về kinh tế nên cũng
tạo ra sự mất cân đối giữa các khu vực trong huyện. - Các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là khí hậu đã dẫn đến sự thiếu nước trong
mùa khô cũng là một trở ngại lớn cho phát triển kinh tế, nhất là trong nông nghiệp. Còn vào mùa mưa, những cơn mưa lớn và kéo dài có thể làm ngập các khu vực chủ
yếu là những vùng trũng thuộc hạ lưu các con sông, suối. - Dân số trong huyện đông, lượng người nhập cư nhiều và tăng nhanh là một
vấn đề đòi hỏi huyện cần đưa ra những biện pháp thích hợp để đảm bảo an ninh xã hội, đồng thời phải đảm bảo sự ổn định về nhiều mặt trong huyện như việc làm, nhà
ở, y tế, văn hóa… - Bối cảnh trong và ngoài nước vừa tạo cơ hội cho huyện nhưng cũng đặt ra
nhiều thách thức, đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải biết cách nhìn xa trơng rộng và đưa ra nhiều biện pháp phù hợp để phát triển huyện nhà, đồng thời phải tỉnh táo để bảo
vệ môi trường và tài nguyên của huyện.
2.2. Quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành

2.2.1. Giai đoạn trước 1995


Sau khi đất nước được giải phóng, Long Thành bao gồm cả Nhơn Trạch – sáp nhập tháng 1 năm 1976 cũng như các địa phương khác phải đối mặt với rất nhiều
khó khăn, nhất là vấn đề giải quyết ruộng đất và thủy lợi cho người dân để đảm bảo nhu cầu lương thực, ổn định xã hội và phát triển kinh tế. Việc làm đầu tiên của Ban
Lãnh đạo huyện là thực hiện quyết định 80CP của Chính phủ về việc tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất của địa chủ, của những người cố tình chạy theo địch, bỏ
lại đất hoang để chia lại cho những người nơng dân khơng có đất. Đồng thời thành lập vùng kinh tế mới gồm 3 xã: Bàu Cạn, Suối Trầu, Cẩm Đường. Phong trào làm
thủy lợi được phát động mạnh mẽ trong 21 xã và đã đào đắp được 22 con đập, 18 hồ chứa nước và nạo vét được 7.600m kênh mương. Phòng vật tư và ngân hàng của
huyện cũng đã tạm ứng vốn và cung cấp phân bón, giống và các vật dụng khác để phục vụ nông nghiệp... tổng vốn đầu tư xã hội cho nông nghiệp chiếm 61, 15
cho giao thông và 24 cho các ngành khác.Với những nỗ lực trên, kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện là đã khai hoang được 4.473ha, phục hóa được 1.503ha đất.
[23] Theo báo cáo của ngân hàng huyện Long Thành năm 1976, ngân hàng cho
người dân vay vốn với 2 hình thức là ngắn hạn và dài hạn, song tất cả đều phục vụ cho nông nghiệp như vay mua phân bón, mua giống, thuế và sửa chữa dụng cụ làm
nông nghiệp, mua thức ăn gia súc, mua máy cày, trâu cày… Và trong báo cáo của ngành Tài chính huyện thì các nguồn thu, chi của huyện cũng là các sản phẩm nông
nghiệp và tiền mặt từ việc sản xuất nông nghiệp. Trong các lĩnh vực khác, thời gian này huyện chú trọng nhiều đến việc ổn định
đời sống cho người dân như bảo vệ trật tự trị an, thực hiện chính sách xã hội… còn sản xuất cơng nghiệp thì chưa được nhắc tới trong bất kì một báo cáo nào mặc dù có
một vài cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Từ những phân tích trên cho thấy: sau khi được giải phóng, huyện Long Thành là một huyện sản xuất nơng nghiệp hồn tồn tính chất thuần nơng.
Cho đến Đại hội Đảng bộ huyện Long Thành lần thứ I nhiệm kì 1977-1978, ngành công nghiệp của huyện đã được cho là phát triển hơn một bước với 7 cơ sở
quốc doanh có 75 công nhân làm việc, 5 tổ hợp làm ăn dưới dạng tập thể và làm ăn có hiệu quả như trại mộc, nhà máy xay xát, chế biến nông sản… thu được tổng
