1. Trang chủ >
  2. Nông - Lâm - Ngư >
  3. Nông nghiệp >

Học thuyết về lợi thế độc quyền Stephen Hymer - Mỹ Học thuyết nội bộ hoá Lý thuyết triết trung:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.3 KB, 53 trang )


như mỗi nước tập trung sản xuất để xuất khẩu hàng hóa và sử dụng nhiều yếu tố sản xuất dư thừa và nhập khẩu những hàng hóa dùng nhiều yếu tố khan hiếm. Do đó sự
xuất hiện hoạt động thương mại quốc tế được giải thích từ sự chênh lệch tính dư thừa và khan hiếm của các yếu tố sản xuất giữa các nước.

1.1.6.1.2. Mơ hình MacDougall – Kemp 1964


Mơ hình này được xây dựng trên các giả định: nền kinh tế thế giới chỉ có 2 nước I và II; trước khi di chuyển vốn thì năng suất cận biên của vốn đầu tư ở nước I thừa vốn
thấp hơn ở nước II thiếu vốn ; theo quy luật thì năng suất cận biên của vốn giảm dần. Luồng FDI sẽ hình thành và di chuyển từ nước I sang nước II cho đến khi
năng suất cận biên của vốn ở 2 nước là bằng nhau. Kết quả là sản lượng thế giới tăng lên do sử dụng 1 cách hiệu quả hơn các nguồn lực sản xuất. Mơ hình cũng giải thích
sự ảnh hưởng khác nhau của FDI ở nước nhận đầu tư và nước đi đầu tư. ở nước I , thu nhập từ sử dụng vốn tăng lên do năng suất cận biên của vốn tăng, trong nước II
thì diễn ra ngược lại. Như vậy FDI mang lại lợi ích cho cả 2 nước.

1.1.6.1.3. Lý thuyết của Krugman 1983


Lý thuyết này giải thích nguyên nhân của đầu tư nước ngồi với mục đích khai thác hiệu quả của vốn là do có sự khác biệt về chính sách kinh tế vĩ mơ của các nước tham
gia đầu tư. Lý thuyết này cũng giải thích đầu tư nước ngồi từ góc độ hiệu quả sử dụng yếu tố đầu tư như 2 lý thuyết trên.

1.1.6.2. Các học thuyết vi mô


Nếu như các học thuyết vĩ mô đứng trên góc độ quốc gia để xem xét lý thuyết FDI thì các học thuyết vi mơ lại đứng trên góc độ các doanh nghiệp hoặc các ngành kinh
doanh.

1.1.6.2.1. Học thuyết về lợi thế độc quyền Stephen Hymer - Mỹ


Khi đầu tư ra nước ngồi, chủ đầu tư có một số bất lợi như: khoảng cách địa lý làm tăng chi phí vận chuyển các nguồn lực chuyển giao cơng nghệ, thiếu hiểu biết về
mội trường xa lạ làm tăng chi phí thơng tin, thiết lập mối quan hệ khách hàng mới và hệ thống cung cấp mới cũng mất nhiều chi phí so với các cơng ty bản địa. Tuy vậy họ
vẫn nên tiến hành FDI khi họ có những lợi thế độc quyền, họ sẽ giảm được chi phí kinh doanh và tăng doanh thu so với các cơng ty bản địa. Các lợi thế độc quyền đó có
thể là cơng nghệ hay nhãn hiệu.
13
Ví dụ nói đến Cocacola là người ta nghĩ ngay đến “nước uống ga có mùi quế” hay nhãn hiệu Heineken nổi tiếng với những mẩu quảng cáo rất hấp dẫn…

1.1.6.2.2. Học thuyết nội bộ hoá


Theo học thuyết này, FDI tăng khi giao dịch bên trong công tyInternal Transaction tốt hơn giao dịch bên ngồi cơng ty Market Transaction, IT tốt hơn MT khi thị
trường khơng hồn hảo: khơng hồn hảo tự nhiên như khoảng cách giữacác quốc gia làm tăng chi phí vận tải, khơng hồn hảo mang tính cơ cấu như: rào cản thương mại
như các tiêu chuẩn về sản phẩm, về môi trường; các yêu cầu liên quanđến quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ. Khi thị trường khơng hồn hảo như vậy, người ta phải tạo ra
thị trường bằng cách tạo ra IT, sử dụng tài sản trong nội bộ cơng ty mẹ – con, con – con.
Ví dụ, một doanh nghiệp thép có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu cung cấp và chi phí giao dịch cao khi phải mua quặng sắt từ nướcngoài, đặc biệt khi
doanh nghiệp này phải mua hàng ở một châu lục khác. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp này mua lại một cơng ty khai mỏ nước ngồi, tức là tiến hành việc nội bộ hố bao
gồm cả việc mua ln quặng sắt và chi phí vận chuyển,nó sẽ loại bỏ được tình trạng thiếu thốn ngun liệu. Nội bộ hố phải có những lợi ích lớn hơn chí phí phát sinh
khi thành lập mạng lưới công ty mẹ – con thì mới được sử dụng.

1.1.6.2.3. Lý thuyết triết trung:


lý thuyết này được phát triển bởi Dunning đã cung cấp một phương pháp phân tích khác về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Dựa trên phân tích về lợi thế
cạnh tranh, lý thuyết này chỉ ra rằng việc thu hút nguồn vốn FDI phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố và đặc tính của nước sở tại. Một trong các nhân tố đó là tăng trưởng
kinh tế. Ví dụ, Chakrabarti 2001 tranh luận rằng tăng trưởng cao tại các nước sở tại sẽ thu
hút được nhiều nhà đầu tư nước ngồi đến tìm hiểu thị trường và đầu tư…
1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp ở Việt Nam 1.2.1 Nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về nơng nghiệp. Theo nghĩa hẹp nơng nghiệp gồm có
14
ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ trong nông nghiệp – các hoạt động liên quan đến việc trồng cấy và đầu tư canh tác trên đất nhằm mục đích sản xuất
ra sản lượng lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Như vậy đối tượng chính của của nơng nghiệp theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm loại cây trồng được
thuần hóa canh tác trên đất. Còn hiểu theo nghĩa rộng nơng nghiệp bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản. Vì thế đối tượng của nông nghiệp được mở rộng sang
cả các loại vật nuôi trên cạn và dưới nước. Các đối tượng này là những sinh vật sống, tiến hóa trong lịch sử đa phần được con người chọn lọc và cải tạo theo mục đích mà
con người mong muốn. Khác với ngành sản xuất khác, các đối tượng của ngành nông nghiệp cần phải được cấy và phát triển trên đất trong điều kiện sinh trưởng phát triển
của các quy luật tự nhiên. Vì thế mà nơng nghiệp ln gắn chặt với điều kiện về đất đai và khí hậu thời tiết ở mỗi vùng, địa phương cụ thể.

1.2.2 Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân


Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

×