dân số của Thái Lan. Tuy nhiên hệ thống siêu thị của Thái Lan đã phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các đại siêu thị của nước ngoài.
Tại Trung Quốc: Siêu thị ở Trung Quốc đã phát triển rất mạnh vào đầu thập
niên 90, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 70, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như: Bắc Kinh, Quảng Châu, Thượng Hải. Cho đến năm 2000
mức bán ra của hệ thống siêu thị đã chiếm đến 7 tổng khối lượng hàng hóa bán lẻ của Trung Quốc, thị trường bán lẻ của Trung Quốc là một trong những thị trường
bán lẻ lớn nhất thế giới, quy mô của thị trường này hiện nay khoảng 550 tỷ USD và dự báo trong 20 năm tới con số này sẽ lên tới khoảng 2.400 tỷ USD. Sau khi Trung
Quốc có hơn 40 tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài tràn vào khai thác thị trường tiềm năng này. Với hơn 60 doanh thu bán lẻ rơi vào tay họ, các công ty
bán lẻ của Trung Quốc lâm vào tình thế khó khăn, một số bị phá sản. Chính phủ Trung Quốc đã nhận thức rõ vấn đề này và đã ban hành Pháp lệnh bán lẻ nhằm hổ
trợ các công ty trong nước giành lại thị phần. Đây là bài học kinh nghiệm trong giai đoạn đầu mở cửa mà Việt Nam cần lưu ý.
1.2.2. Những bài học kinh nghiệm về phát triển siêu thị trên thế giới:
Một số siêu thị trên thế giới đã thu hoạch được khơng ít thành cơng, bởi vì họ đã tạo được cho riêng mình một phong cách đặc biệt, khác hẳn so với đối thủ. Thường
thì do sự nổi trội của một trong các yếu tố sau: Cách trưng bày hàng hóa, chất lượng hàng hóa, hàng hóa tốt nhưng có giá rẻ, phương pháp quảng cáo tiếp thị, đồng phục
của nhân viên, dịch vụ cho khách hàng, . . . . . sẽ tạo được phong cách riêng biệt cho mỗi siêu thị.
Phần lớn các siêu thị trên thế giới rất quan tâm đến vấn đề nghiên cứu người tiêu dùng. Mỗi siêu thị ln có một bộ phận chun nghiên cứu về thị trường, về nhu
cầu, tâm lý và hành vi của người tiêu dùng, đồng thời kết hợp với việc nghiên cứu khách hàng của các đối thủ cạnh tranh.
Theo kinh nghiệm của một số hệ thống siêu thị lớn trên thế giới, thì một trong những yếu tố có tính nghiệp vụ chun nghiệp trong hoạt động siêu thị là tổ chức
được nguồn hàng để mua tận gốc và bán tận ngọn, hạn chế tới mức tối đa các
khâu trung gian. Đây là điều kiện quan trọng để giảm chi phí bán hàng, là cơ sở kinh tế để có giá bán cạnh tranh. Thực tế cho thấy nhiều siêu thị ở Việt Nam chưa
làm được điều này, họ thường tổ chức nhận hàng từ các chợ hoặc các trung tâm thương mại khác cộng thêm với các chi phí bán hàng, trong đó có các khoảng chi
phí về điện, bưu chính viễn thơng, khấu hao thiết bị bán hàng, tiền lương nhân viên, . . . . đã làm cho giá bán cao hơn so với các loại hình bán lẻ khác là điều khơng thể
tránh khỏi. Có chính sách quản trị, huấn luyện và đào tạo nguồn nhân lực là yếu tố quyết
định sự phát triển của siêu thị. Hầu hết các siêu thị đều xây dựng cho mình các chương trình tuyển chọn, huấn luyện, nâng cao kỹ năng và tinh thần làm việc cho
nhân viên. Công tác huấn luyện nhân viên được giao cho bộ phận có chun mơn và kinh nghiệm đảm nhiệm. Tạo bầu khơng khí thoải mái nhưng nghiêm túc trong khi
làm việc, tạo tâm lý yên tâm cho người lao động và quan tâm đến chế độ đãi ngộ đối với người lao động.
1.2.3. Một số bài học cần thiết cho Việt Nam. 1.2.3.1. Cho sự phát triển của hệ thống siêu thị.
Khi điều kiện kinh tế xã hội càng phát triển, tốc độ cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và thu nhập đầu người càng cao thì hệ thống siêu thị càng có điều kiện để phát triển.
Tuy nhiên sự phát triển của các hệ thống siêu thị không phải là vô hạn, khi sự phát triển này đạt tới một trình độ nhất định nào đó, thì hệ thống siêu thị sẽ trở nên bão
hòa. Theo kinh nghiệm của các hãng bán lẻ trên thế giới cho thấy mức thu nhập bình
quân đầu người là một chỉ tiêu hết sức quan trọng, để quyết định có nên kinh doanh siêu thị tại khu vực đó hay khơng. Theo những tiêu chuẩn quốc tế thì mức thu nhập
bình quân đầu người ở một đô thị Châu Á phải đạt từ 1000 USDnăm trở lên thì một nhà phân phối mới nên nghĩ đến việc mở một siêu thị tại đó và để mở một đại siêu
thị, thì mức thu nhập bình qn đầu người ít nhất phải đạt 2000 USDnăm.
Sự phát triển của hệ thống bán lẻ văn minh hiện đại mà tiêu biểu là siêu thị, đã góp phần quan trọng giúp hoàn thiện hệ thống phân phối và kích thích phát triển sản
xuất, gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng tại các nước đang phát triển.
1.2.3.2. Về sự quản lý của nhà nước.