giá trị 1.588.633 đồng. [18] Để phục vụ tốt hơn cho nông nghiệp và các nhu cầu khác trong xã hội, ngành
công nghiệp trong huyện cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. Hiểu rõ được điều đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Long Thành lần thứ I đã đề ra: “Ra sức học tập
nắm vững những vấn đề cơ bản về đường lối, chủ trương chính sách của Trung ương Đảng, của Tỉnh ủy, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động để
tiến hành cải tạo nông nghiệp, trọng tâm là đẩy mạnh sản xuất lương thực; kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo và xây dựng, lấy xây dựng là chủ yếu; cải tiến một bước lưu
thông phân phối, phát triển một bước y tế, giáo dục, văn hóa; khơng ngừng củng cố an ninh - quốc phòng, trật tự xã hội. Trên cơ sở đó, ra sức củng cố xây dựng chi bộ
- chính quyền và các đoàn thể ở cơ sở. Hoàn chỉnh một bước về tổ chức cấp huyện thành cấp kế hoạch toàn diện; từng bước khẩn trương xây dựng huyện Long Thành
thành một huyện nơng – cơng nghiệp vững mạnh [18].” Có nghĩa là nông nghiệp
được xác định là ngành trọng yếu, cơng nghiệp và dịch vụ phát triển với mục đích cao nhất chỉ là để phục vụ tốt hơn cho nơng nghiệp.
Tuy có một quyết tâm cao nhưng trong suốt một thời gian dài, công nghiệp của huyện vẫn phát triển chậm và khơng có những bước đột phá. Năm 1985 phần lớn
đóng góp trong nền kinh tế là của ngành nông nghiệp gần 90, trong khi công nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ chưa đến 10 .
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI với những nội dung cơ bản:
- Đổi mới tư duy. - Là chặng đường đầu tiên của thời kì quá độ lên CNXH.
- Phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và 3 chương trình kinh tế lớn. - Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất XHCN, sử dụng và cải tạo đúng đắn
các thành phần kinh tế. - Là năm khởi đầu thực hiện xây dựng khu lọc hóa dầu Thành Tuy Hạ, theo chỉ
thị của trung ương, kinh phí do trung ương đầu tư. - Sắp xếp lại cơ chế sản xuất, mở rộng đầu tư hàng hóa, ngun vật liệu trong
dân. Ngành cơng nghiệp huyện Long Thành đã có những khởi sắc: huyện ủy đã
duyệt và cắt 500 ha đất trên khu lòng chảo Nhân Trạch để Trung ương xây khu lọc dầu. Đồng thời tiến hành xây dựng các hạng mục cơng trình liên quan như khởi
cơng xây dựng nhà hát lớn của huyện với sức chứa 3.000 – 5.000 người nhằm phục vụ cho người dân khi khu lọc hóa dầu được hồn thành. Bên cạnh đó, các ngành
cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp khác cũng có những thành tựu đáng kể: mở thêm được 17 lò gạch, thành lập thêm 1 hợp tác xã đan mây tre, xay xát được
100.000 ngàn tấn lương thực… Song những đóng góp này của ngành cơng nghiệp vẫn chưa đủ để huyện thực hiện mục tiêu là trở thành một huyện nơng – cơng
nghiệp vững mạnh vì nơng nghiệp vẫn giữ một vị trí quá lớn trong nền kinh tế. Cho đến năm 1994, trước khi Nhơn Trạch tách khỏi Long Thành thì Long
Thành vẫn chỉ là một huyện nông – công nghiệp với tỉ trọng giá trị của các ngành: nông nghiệp chiếm 79,87, công nghiệp chiếm 10,17, dịch vụ chiếm 9,96. Bên
cạnh đó, cơ cấu lao động của huyện trong các ngành kinh tế cũng thể hiện đặc điểm của huyện Long Thành: lao động trong nông nghiệp là 89,95, công nghiệp là
7,24, dịch vụ là 2,81. Điều này cho thấy huyện vẫn chưa thể chuyển mình thành một huyện cơng – nơng nghiệp lấy cơng nghiệp làm ngành sản xuất chính.

