Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 278 trang )
Bài thảo luận nhóm 2: Thiết lập chính sách trong một cơ sở an sinh xã hội
em được xác định là nghèo nếu như em đó không được đáp ứng ít nhất 2 nhu cầu trong số 8
nhu cầu cơ bản nói trên.
- Việt Nam hiện nay có cách thống kê: "trẻ em nghèo là trẻ em trong các gia đình
nghèo". Trong Chỉ thị số 1752/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/9/2010 "Về việc tổ
chức tổng điều tra hộ nghèo trên toàn quốc phục vụ cho việc thực hiện các chính sách an sinh
xã hội giai đoạn 2011-2015" mức chuẩn nghèo quy định hộ nghèo khu vực nông thôn áp
dụng cho giai đoạn 2011-2015 là các hộ gia đình có mức thu nhập bình quân từ
400.000đ/người/tháng (từ 4.800.000đ/người/năm) trở xuống. [3]
Theo cách tiếp cận đa chiều về trẻ em nghèo ở Việt Nam thì khoảng một phần ba số
trẻ dưới 16 tuổi có thể xác định là nghèo (CPR), tức là xấp xỉ khoảng 7 triệu em. Tỷ lệ Nghèo
Trẻ em đa chiều cao hơn nhiều so với tỷ lệ nghèo tiền bạc được tính bằng tỷ lệ trẻ em sống
trong các hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia (23%).
Kết hợp cả 2 cách đánh giá trên so với thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng các gia đình
nghèo ở Việt Nam hiện nay sẽ không đảm bảo cho con em mình được đáp ứng đầy đủ về dinh
dưỡng, y tế, nhà ở, nước sạch, vệ sinh... Vấn đề này sẽ được làm rõ trong các nội dung nghiên
cứu của đề tài.
Chính vì vậy, theo chúng tôi, "Trẻ em nghèo là trẻ em sống trong các hộ gia đình có
mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000đ/người/năm) trở xuống".
2. Nhu cầu của trẻ em
Trong tiến trình tồn tại và phát triển của con người nói chung, trẻ em nói riêng, bất kỳ
ai cũng có nhu cầu và mong muốn. Hiện nay có khá nhiều tài liệu đã chỉ ra nhu cầu của trẻ
em, sau đây tôi xin được đưa ra một số quan điểm của các nhà chuyên môn để rút ra được
quan điểm chung về nhu cầu của trẻ em:
- [15, tr15] Tác giả Nguyễn Thị Nhẫn đã viết về vấn đề "Trẻ em và nhu cầu phát triển"
như sau:
+ Nhu cầu cơ bản : ăn, mặc, chỗ ở.
+ Nhu cầu được yêu thương và an toàn.
+ Nhu cầu được chấp nhận, được khen thưởng.
+ Nhu cầu có những kinh nghiệm mới.
+ Nhu cầu lãnh trách nhiệm.
+ Nhu cầu được giáo dục, học tập.
- Theo "An sinh xã hội và các vấn đề xã hội" - ĐH Mở bán công Thành phố Hồ Chí
Minh, 1997 [16, tr19] :
+ Nhu cầu cơ bản của trẻ là nhu cầu để được sống còn: có đủ cơm ăn áo mặc, chỗ trú
thân, mạng sống an toàn và nhất là có được đủ tình thương để còn muốn sống.
+ Nhu cầu được bảo vệ: vì sự yếu mềm và chưa đủ kinh nghiệm của trẻ mà cũng vì
những khó khăn do thế giới người lớn tạo ra.
+ Nhu cầu được phát triển.
+ Nhu cầu được tham gia vào đời sống chung trong xã hội và nhất là những gì có liên
quan mật thiết tới trẻ.
- Trong giáo trình "Công tác xã hội", tác giả Lê Văn Phú có quan điểm về nhu cầu
chung của trẻ như sau [17, tr99]:
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 – lớp QH2012- CTXH
24
Bài thảo luận nhóm 2: Thiết lập chính sách trong một cơ sở an sinh xã hội
+ Trước hết, đó là nhu cầu về vật chất phục vụ cho việc ăn uống, vệ sinh, chăm sóc
sức khỏe... nói chung lại đó là những điều kiện đảm bảo cho sự phát triển thể lực của trẻ.
+ Nhu cầu có một tổ ấm gia đình là chỗ dựa về cả mặt vật chất và tinh thần của trẻ, là
môi trường xã hội hóa đầu tiên của trẻ, là vườn ươm nhân cách của trẻ.
+ Nhu cầu được vui chơi, giải trí, học tập. Thông qua những hoạt động này, trí tuệ của
trẻ được phát triển, trẻ được hòa mình vào xã hội và dần tự khẳng định mình.
+ Nhu cầu được tôn trọng. Trẻ em luôn đòi hỏi việc thực hiện nhu cầu này ở người lớn, ở
các bạn bè cùng trang lứa và trước hết là ở người làm cha, người mẹ. Sự tôn trọng, sự thừa nhận
của mọi người sẽ làm tăng sự tự tin, nghị lực của trẻ.
Khi đưa ra các quan điểm về nhu cầu chung của trẻ em như trên, chắc chắn các tác giả
đã có quá trình nghiên cứu lý luận về thực tiễn rõ ràng. Nhu cầu của trẻ em được đưa ra bởi
chính mong muốn của trẻ để giúp trẻ tồn tại và phát triển tốt. Trong cuộc sống hiện nay, khi
xã hội đang ngày càng phát triển, điều kiện kinh tế được cải thiện, trong các gia đình có điều
kiện về kinh tế và nhận thức tốt, nhu cầu của trẻ em sẽ được đáp ứng, chăm sóc đầy đủ hơn.
Tuy nhiên, trong các gia đình nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, trẻ em sẽ không có được
điều kiện chăm sóc tốt, không được đáp ứng những mong muốn của bản thân như bạn bè cùng
trang lứa trong các gia đình bình thường khác.
Trẻ em sống trong hoàn cảnh gia đình nghèo khó, điều kiện kinh tế khó khăn, có
những trẻ em có nghị lực sống cao, ý thức chăm ngoan, học giỏi để tự vươn lên thay đổi cuộc
sống gia đình theo chiều hướng tốt đẹp hơn nhưng bên cạnh đó, nhiều trẻ em nghèo vẫn mang
cảm giác tự ti, mặc cảm về hoàn cảnh gia đình và bản thân, rụt rè trong giao tiếp, sống tách
biệt với bạn bè, người thân, bất cần, phó mặc mọi thứ cho cha mẹ, gia đình, xã hội.
Công ước quốc tế về Quyền trẻ em đã quy định, "mỗi trẻ em sinh ra đều có Quyền được
sống còn, Quyền được bảo vệ, Quyền được phát triển và Quyền được tham gia". Chính vì vậy, dù
là trẻ em trong gia đình nghèo hay trẻ em trong gia đình bình thường, các em vẫn có những nhu
cầu chung để sống và phát triển.
Từ đây, chúng tôi rút ra quan điểm về các nhu cầu cơ bản của trẻ em để sử dụng trong
đề tài nghiên cứu này là: "Nhu cầu được sống còn: có đủ cơm ăn áo mặc, chỗ trú thân, mạng
sống an toàn và nhất là có được đủ tình thương để còn muốn sống; Nhu cầu được yêu
thương; Nhu cầu được học tập, vui chơi, giải trí và Nhu cầu được phát triển".
3. Chính sách luận văn an sinh nhi đồng cho trẻ em nghèo tại xã Bát Trang, huyện An
Lão, Thành phố Hải Phòng.
- Điều kiện tự nhiên
Xã Bát Trang thuộc huyện An Lão, một huyện nằm ở phía Tây Nam thành phố Hải
Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 25km.
Xã có diện tích tự nhiên khoảng 1217,45ha, phía Bắc giáp huyện Kim Thành; phía Tây
giáp huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, phía Đông giáp xã Trường Thọ, phía Nam giáp xã Quang
Hưng, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.
- Điều kiện xã hội
Bát Trang là một xã thuần nông có tổng số 2898 hộ gia đình gồm 10.260 nhân khẩu,
trong đó có 307 hộ nghèo với 625 nhân khẩu.
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 – lớp QH2012- CTXH
25
Bài thảo luận nhóm 2: Thiết lập chính sách trong một cơ sở an sinh xã hội
Toàn xã chia thành 8 thôn: Đại Trang, Ích Trang, Nghĩa Trang, Hạ Trang, Trực Trang,
Trung Trang, Thượng Trang, Quán Trang.
Trong xã có 1 Nhà văn hóa xã; 1 bưu điện văn hóa; 1 trường Trung học cơ sở; 3
trường Tiểu học; 3 trường mẫu giáo và 1 trạm y tế; 8 nhà chùa; 1 nhà thờ. Người dân trong xã
chủ yếu không theo tôn giáo hoặc theo đạo Tin lành.
Tình hình an ninh - chính trị trong xã luôn ổn định, hằng năm thực hiện tốt các nhiệm
vụ chiến đấu trị an, phòng không nhân dân, pháp chế bão lũ, cháy nổ, phát huy kết quả đạt
được về công tác quốc phòng, quân sự địa phương.
Nhân dân trong xã chủ yếu làm nông nghiệp hoặc lao động hợp đồng vụ việc với mức
lương rất thấp. Bình quân thu nhập đầu người thấp dẫn đến đời sống nhân dân trong xã còn
gặp rất nhiều khó khăn, bấp bênh, trẻ em chưa được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về dinh
dưỡng, y tế, giáo dục, vui chơi giải trí. Đời sống tinh thần của nhân dân trong xã phát triển
không đồng đều tùy thuộc vào điều kiện của từng thôn, ví dụ tại thôn Thượng Trang và Trực
Trang, người dân thường được những "Người con xa quê" trưởng thành tài trợ tổ chức các
chương trình hội Làng, văn hóa văn nghệ rất vui và bổ ích.
Cùng với sự phát triển của toàn xã hội, cũng như các địa phương khác trong cả nước, xã
Bát Trang luôn quan tâm đấy mạnh công tác an sinh xã hội nhằm phát triển, nâng cao đời sống
cho nhân dân nói chung và trẻ em nghèo nói riêng song vẫn chưa được toàn diện, đồng bộ và
chưa mang lại hiệu quả như cao.
-Tổng quan về trẻ em nghèo xã Bát Trang
Tính đến hết năm 2010, cả nước có 2,75 triệu trẻ em nghèo. Xã Bát Trang có
307 hộ nghèo với 625 nhân khẩu, trong đó có 78 trẻ em nghèo (trẻ em dưới 16 tuổi sống trong
các hộ gia đình có mức thu nhập bình quân từ 400.000đ/người/tháng trở xuống).
Trong tổng số 78 trẻ em nghèo xã Bát Trang, gồm có:
+ Số lượng trẻ từ 0-4 tuổi (sinh năm 2005-2010) : 19 em
+ Số lượng trẻ từ 4-6 tuổi (sinh năm 2000-2004) : 25 em
+ Số lượng trẻ từ 6-15 tuổi (sinh năm 1996-1999) : 30 em
+ Số lượng trẻ 16 tuổi (sinh năm 1995) : 4 em
•
Chính sách an sinh nhi đồng tại xã Bát Trang, huyện An Lão, Thành phố Hải
Phòng
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 – lớp QH2012- CTXH
26
Bài thảo luận nhóm 2: Thiết lập chính sách trong một cơ sở an sinh xã hội
Bảng 2.2 : Thực trạng chính sách an sinh nhi đồng
cho trẻ em nghèo xã Bát Trang
Các chính sách
Kết quả
S
ố
lượng
ỷ lệ
Tiền trợ cấp hàng tháng
0
Tiền trợ cấp đột xuất khi ốm đau, tai nạn...
0
Miễn giảm học phí và các khoản đóng góp cho nhà trường
Cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí
8
%
0
%
1
00%
7
8
0
nghệ...
1
00%
0
Tổ chức các chương trình vui chơi, giải trí, sinh hoạt văn hóa văn
Khác
0
7
Trợ cấp học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó
Tặng quà nhân dịp lễ tết
T
0
%
0
%
7
8
1
00%
0
0
%
Như vậy, trẻ em nghèo xã Bát Trang được thụ hưởng các chính sách: Miễn giảm học
phí và các khoản đóng góp cho nhà trường; Cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; Tặng quà nhân
dịp lễ tết.
Chúng ta sẽ cùng đi vào thực trạng của từng chính sách đó.
* Chính sách về giáo dục
Tình trạng học tập
Qua thống kê tại các hộ gia đình và nhà trường, chúng tôi thu được kết
quả như sau về tình trạng học tập của trẻ em nghèo trong xã Bát Trang:
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 – lớp QH2012- CTXH
27
Bài thảo luận nhóm 2: Thiết lập chính sách trong một cơ sở an sinh xã hội
Bảng 2.3 : Thực trạng trẻ em nghèo đi học
Tình trạng học tập
Đi học đúng độ tuổi
Đi học muộn so với
tuổi
Chưa đến tuổi đi học
Không đi học
Kết quả
Số lượng
65
Tỷ lệ
83,2%
0
0%
11
2
14,08%
2,56%
Các ban ngành đoàn thể lãnh đạo địa phương cùng các nhà trường thực hiện tốt công tác
vận động toàn dân đưa trẻ đến trường và hoàn thành công tác phổ cập giáo dục và nhà nước đề ra
nên hiện nay trong tổng số 78 trẻ em nghèo xã Bát Trang, 97,01% trẻ em đang trong độ tuổi đến
trường đi học đầy đủ, số trẻ em hiện nay không được đi học do điều kiện kinh tế gia đình quá khó
khăn chiếm 2,98% là 2 em Hoàng Văn T. (1996) và em Hoàng Thị H. (1995) ở thôn Trung Trang.
Như vậy, vấn đề học tập của trẻ em nghèo xã Bát Trang được thực hiện và duy trì tương đối tốt,
điều đó chắc chắn do có sự hỗ trợ của chính sách an sinh nhi đồng về giáo dục mà Đảng và nhà
nước ta đã đề ra.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục - Đào tạo, trong năm 2010, cả nước có đến 75.691 học
sinh bỏ học, trong đó có đến 11,7% học sinh bỏ học do hoàn cảnh kinh tế gia đình đặc biệt
khó khăn phải nghỉ học sớm để lao động phụ giúp gia đình. Chiếm một phần không nhỏ trong
số đó là học sinh ở độ tuổi 9 - 14. Thực trạng trên cho thấy, cái nghèo khó đang “bó” hẹp con
chữ của các em - thế hệ được xem là chủ nhân tương lai của đất nước.
Qua khảo sát thực tế, chúng tôi đánh giá vấn đề học tập của trẻ em nghèo nói chung,
đặc biệt là vấn đề học tập của trẻ em ở độ tuổi cuối cấp 2 và sang cấp 3 càng cần được quan
tâm đặc biệt vì càng lên lớp cao, các em học sinh phải cần đến khoản tiền chi phí cao cho hoạt
động học tập. Ở độ tuổi 15, 16, trẻ em nông thôn đã có thể được nhận vào các xưởng tư nhân để
làm thuê, chính vì vậy, nhiều bậc phụ huynh, đặc biệt là phụ huynh trong các gia đình nghèo
thường có suy nghĩ muốn cho con cái mình đi làm để có thêm thu nhập cho gia đình hơn là để cho
con cái đi học, gia đình sẽ phải lo lắng thêm về vấn đề học tập của con mình. Đó là suy nghĩ rất
đáng e ngại và sẽ dẫn đến tình trạng thất học của trẻ em nghèo.
Xã hội Việt Nam cũng như toàn thế giới đang ngày càng phát triển, thay đổi
từng giờ, từng phút, nếu như trẻ em, đặc biệt là trẻ em nghèo không được học tập đầy đủ sẽ
làm cho tình trạng cuộc sống nghèo nàn của các em bị kéo dài mãi từ đời này sang đời kia...
Vẫn biết việc học tập của trẻ em là quan trọng song để con em mình được đến trường học tập,
các gia đình nghèo cũng phải đối diện với đầy rẫy những khó khăn.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng quan sát bảng thống kê kết quả khảo sát
của câu 7 phụ lục 2 :
Bảng 2.4: Những khó khăn của các gia đình nghèo khi cho trẻ đi học
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 – lớp QH2012- CTXH
28
Bài thảo luận nhóm 2: Thiết lập chính sách trong một cơ sở an sinh xã hội
S
Những khó khăn
ố
lượng
Tiền học, sách vở đồ dùng học tập, tiền học thêm
lệ
5
4
Tiền học, sách vở, đồ dùng học tập, tiền học thêm, phương tiện
đi học
Sách vở đồ dùng học tập, tiền học thêm
Tiền học, sách vở đồ dùng học tập, phương tiện đi học
Tiền học
69,
12%
1
8
Tiền học, học thêm
Tỷ
23,
04%
2
2
1
1
2,5
6%
2,5
6%
1,2
8%
1,2
8%
Qua bảng thống kê trên, chúng tôi thấy rằng vấn đề tiền học, sách vở đồ dùng học tập
là vấn đề rất khó khăn của các gia đình có trẻ em nghèo trong độ tuổi đến trường. Số tiền học
so với các gia đình bình thường không đáng vào đâu song với các gia đình nghèo, thu nhập
thấp thì 10.000đ cũng có thể là vấn đề khó nên việc thiếu thốn về tiền học của trẻ em nghèo
trong xã là vấn đề dễ hiểu dù các em đã được miễn giảm học phí.
Về khoản tiền học thêm, tại các trường học xã Bát Trang không có việc dạy
thêm tràn lan sai quy định của ngành Giáo dục, tất cả các buổi học tăng cường đều có sự sắp
xếp sao cho phù hợp, đảm bảo cho việc học tập của học sinh. Khi tham gia các lớp học tăng
cường, tất cả học sinh cùng có trách nhiệm đóng tiền học và trẻ em nghèo cũng như vậy. Điều
đó dẫn đến sự thiệt thòi cho trẻ em nghèo. Việc học thêm phù hợp sẽ giúp tăng cường kiến
thức, kỹ năng trong học tập của trẻ em, đa số các gia đình trẻ em nghèo khó khăn về mọi
khoản đóng góp và tiền học thêm cũng không phải là ngoại lệ nên có nhiều trường hợp trẻ em
nghèo không tham gia được các lớp học thêm quan trọng, điều này ảnh hưởng tới lực học của
các em rất nhiều.
Điều kiện kinh tế gia đình của các hộ nghèo vô cùng khó khăn, thu nhập thấp, việc
chăm lo cái ăn, cái mặc của các thành viên trong gia đình đã là khốn khó, hơn thế nữa, giá cả
thị trường đều tăng giá, vì vậy việc đáp ứng được đầy đủ các loại trang thiết bị, đồ dùng học
tập của học sinh nghèo rất khó khăn.
Khi đến thăm nhà trẻ em nghèo trong độ tuổi đến trường của xã Bát Trang, việc thấy
được góc học tập của các em với đầy đủ giá sách, bàn học, đèn học là vô cùng hiếm có. Đa số
trẻ em nghèo không có giá sách, không có bàn học, đèn học riêng. Các em thường nằm ra
giường để học thay cho bàn học, sách vở thì tiện đâu để đó như: mặt tủ, mặt bàn, giường... và
sử dụng bóng đèn điện sinh hoạt của gia đình để học bài.
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 – lớp QH2012- CTXH
29
Bài thảo luận nhóm 2: Thiết lập chính sách trong một cơ sở an sinh xã hội
Qua quá trình tiếp xúc và trao đổi với các thầy cô giáo trong các nhà
trường, chúng tôi thu nhận được phản hồi về các vấn đề khó khăn trong học tập của trẻ em
nghèo xã Bát Trang như sau:
Cô Nguyễn Thị H. (1959, giáo viên bộ môn Sinh học và Công nghệ trường
THCS Bát Trang) cho biết: "Học sinh nghèo do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên nhìn
trong trường có thể phân biệt được ngay vì quần áo của các em rách nát lắm! Điều kiện kinh
tế gia đình khó khăn, ngoài thời gian đến lớp học, các em phải phụ giúp gia đình nhiều việc
khác nên sức học cũng bị ảnh hưởng. Hơn thế nữa, đa số học sinh nghèo không có được sự
quan tâm đầy đủ từ cha mẹ".
Cũng về vấn đề này, thầy giáo Phan Văn H. (1976, giáo viên bộ môn Toán
hiện đang là giáo viên chủ nhiệm của 1 lớp có khá nhiều học sinh nghèo xã Bát Trang) chia
sẻ: "Đã là con em trong gia đình nghèo, gia đình lại không quan tâm đến đời sống, việc học
hành của con cái đầy đủ nên vấn đề học tập của học sinh nghèo gặp rất nhiều khó khăn.
Hằng ngày các em làm nhiều việc trong gia đình, cả những "việc không tên và có tên" như:
nấu cơm; chăm sóc em; trông nom ông bà; câu cáy; ... , dù là những việc đơn giản, nhỏ nhặt
cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian học tập của các em.. Trong trường đã có nhiều
trường hợp học sinh học rất tốt song do điều kiện gia đình khó khăn nên các em trở lên lơ là
việc học tập, lực học sa sút rõ ràng".
Tại trường Tiểu học xã Bát Trang, trao đổi về vấn đề này, các Thầy Cô cùng
đưa ra ý kiến: Học sinh nghèo trong trường đa phần là học sinh mồ côi cha, mẹ hoặc cha mẹ
là những người có vấn đề về thần kinh, không được khôn ngoan và không quan tâm đến việc
học hành của con cái; Nhân dân trong xã nói chung, đặc biệt là trong các hộ nghèo thì chỉ
hoạt động thuần nông hoặc không có khả năng lao động. Điều kiện kinh tế gia đình học sinh
nghèo rất khó khăn dẫn đến việc hạn chế trong chăm sóc sức khỏe, không quan tâm đến việc
học tập của con cá, đa phần phụ huynh của học sinh nghèo cho rằng vấn đề học tập là vấn đề
của thầy cô, nhà trường; Học sinh nghèo đến trường thường không có đầy đủ sách vở, đồ
dùng học tập, điều này là do các em chưa có ý thức cao cùng với lý do gia đình chưa quan
tâm, nhắc nhở các em về vấn đề này. Sách vở, đồ dùng học tập không đầy đủ chủ yếu là do
các em làm mất.
Qua đây, chúng tôi thấy rằng, vấn đề học tập của trẻ em nghèo xã Bát Trang
gặp phải rất nhiều khó khăn, hạn chế. Có lẽ đây cũng là vấn đề chung của các gia đình nghèo
trong các địa phương khác. Khó khăn về đồ dùng học tập, khó khăn về tiền học, khó khăn về
phương tiện đi lại, kết lại cũng là khó khăn về kinh tế. Gia đình lo làm việc, lơ là vấn đề học
tập của con cái cũng là do vấn đề kinh tế chi phối. Như vậy, nghèo về tiền bạc, khó khăn về
kinh tế đã dẫn đến rất nhiều khó khăn, hạn chế khác trong việc phát triển của trẻ. Những khó
khăn trong việc đảm bảo quyền học tập của trẻ dẫn đến ảnh hưởng về lực học của trẻ, sự ham
học ..., nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.
Nhà triết học Mác-Lênin đã từng nói: “Học, học nữa , học mãi”, đó là chân lý
mà sẽ mãi phù hợp trong mọi thời đại, là lời nhận định không chỉ có giá trị về mặt giáo dục
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 – lớp QH2012- CTXH
30
Bài thảo luận nhóm 2: Thiết lập chính sách trong một cơ sở an sinh xã hội
con người mới, mà còn có ý nghĩa giáo dục lý tưởng sống. Trong xu thế xã hội ngày càng
phát triển thì vấn đề học tập càng cần được chú trọng. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta
cùng tất cả các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân cùng cần phải quan tâm đến vấn đề học tập
của trẻ em nghèo.
Công tác chính sách An sinh nhi đồng về giáo dục tại xã Bát Trang
Có thể nói, giáo dục là vấn đề hàng đầu trong phát triển trẻ em. Giáo dục cũng là vấn đề
được Đảng và nhà nước chú trọng quan tâm. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội thừa nhận, tác động của nghèo đói đến trẻ em nghiêm trọng hơn, vì trẻ
em thường phải chịu những nguy cơ cao hơn và bị ảnh hưởng do đói nghèo khác biệt hơn so
với người trưởng thành. Trẻ em đòi hỏi chế độ dinh dưỡng khác người thành niên, và trong
giai đoạn phát triển của các em, giáo dục đóng một vai trò quan trọng (Tại Hội nghị Cách tiếp
cận mới về Nghèo Trẻ em ở Việt Nam do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư cùng phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) tại Việt Nam tổ chức,
ngày 26/11/2009).
Chính vì vậy, trong các chính sách an sinh nhi đồng cho trẻ em nghèo, các chính sách
nhằm phát triển giáo dục cho nhóm đối tượng này cũng rất được quan tâm. Đối với trẻ em
nghèo đã có các chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí theo Nghị định số
49/2010/NĐ-CP 14 tháng 5 năm 2010 Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập
và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ
năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 và Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng
02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ
em năm tuổi giai đoạn 2010 - 2015, qua quá trình tiến hành phỏng vấn ở các trường học trong
xã, chúng tôi nhận được kết quả là học sinh mẫu giáo và học sinh cấp 1 có cha mẹ thuộc diện
hộ nghèo theo quy định của Nhà nước được miễn học phí. Như vậy, học sinh mẫu giáo và cấp
1 được hưởng đúng chế độ miễn học phí mà Chính phủ Việt Nam đã quy định.
Tuy nhiên, tại trường Trung học cơ sở Bát Trang, chúng tôi thu được kết quả là, mức
thu học phí của nhà trường là 117.000đồng/năm/học sinh và học sinh nghèo được giảm 50%
tiền học phí. Như vậy quy định của Chính phủ theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP 14 tháng 5
năm 2010 Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học
phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm
học 2014 - 2015 có Khoản 5 Điều 4 quy định đối tượng được miễn học phí là Trẻ em học mẫu
giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Nhà nước chưa
được áp dụng thực hiện tại đây. Ngoài ra, nhà trường cũng cho biết, do điều kiện của nhà
trường không cho phép nên học sinh có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của nhà
nước cũng không được nhận thêm nguồn trợ giúp cố định, thường xuyên nào từ nhà trường.
Tại trường Mẫu giáo, Tiểu học và Trung học cơ sở xã Bát Trang, chúng tôi có đề cập
đến vấn đề trong Nghị định số 49/2010/NĐ-CP 14 tháng 5 năm 2010 Quy định về miễn, giảm
học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015: trẻ em có cha mẹ
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 – lớp QH2012- CTXH
31
Bài thảo luận nhóm 2: Thiết lập chính sách trong một cơ sở an sinh xã hội
thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Nhà nước sẽ được hỗ trợ chi phí học tập với mức
70.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách, vở và các đồ dùng khác... thời gian được hưởng
theo thời gian học thực tế và không quá 9 tháng/năm học, tuy nhiên Ban giám hiệu các nhà
trường đều cho biết đến nay học sinh nghèo trong trường cũng không nhận được nguồn trợ
cấp này và nhà trường cũng không nắm được về các chính sách đó.
Với Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính
phủ Phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 - 2015,
trong nhiệm vụ Tăng cường huy động trẻ em năm tuổi đến lớp có giải pháp: Hỗ trợ trẻ năm
tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, núi cao, hải
đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi
nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế; cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo
quy định của nhà nước 120 nghìn đồng/tháng (một năm học 9 tháng) để duy trì bữa ăn trưa
tại trường; trẻ em có hoàn cảnh khó khăn học tại các trường mầm non tư thục được nhà nước
hỗ trợ một phần học phí, nhằm tăng tỷ lệ huy động trẻ đên trường. Quyết định có hiệu lực từ
ngày ký ban hành vào ngày ngày 9 tháng 2 năm 2010 là vấn đề dành cho trẻ em mẫu giáo năm
tuổi nhưng theo các giáo viên trong trường mầm non xã Bát Trang cũng như một vài xã lân
cận trong huyện An Lão mà chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn, đây là vấn đề hoàn toàn chưa
được biết đến.
Như vậy, qua các nguồn thông tin thu được, chúng tôi khẳng định rằng, trẻ em nghèo
trong xã Bát Trang chưa được hưởng chương trình hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp của Nhà
nước dành cho trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo
theo quy định của Nhà nước. Những điều này dẫn đến trẻ em nghèo phải chịu rất nhiều thiệt
thòi, khó khăn trong vấn đề học tập nói riêng và phát triển cuộc sống nói chung.
Nói đến hoạt động hỗ trợ giáo dục, ngoài việc được tham gia các lớp học phổ thông,
trẻ em trong các gia đình có điều kiện, sống ở môi trường văn minh, phát triển còn được giáo
dục năng khiếu, giáo dục kỹ năng sống song trẻ em nông thôn ở đây không thể có được những
điều đó..., đặc biệt là trẻ em nghèo, chắc chắn các em không được đáp ứng đầy đủ nhu cầu về
học tập, giáo dục. Ở Việt Nam nói chung, thành phố Hải Phòng nói riêng, ngoài các chính
sách an sinh nhi đồng cho trẻ em nghèo của Chính phủ quy định chung, trẻ em nghèo ở nhiều
địa phương có cơ hội được hưởng lợi từ các dự án của tổ chức phi chính phủ. Tại Hải Phòng,
trẻ em nghèo trên địa bàn 9 quận huyện của thành phố được thụ hưởng dự án "Sự khởi đầu
mới cho trẻ" của tổ chức Tầm Nhìn Thế Giới - World Vision với các hoạt động như phổ cập
giáo dục, khám sức khoẻ định kỳ hàng năm, giáo dục dạy nghề và thực hiện các quyền trẻ em
từ dự án. Được hưởng lợi, trẻ em nghèo ở các địa phương có sự chuyển biến tích cực rõ ràng
về mặt đạo đức, lối sống, kết quả học tập cũng như sức khỏe của bản thân và gia đình các em,
tiêu biểu như trẻ em trong xóm chài nghèo Ngọc Sơn, Kiến An, Hải Phòng. Tuy nhiên, trẻ em
nghèo tại xã Bát Trang vẫn chưa có cơ hội nhận được sự hỗ trợ của các dự án như vậy.
Nói chung, chính sách an sinh nhi đồng về giáo dục cho trẻ em nghèo xã Bát Trang đã
tạo được những kết quả tốt như, trẻ em nghèo trong xã được đi học đúng độ tuổi, tất cả trẻ em
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 – lớp QH2012- CTXH
32
Bài thảo luận nhóm 2: Thiết lập chính sách trong một cơ sở an sinh xã hội
nghèo đã được phổ cập hết cấp 2. Tuy nhiên, các chính sách vẫn còn rất nhiều hạn chế như
chưa được hỗ trợ đúng mức, ... dẫn đến trẻ em nghèo trong xã phải chịu thiệt thòi. Đây là vấn
đề rất cần chú trọng giải quyết dứt điểm, hợp lý.
* Công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em nghèo xã Bát Trang
Theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 04 năm 2007 về chính sách
trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em nghèo được cấp phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.
[12]
Phụ huynh của trẻ em nghèo xã Bát Trang rất quan tâm, ghi nhận việc được Nhà nước
trợ cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí song do nhận thức của người dân về lợi ích tham gia bảo
hiểm y tế chưa cao, trong câu hỏi số 5 phụ lục 2 đã thu được kết quả như sau về thực trạng sử
dụng thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em nghèo xã Bát Trang:
Bảng 2.5: Thực trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế
Thực trạng sử dụng
Khám định kỳ, dùng khi ốm nặng
Để xin thuốc của trung tâm y tế, dùng khi
ốm nặng
Dùng khi ốm nặng
Khác
Kết quả
Số lượng
2
15
Tỷ lệ
2,56%
19,2%
61
0
78.08%
0%
Nhà nước ban hành thẻ bảo hiểm y tế nói chung và bảo hiểm y tế dành cho người
nghèo, trẻ em nghèo nói riêng nhằm mục đích nâng cao sức khỏe, khả năng phòng chống các
loại bệnh phát sinh trong cơ thể con người một cách kịp thời song qua bảng thống kê kết quả
như trên, chúng tôi thấy rõ rằng, việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em nghèo còn rất
nhiều hạn chế.
Các bác sĩ đã đưa ra lời khuyên, để kiểm soát và nâng cao sức khỏe, mỗi người nên
thực hiện chế độ kiểm tra sức khỏe 6 tháng/lần nhưng thực trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế
dành cho trẻ em nghèo hiện nay chưa được thực hiện hợp lý. Qua quá trình khảo sát kết hợp
phỏng vấn sâu các bậc phụ huynh và trẻ em, chúng tôi thấy rằng, 100% thẻ bảo hiểm y tế
được sử dụng khi trẻ mắc bệnh nặng, đó là cách sử dụng đúng đắn. Tuy nhiên chỉ có 2,56%
trẻ em nghèo xã Bát Trang sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh theo định kỳ 6
tháng/lần, đây là con số vô cùng thấp.
19,2% trẻ em nghèo trong toàn xã được gia đình sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để xin
thuốc của trung tâm y tế cấp xã, cấp huyện. Có thể nhiều người sẽ thấy xa lạ và chưa hiểu hết
về việc làm này nhưng đây là sự thật của nhiều người ở nông thôn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế,
đặc biệt là người nghèo. Khi có thẻ bảo hiểm y tế, người dân sẽ mang thẻ bảo hiểm đến trung
tâm y tế, nói về triệu chứng của mình (chỉ là những triệu chứng đơn giản của bệnh cảm sốt,
đau bụng) dù không phải là họ đang mắc những triệu chứng đó. Qua quá trình chia sẻ thêm,
chúng tôi được biết, lý do dẫn đến việc các gia đình trẻ em nghèo sử dụng thẻ bảo hiểm y tế
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 – lớp QH2012- CTXH
33
Bài thảo luận nhóm 2: Thiết lập chính sách trong một cơ sở an sinh xã hội
để xin thuốc đơn giản là "có thẻ bảo hiểm y tế, nói bệnh là bác sĩ cho thuốc thì cứ lên xin,
trong nhà ai cần thì dùng".
Toàn xã có 10.260 nhân khẩu song chỉ có một trạm y tế xã với một trạm trưởng trình
độ Đại học (tại chức), một trạm phó và bốn nhân viên trình độ trung cấp phục vụ việc khám
chữa bệnh của nhân dân trong xã. Trên thực tế, trung tâm y tế xã Bát Trang còn gặp nhiều khó
khăn, hạn chế về trình độ chuyên môn của cán bộ trung tâm, cơ sở vật chất cũ, chất lượng
kém... Hạn chế của trung tâm y tế xã Bát Trang cũng là hạn chế chung của nhiều địa phương
khác trong huyện An Lão, thành phố Hải Phòng nói riêng cũng như nhiều địa phương khác
trong cả nước nói chung. Tính ở tuyến huyện, An Lão có một bệnh viện đa khoa, phục vụ
khám chữa bệnh cho nhân dân 15 xã và 2 thị trấn trong huyện thường xuyên ở trong tình trạng
quá đông người đến khám bệnh, điều trị bệnh cho người dân mắc bệnh nặng rất lớn. Hơn thế
nữa, hiện nay nhiều bác sĩ chưa nhiệt tình trong vấn đề khám sức khỏe cho những người có
bảo hiểm y tế, đặc biệt là người nghèo. Chính vì vậy, vấn đề khám sức khỏe cho người dân
theo định kỳ còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được đúng và đầy đủ
các yêu cầu trong kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Chất lượng chăm sóc y tế còn thấp, nhất là ở dưới tuyến cơ sở, ở các vùng nông thôn,
vùng sâu, vùng xa. Trên thực tế, các cơ sở y tế tuyến xã hiện nay chưa thể đáp ứng được yêu
cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh định kỳ cho người dân nói chung, đặc biệt người dân
nghèo và trẻ em nghèo lại là đối tượng gặp nhiều khó khăn hơn nữa trong vấn đề này. Việc
tăng cường tiếp cận của người nghèo đến bảo hiểm y tế kể cả khi có thẻ bảo hiểm y tế còn
nhiều thách thức. Theo kết quả báo cáo của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP)
“Phân tích chung về Việt Nam” thì các vấn đề người nghèo đang phải đối mặt, bao gồm: Chủ
trương xã hội hóa các dịch vụ y tế chỉ giới hạn trong huy động nguồn lực tài chính để trang
trải dịch vụ y tế; người dân phải bỏ tiền túi nhiều (so với thu nhập) cho các dịch vụ y tế; chi
tiêu công cho y tế còn thấp, năm 2008 chỉ chiếm 13% trong tổng chi y tế; nhiều người nghèo
không sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh thông thường do các dịch vụ không
sẵn có hoặc khó tiếp cận; chất lượng không cao, chi phí được thanh toán còn thấp. Chi phí cho
y tế của hộ nghèo, các nhóm dễ bị tổn thương vượt quá khả năng tài chính của hộ. Y tế cộng
đồng bao gồm các biện pháp thúc đẩy lối sống lành mạnh, bảo vệ môi trường trong sạch, phát
triển y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu, … chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ và chăm
sóc sức khỏe cho mọi người dân.
Để phục vụ cho nội dung nghiên cứu về vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ em nghèo,
trong quá trình nghiên cứu đề tài, thực hiện phỏng vấn cán bộ địa phương, chúng tôi có đề cập
đến vấn đề Tổ chức khám sức khỏe, kiểm tra dinh dưỡng cho trẻ em nghèo của địa phương
theo định kỳ được thực hiện như thế nào?, các cán bộ của địa phương chia sẻ: Là những
người làm công tác liên quan đến yếu tố con người, liên quan đến vấn đề nâng cao chất
lượng cuộc sống của nhân dân, bản thân cán bộ y tế, cán bộ chính sách xã cũng rất muốn có
điều kiện để chăm lo đời sống sức khỏe của nhân dân song do ở tuyến xã còn gặp nhiều hạn
chế, khó khăn về trang thiết bị, chưa có nguồn ngân sách để tổ chức khám sức khỏe, kiểm tra
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 – lớp QH2012- CTXH
34