1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Tài chính - Ngân hàng >

Bảng 2.3: Ma trận hình ảnh cạnh tranh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.27 KB, 55 trang )


GVHD: Th.s Nguyễn Huỳnh Phước Thiện



Chuyên đề tốt nghiệp



Ma trận hình ảnh cạnh tranh được xây dụng theo năm bước sau:

Bước 1: Lập một danh mục khoảng 10 yếu tố có ảnh hưởng quan trọng

đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0

(rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào

mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

trong ngành. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho tất cả các yếu tố phải

bằng 1,0.

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, loại của mỗi yếu tố tùy

thuộc vào mức độ phản ứng của tổ chức đối với yếu tố đó, trong đó: 4-phản ứng

tốt; 3-phản ứng trên trung bình; 2-phản ứng trung bình; 1-phản ứng yếu.

Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với loại của nó để xác

định số điểm về tầm quan trọng.

Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố để

xác định tổng số điểm của ma trận hình ảnh cạnh tranh cho từng doanh nghiệp

so sánh.

2.1.3.3 Xác định sứ mạng và mục tiêu của doanh nghiệp

Xác định sứ mạng

Là một trong những nội dung cần thiết, thiết lập và xây dựng cơ sở

khoa học cho quá trình phân tích và lựa chọn chiến lược.

Sứ mệnh là một phát biểu có giá trị lâu dài về mục đích. Nó phân biệt

doanh nghiệp này với những doanh nghiệp khác. Có thể gọi là phát biểu của

một doanh nghiệp về triết lý kinh doanh, những nguyên tắc kinh doanh, những

sự tin tưởng của công ty.

Tất cả những điều đó xác định khu vực kinh doanh của doanh nghiệp,

cụ thể là loại sản phẩm, dịch vụ cơ bản, những nhóm khách hàng cơ bản, nhu

cầu thị trường, lĩnh vực kỹ thuật hoặc là sự phối hợp những lĩnh vực này.

Xác định sứ mạng rõ ràng là điều hết sức cần thiết để thiết lập các mục

tiêu và soạn thảo các chiến lược một cách có hiệu quả.

Xác định mục tiêu

Sau khi xác định được được sứ mạng làm định hướng, chúng ta cần

phải tiến hành xác định mục tiêu, vì xác định mục tiêu chính là chuyển tầm nhìn

hình thành các kết quả thực hiện cụ thể. Nhưng việc xác định mục tiêu phụ

thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau, như yếu tố bên trong, yếu tố bên

ngoài và các yếu tố tác nghiệp. Nhưng mục tiêu này phải thống nhất với bản sứ

mạng.



SVTH: Nguyễn Minh Đức



Trang 10



GVHD: Th.s Nguyễn Huỳnh Phước Thiện



Chuyên đề tốt nghiệp



2.1.3.4 Xây dựng chiến lược

Dụa trên những thông tin từ việc phân tích các yếu tố bên

trong, bên ngoài của DN, mục tiêu và sứ mạng của DN. Để có thể xây dụng một

chiến lược phù hợp, công cụ chính của tác giả để xây dựng chiến lược là Ma

trận SWOT. Công cụ này được thực hiện và phân tích trong 8 bước:

• Bước 1: Liệt kê các cơ hội.

• Bước 2: Liệt kê các thách thức.

• Bước 3: Liệt kê các thế mạnh bên trong.

• Bước 4: Liệt kê các điểm yếu bên trong.

• Bước 5: Kết hợp các thế mạnh bên trong với những cơ hội bên ngoài

(SO).

• Bước 6: Kết hợp các điểm yếu bên trong với các cơ hội bên ngoài (WO).

• Bước 7: Kết hợp các điểm mạnh btrong với các thách thức bên ngoài

(ST).





Bước 8: Kết hợp các điểm yếu bên trong với các thách thức bên ngoài(WT).

Kết hợp các yếu tố quan trọng bên trong và bên ngoài để hình thành các chiến

lược có thể lựa chọn.



Bảng 2.4 Sơ đồ ma trận SWOT.



Những điểm mạnh(S)



Những điểm yếu(W)



Liệt kê những điểm

mạnh.



Liệt kê những điểm

yếu.



Các cơ hội (O)



Chiến lược (SO)



Chiến lược (WO)



Liệt kê các cơ hội.



Sử dụng các điểm mạnh Vượt qua những điểm

để tận dụng cơ hội.

yếu bằng cách tận dụng

cơ hội.



Các mối đe dọa (T)



Chiến lược (ST)



Ô này luôn để

trống



Chiến lược (WT)



Liệt kê các mối đe Sử dụng điểm mạnh để Tối thiểu hóa những

dọa.

tránh mối đe dọa.

điểm yếu và tránh các

mối đe dọa.



Nguồn: Th.s Châu Thanh Bảo, giáo trình giảng dạy PowerPoint

Quản Trị Chiến Lược trường Đại Học Tây Đô.



SVTH: Nguyễn Minh Đức



Trang 11



GVHD: Th.s Nguyễn Huỳnh Phước Thiện



Chuyên đề tốt nghiệp



Dụa vào ma trận SWOT chúng ta sẽ thấy được rất nhiều những

lựa chọn. Trong số đó sẽ có những chiến lược tốt nhất cho DN, nhưng việc

chọn lựa chiến lược để xác định được chiến lược nào phù hợp nhất với DN sẽ

cần một công cụ khác hỗ trợ đó là Ma trận QSPM.

2.1.3.5 Lựa chọn chiến lược

Ma trận QSPM được thiết lập để quyết định tính hấp dẫn tương

đối của của các chiến lược khả thi có thể thay thế, chính là Ma trận hoạch định

chiến lược có thể định lượng, là giai đoạn quan trọng trong phân tích hình thành

chiến lược. Ma trận này sử dụng các yếu tố đầu vào là các kết quả phân tích từ

Ma trận EFE, Ma trận IFE, Ma trận hình ảnh cạnh tranh, Ma trận SWOT. Ma

trận này đòi hỏi sự phán đoán tốt từ trực giác.

Bảng 2.5 Ma trận QSPM.

Các yếu tố chính



Phâ

n



Chiến lược có thể thay thế

Chiến lược 1



Chiến lược 2



Chiến lược 3



Các yếu tố bên trong.

Các yếu tố bên ngoài.

Cộng tổng

số điểm hấp dẫn

Nguồn: Th.s Châu Thanh Bảo, giáo trình giảng dạy PowerPoint

Quản Trị Chiến Lược trường Đại Học Tây Đô.

Giải thích ma trận QSPM trong 6 bước:

Bước 1: liệt kê các mối đe dọa, cơ hội bên ngoài và các điểm mạnh

điểm yếu quan trọng bên trong. Các thông tin này nên được lấy trực tiếp từ Ma

trận EFE và ma trận IFE.

Bước 2: phân loại các yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên

ngoài, sự phân loại này cũng y hệt phân loại trong Ma trận EFE và Ma trận IFE.

Bước 3: nghiên cứu các ma trận và xác định các chiến lược có thể thay

thế mà tổ chức nên xem xét để thực hiện. tập hợp các chiến lược này riêng biệt

nhau.

Bước 4: xác định số điểm hấp dẫn, đó là các giá trị bằng số. Đặt một

câu hỏi, và câu trả lời sẽ được so sánh liên quan đến số điểm quan trọng này.

Xét về yếu tố riêng biệt, số điểm hấp dẫn được phân cho mỗi chiến lược so với

các chiến lược khác. Số điểm hấp dẫn được phân chia từ 1 = không hấp dẫn, 2 =

có hấp dẫn đôi chút, 3 = khá hấp dẫn và 4 = rất hấp dẫn. Các số này biểu thị

tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược trong nhóm các chiến lược có thể

thay thế nào đó.



SVTH: Nguyễn Minh Đức



Trang 12



GVHD: Th.s Nguyễn Huỳnh Phước Thiện



Chuyên đề tốt nghiệp



Bước 5: tính tổng số điểm hấp dẫn, nó cho chúng ta biết tính hấp dẫn

tương đối của mỗi chiến lược trong nhóm các chiến lược có thể thay thế nào đó.

Tổng số điểm hấp dẫn càng cao thì chiến lược này càng hấp dẫn.

Bước 6: tính tổng các số điểm hấp dẫn, biểu thị chiến lược nào là hấp

dẫn nhất trong nhóm các chiến lược có thể thay thế, số điểm này còn bị ảnh

hưởng bởi các yếu tố bên trong, bên ngoài và các quyết định về chiến lược, nếu

số điểm càng cao thì chiến lược này càng hấp dẫn.

2.2 Khung nghiên cứu

Phân tích môi trường nội bộ của

Westernbank chi nhánh An Giang.



Phân tích môi trường bên ngoài của

Westernbank chi nhánh An Giang.



Xác định điểm mạnh

và điểm yếu của Ngân

hàng.

Thiết lập Ma trận IFE

Xác định cơ hội và

thách thức của Ngân

hàng.

Thiết lập Ma trận EFE



Xác định sứ mạng, mục tiêu



Xây dựng chiến lược dựa trên công cụ

Ma trận SWOT



Lựa chọn chiến lược dựa trên công cụ

QSPM



Giải pháp thực hiện chiến lược.



Kết luận và kiến nghị

Hình 2.2 Khung nghiên cứu.



SVTH: Nguyễn Minh Đức



Trang 13



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

×