2.2.2. Từ 1995 đến 2005


Chỉ sau 1 năm tách Nhơn Trạch ra khỏi Long Thành năm 1995, nền sản xuất trong huyện đã có những bước phát triển tiến bộ. Trong nông nghiệp: thực hiện
Nghị quyết Trung ương về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành nông nghiệp trong huyện đã phát triển mạnh, phần lớn diện tích, năng suất, sản lượng các
loại cây trồng chủ lực liên tiếp tăng hằng năm, số lượng đàn trâu, bò đặc biệt là bò sữa tăng mạnh 23.430 con, phong trào ni gà, vịt và đào ao nuôi tôm, cá cũng
phát triển rầm rộ; chuyển một phần diện tích trồng lúa sang trồng các loại cây cơng nghiệp như cao su, mía, bơng vải, dâu tằm và cây ăn trái… đảm bảo cung cấp
nguồn nguyên liệu tại chỗ cho công nghiệp chế biến và đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm cho người dân. Trong công nghiệp: giá trị tổng sản lượng đã tăng lên
10,176 tỉ đồng, tăng 9,6 so với năm 1993; có thêm hàng trăm cơ sở sản xuất được hình thành; thu hút khoảng 3.000 lao động tham gia sản xuất vào các ngành công
nghiệp địa phương với số vốn đầu tư 18,766 tỉ đồng; mặt khác, trên cơ sở qui hoạch của Trung ương và tỉnh thì trên địa bàn huyện hình thành 3 khu cơng nghiệp lớn.
Các ngành dịch vụ cũng từ đó phát triển mạnh hơn để đáp ứng nhu cầu của các ngành sản xuất và phục vụ nhu cầu đời sống của người dân. Kết quả đạt được trong
năm 1995, tỉ trọng đóng góp của các ngành kinh tế vào cơ cấu GDP huyện có những thay đổi lớn: công nghiệp – xây dựng: 39,4, nông – lâm nghiệp: 33,2, dịch vụ:
27,4. Tổng giá trị GDP theo giá thực tế đạt 655 tỉ đồng, nâng mức thu nhập của người dân lên 3,736 triệu đồng… Với kết quả đạt được đáng tự hào trên, nền kinh tế
của huyện thật sự đã chuyển mình và trở thành một huyện sản xuất công – nông nghiệp theo đúng Nghị quyết Đại hội Đại biểu huyện Long Thành nhiệm kì VI đã
đề ra. [18] Từ năm 1995 đến năm 2005, tất cả các ngành kinh tế trong huyện đều phát
triển với giá trị năm sau luôn lớn hơn năm trước và tốc độ tăng trưởng luôn đạt giá trị dương. Trong 3 khu vực kinh tế, do ảnh hưởng của quá trình CNH – HĐH đất
nước, ngành cơng nghiệp của huyện ln ln có tốc độ tăng trưởng cao và nhanh nhất, đồng thời luôn chiếm một vị trí cao trong nền kinh tế: năm 2005, tỉ trọng
ngành công nghiệp đã chiếm tới 61,0 trong GDP gấp 1,55 lần so với năm 1995; ngược lại, ngành nơng nghiệp lại có tỉ trọng giảm mạnh trong thực tế, giá trị ngành
nông nghiệp luôn tăng nhưng tốc độ chậm hơn rất nhiều so với công nghiệp, từ 33,2 năm 1995 xuống còn 16,2 năm 2005 giảm 17; ngành dịch vụ cũng
tương tự ngành nông nghiệp nhưng do tốc độ tăng giá trị nhanh hơn ngành nông
nghiệp nên tốc độ giảm về tỉ trọng cũng chậm hơn: từ 27,4 năm 1995 xuống còn 22,8 năm 2005 giảm 4,6 trong cơ cấu GDP.
Bên cạnh những yếu tố trên, ngành cơng nghiệp của huyện còn thể hiện rõ vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống
của người dân; là một trong những nhân tố quan trọng để huyện thu hút đầu tư từ bên ngồi và đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước, giúp cải thiện cuộc
sống người dân trong huyện bằng việc xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng.
Ngoài ra, số lao động làm việc trong các ngành kinh tế từ năm 1995 đến 2005 cũng có cơ cấu với nhiều biến động: năm 1995, số người làm việc trong ngành nông
lâm nghiệp là 77.358 người, chiếm 85,55, trong công nghiệp và xây dựng là 5.996 người, chiếm 6,63, dịch vụ là 7.076 người, chiếm 7,82; nhưng đến năm 2005,
cơ cấu lao động hoạt động trong các ngành kinh tế đã thay đổi: nông lâm ngư nghiệp là 36.397 người, chiếm 31,31, công nghiệp và xây dựng là 49.603 người,
chiếm 42,67, trong dịch vụ là 30.248 người, chiếm 26,02. Với những kết quả đạt được như trên, trong giai đoạn từ 1995 đến 2005, huyện
Long Thành xứng đáng được đánh giá là một huyện có nền sản xuất cơng – nơng nghiệp vững mạnh trong thời kì CNH – HĐH nhưng chưa thể trở thành một huyện
công nghiệp.

2.2.3. Giai đoạn từ 2006 cho đến nay


Với những nỗ lực không ngừng trên con đường tiến hành CNH – HĐH đất nước, mục tiêu trở thành một huyện sản xuất công nghiệp vững mạnh, từ đó làm bệ
phóng để huyện Long Thành có thể vươn cao và xa hơn trên con đường phát triển, trở thành một trung tâm đô thị công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam đang dần trở
thành hiện thực, mà mục tiêu trước mắt là trở thành một huyện công nghiệp năm 2010 theo Qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện Long Thành từ năm 2005 đến
2010 và định hướng đến năm 2020.. Thế nhưng làm thế nào để biết huyện Long Thành đã trở thành một huyện
công nghiệp? Trên thế giới và ở Việt Nam, chưa có một tiêu chí nào thống nhất để
xét thế nào là một lãnh thổ cơng nghiệp đặc biệt khó khăn hơn khi lãnh thổ ấy lại tương đối nhỏ - là một huyện. Căn cứ trên tình hình thực tế về phát triển kinh tế -
xã hội huyện Long Thành thời gian qua, xem xét và so sánh với các tiêu chí của một nước sản xuất cơng nghiệp tuy là khập khiễng nhưng có thể chắt lọc một vài tiêu
chí cho phù hợp, dễ nhận thấy rằng: - So sánh với các giai đoạn cơng nghiệp hóa của H. Chenery thì huyện Long
Thành có 2 chỉ tiêu thuộc giai đoạn phát triển là đã hòan thiện q trình cơng nghiệp hóa, đó chính là cơ cấu ngành trong GDP nông nghiệp 16,2 - dưới 20 và công
nghiệp dịch vụ. Đây là cơ cấu chuẩn của H. Chenery, còn cơ cấu của huyện là nơng nghiệp: 9,76, cơng nghiệp: 65,3 và dịch vụ: 24,94; Cơ cấu lao động
trong nông nghiệp của huyện cũng đạt được tỉ lệ theo yêu cầu của H. Chenery 27,6 trong khi ơng đưa ra là từ 10-30. Có 2 chỉ tiêu mà huyện rất khó đạt là
GDPngười và tỉ lệ đơ thị hóa. Tuy đã được nâng lên một mức cao 1.286,7USDngười và tỉ lệ đô thị hóa đạt 11,65 nhưng vẫn chỉ ở mức tiền CNH
so với mức thang phân loại của H. Chenery nên huyện chỉ mới được xem là một huyện đang ở giai đoạn phát triển cơng nghiệp hóa.
- Xét theo Chỉ tiêu cơng nghiệp hóa do A. Inkeles giới thiệu: GDP người Long Thành xấp xỉ 13 chỉ số chuẩn của một huyện công nghiệp; tỉ trọng nông
nghiệp trong GDP đã đạt ngoài mong đợi so với yêu cầu từ 12-15. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp ở mức xấp xỉ 72,4 trong khi yêu cầu là 75 trở lên.
Ngoài ra, các chỉ tiêu khác đòi hỏi huyện phải phấn đấu nhiều hơn nữa và phải thật tích cực, nhưng cũng khơng phải là q khó để thực hiện được về “cơ bản”.
Để phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta nói chung và huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai nói riêng, cần phải xét theo một bộ tiêu
chí riêng, mang tính đặc thù cho quá trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đang diễn ra rất sôi nổi ở Việt Nam.
Theo chỉ tiêu công nghiệp hóa dự kiến Giáo sư Đỗ Quốc Sam - phần cơ sở lí luận thì khơng chỉ huyện Long Thành mà cả nước Việt Nam cũng chưa thể là một
nước công nghiệp.
Tuy nhiên, ở nước ta, cụm từ cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại được nhắc đến rất nhiều. Với cách hiểu đơn giản, theo Giáo sư Đỗ
Quốc Sam, thì chỉ cần qui các chỉ tiêu đánh giá của thế giới về một nước công nghiệp ra một hệ số cụ thể, nếu một đất nước hoặc địa phương nào đó đạt được từ
100 trở lên thì là một nước cơng nghiệp, còn nếu chỉ đạt 80 trở lên thì có thể coi là cơ bản trở thành một nước hay lãnh thổ công nghiệp. Vậy nếu theo sơ đồ của H.
Chenery thì chỉ cần ở giai đoạn thứ 3 – giai đoạn phát triển thì cũng đã cơ bản trở thành một nước hay lãnh thổ công nghiệp. Và nếu vậy, huyện Long Thành đã cơ
bản trở thành một huyện công nghiệp trên con đường CNH – HĐH đất nước với những tiêu chí đã được xác định từ năm 2006 nhưng để trở thành một huyện có nền
cơng nghiệp thực sự vững mạnh thì cần phải xem xét đến những khía cạnh khác. Có thể đánh giá những thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội huyện Long
Thành qua bộ chỉ tiêu CNH do Đỗ Quốc Sam đề xướng như sau: - Về cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế: đến 6 tháng đầu năm 2009, cơ cấu
GDP phân theo thành phần kinh tế của huyện Long Thành là: nông lâm ngư nghiệp 9,76, công nghiệp và xây dựng 65,30, dịch vụ 24,94. Với kết quả này, huyện
Long Thành đã đạt được tiêu chí đầu tiên phi nơng nghiệp từ 90 trở lên, nông nghiệp dưới 10.
- Về cơ cấu lao động: tính đến năm 2008, số lao động trong khu vực I của huyện đạt 27,6, khu vực II và III là 72,4 và mức độ lao động đã qua đào tạo và
có trình độ chun mơn cũng đạt trên 50. Vậy trong tiêu chí này, huyện Long Thành cũng đạt trên mức của một huyện công nghiệp.
- Về thu nhập của người dân: đến năm 2008, GDP bình quân đầu người của huyện đạt 1.286,7 USD – chỉ bằng ¼ so với chỉ tiêu của Đỗ Quốc Sam. Đây là một
chỉ tiêu rất khó đạt tới khơng chỉ của huyện Long Thành mà còn là trở ngại của cả nước trong quá trình thực hiện CNH – HĐH.
- Về mức độ đơ thị hóa: cho đến cuối năm 2008, tỉ lệ dân thành thị ở huyện Long Thành chỉ mới đạt 11,65, còn rất thấp so với chỉ tiêu. Tuy nhiên, trong
tương lai không xa, khi các khu đô thị hiện nay đang xây dựng được đưa vào sử
dụng nhất là khi khu hành chính tỉnh được xây dựng ở xã Tam Phước thì tỉ lệ dân thành thị ở huyện Long Thành sẽ tăng lên một cách nhanh chóng ước chừng đạt
gần 50. Vì vậy trong tiêu chí này, tương lai khơng xa có thể trước năm 2015 huyện Long Thành sẽ đạt và thậm chí là vượt chỉ tiêu.
- Về mơi trường: theo báo cáo 6 tháng năm 2009 của Huyện ủy Long Thành, tỉ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh trong toàn huyện là 93,3 và tỉ lệ cây xanh che phủ
là 41,5. Hai chỉ tiêu này của huyện đều đạt xấp xỉ so với mức mà Đỗ Quốc Sam đưa ra.
Như vậy, với những tiêu chí cơ bản của một huyện công nghiệp, Long Thành
đã đạt được các tiêu chí về mặt kinh tế và mơi trường cơ cấu GDP, cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Các tiêu chí còn lại chủ yếu là về xã hội và trình độ khoa
học cơng nghệ như mức độ đơ thị hóa, thu nhập… thì huyện chưa thể đạt được trong thời điểm này nhưng trong một thời gian khơng xa có thể đạt được.
Có thể kết luận được rằng cho đến thời điểm này 6 tháng đầu năm 2009, huyện Long Thành đã thực sự trở thành một huyện sản xuất cơng nghiệp chứ khơng
còn là huyện sản xuất nơng nghiệp. Tuy nhiên, để trở thành một huyện cơng nghiệp
thì huyện cần phải phấn đấu thêm nữa để các chỉ tiêu về mặt xã hội được đảm bảo, cũng như trình độ khoa học và cơng nghệ phải được nâng lên ở mức cao hơn. Nói
cách khác, q trình chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp trong thời kì CNH – HĐH của huyện đã diễn ra thành cơng và có nhiều ảnh hưởng
đến các mặt kinh tế - xã hội của huyện.

2.3. Ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp


Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

×