- Thu nhập của ngành du lịch là thu nhập kép. Khi một nơi nào đó phát triển du lịch thì tại đó hệ thống nhà hàng, khách sạn, cơ sở vui chơi, giải trí
sẽ khơng ngừng xuất hiện. Sự ra đời của các cơ sở này sẽ đi kèm với việc phát triển nhiều hoạt động kinh tế khác như: sản xuất thực phẩm, vật liệu
xây dựng, lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp điện, cấp nước. John Tribe – Tác giả cuốn “The Economics of Leisure and Tourism” đã
nhận định rằng, cứ mỗi USD tiêu dùng của khách du lịch sẽ tạo ra khoảng 2-3 USD thu nhập gia tăng.
3.2 Vai trò của du lịch đối với xã hội:
- Du lịch tạo ra nhiều cơng ăn việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp. Đây được xem là ngành thu hút một lực lượng lao động vô cùng đông đảo
tại nhiều nước trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới năm 2008, lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp phục vụ du lịch hiện
chiếm hơn 10,7 tổng lao động trên toàn thế giới. Và cứ 1 việc làm trong ngành du lịch sẽ tạo ra 1,3-3,3 việc làm ở các ngành khác. Tại Việt Nam,
du lịch cũng tạo thêm 15.000 – 20.000 việc làm trực tiếp mỗi năm trong các cơ sở du lịch, nhà hàng, khách sạn.
- Phát triển du lịch góp phần giảm nghèo đói và hạn chế sự di dân từ nơng thơn ra thành thị. Tại các nơi có du lịch phát triển, người dân địa phương có
cơ hội tìm việc làm với thu nhập cao ngay trên chính quê hương của mình. Đồng thời, họ còn có cơ hội phát triển dịch vụ và tiêu thụ các sản phẩm
nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ với số lượng nhiều và giáo cao hơn hẳn. Bên cạnh đó, dân cư tại các điểm du lịch cũng có cơ hội được đào tạo nghề,
được hưởng thụ hạ tầng kỹ thuật tốt, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.
- Du lịch nội địa đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi giải trí, giao lưu, tiếp cận cuộc sống hiện đại và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.
Ở chừng mực nào đó, du lịch có vai trò hạn chế bệnh tật, phục hồi sức
16
khỏe, tăng tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Công trình nghiên cứu về y sinh học của Crivosev, Dorin 1981 đã chỉ ra rằng bệnh tật của dân
cư thế giới giảm trung bình 30 nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, trong đó bệnh tim mạch giảm 50, bệnh thần kinh giảm 30 , v.v.
- Du lịch quốc tế góp phần mở rộng và củng cố các quan hệ đối ngoại, tăng hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Hội nghị du lịch thế giới
tổ chức tại Manila Philipin năm 1980 đã khẳng định “Du lịch là nhân tố tạo thuận lợi ổn định xã hội, nâng cao hiệu suất làm việc của cộng đồng,
thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc”. - Du lịch mang đến một sắc màu mới cho các vùng quê thông qua việc xây
dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch.
3.3 Vai trò của du lịch với Văn hóa: