Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.78 KB, 17 trang )
3. Vụ việc thứ 3 3.1. Tóm tắt vụ việc
Chủ thể
- Bên gây thiệt hại: Công ty Vedan Việt Nam. - Bên chịu thiệt hại: Nhà nước và người dân các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa -
Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, trong đó đã có 7.000 người dân nộp đơn kiện.
Nội dung vụ việc
Từ phản ánh của người dân địa phương về tình trạng lén lút xả nước thải không qua xử lý ra môi trường, sau hơn 3 tháng theo dõi, ngày 13 – 9 - 2008, đoàn
kiểm tra liên ngành Cục Cảnh sát môi trường - Bộ Công an Việt Nam
phối hợp với Bộ Tài nguyên và Mơi trường Việt Nam
đã bắt quả tang Cơng ty Vedan
đóng tại huyện
Long Thành , tỉnh
Đồng Nai xả một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý ra
sông Thị Vải . Theo ước tính, Vedan có thể xả nước thải tới 5.000 m3ngày ra sông.
Lĩnh vực hoạt động của Công ty Vedan là sản xuất bột ngọt, tinh bột, nước đường, xút NaOH, axit HCl, phân bón… Theo các nhà chuyên mơn, trong q trình sản
xuất các sản phẩm này, nước thải hay chất thải nói chung của cơng ty có chứa nhiều chất gây ô nhiễm môi trường, vượt quá nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
Thiệt hại xảy ra
Việc làm của công ty Vedan không phải mới diễn ra trong một vài ngày mà đã kéo dài 14 năm, gây thiệt hại vô cùng to lớn cho môi trường sống cũng như ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống người dân nơi đây. Đại diện Công ty Vedan cho biết, thông qua phân tích số liệu, các nhà khoa
học của Vedan đã đưa ra mức độ thiệt hại trên lưu vực sông Thị Vải, do Vedan gây ra là 65. Còn trước đó, Viện Mơi trường và Tài nguyên Đại học Quốc gia
TP.HCM đã đưa ra con số thiệt hại do Vedan gây ra là 89. Do không thống nhất về mức độ thiệt hại, cuối cùng, 2 bên đi đến thống nhất phương án xác định đóng
10
góp của Vedan đối với sơng Thị Vải bằng cách lấy trung bình cộng giữa 89 + 65 chia đôi là 77. Vùng ảnh hưởng của Vedan trên sơng Thị Vải đã kết luận
gồm chín xã của ba tỉnh thành là Đồng Nai, Vũng Tàu, TP.HCM dọc sông Thị Vải. Theo thống kê của các Hội Nông dân HND về thiệt hại cụ thể của các địa
phương: huyện Cần Giờ, TP.HCM có 839 hộ với 2.123ha diện tích ni trồng thủy hải sản tại xã Thạnh An huyện Cần Giờ, TP.HCM bị ảnh hưởng với tổng thiệt hại
ước tính 107 tỷ đồng. HND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã xác định được 1.134 hộ dân tại 3 xã Phước Hòa, Tân Phước, Mỹ Xuân và thị trấn Phú Mỹ thuộc huyện
Tân Thành bị thiệt hại ước tính hơn 191 tỷ đồng. Riêng tỉnh Đồng Nai vẫn chưa đưa ra con số chính thức
Giải quyết của cơ quan có thẩm quyền
Ngày 6 tháng 10, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ mơi trường đối với Vedan với tổng số tiền
phạt là 267,5 triệu đồng, buộc truy nộp phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải công nghiệp là 127,2 tỉ đồng. Công ty Vedan Việt Nam còn bị buộc áp dụng các
hình phạt bổ sung khác như: tháo gỡ toàn bộ hệ thống và thiết bị xả “chui”; dừng xả nước thải ra sơng…
Bên cạnh các biện pháp hành chính đó, 7.000 người dân đã nộp đơn kiện nhưng vụ án dân sự này bị đùn đẩy giữa cơ quan hành chính và cơ quan xét xử nên
đến nay vẫn “án binh bất động”. Vì vậy, việc thỏa thuận đền bù đang được xúc tiến. Vedan còn phải bồi thường thiệt hại cho hàng nghìn người dân ở các tỉnh Đồng
Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. HCM… Dựa trên danh sách đơn thư và thống kê thiệt hại ban đầu, lãnh đạo các hội nông dân đưa ra số tiền mà Vedan phải hỗ trợ tổng
cộng là 569 tỷ đồng. Cụ thể, HND tỉnh Đồng Nai đề nghị Vedan hỗ trợ 120 tỷ đồng trước đó là 300 tỷ đồng, HND TP.HCM đề nghị 153 tỷ đồng trước đó là 325 tỷ
đồng, HND tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu đề nghị 296 tỷ đồng trước đó là 600 tỷ đồng. Tuy nhiên phía Vedan chưa đồng ý và cho rằng số tiền trên là không thỏa đáng.
11
Hiện nay các cuộc thương lượng giữa HND và ban lãnh đạo công ty đang diễn ra, và trong lúc đó, người dân vẫn phải đợi tiền “hỗ trợ”.