1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Báo cáo khoa học >

Thị trường đầu vào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 128 trang )


61
cấu kinh tế nơng nghiệp, đồng thời chính quyền địa phương cũng có những chính sách riêng biệt quan tâm đến hộ người nghèo và các hộ có nữ làm chủ hộ.
Phụ nữ tham gia nghiên cứu này xác định rằng vì vừa chăm lo con cái, vừa tham gia sản xuất nên thời gian dành riêng cho họ để tham gia các lớp tập huấn, học nghề, tham gia các cơng
tác xã hội khơng phải là dễ, thậm chí một số chị em nữ không hề quan tâm đến việc này. Bên cạnh đó, khơng ít phụ nữ nghèo còn mang nặng tư tưởng, phong tục tập quán, văn hố cũ,
xem việc nhà là trọng tâm, chăm sóc chồng con là chính, vì thế họ thiếu linh động và thiếu chủ động tìm cho mình những hướng đi đột phá để phấn đấu vươn lên, mặc dù chính quyền
địa phương đã hết sức ưu đãi, kêu gọi sự tham gia của họ.

2.2 Phân tích tác động của thị trường nơng thơn đến người nghèo


Những năm gần đây nhiều chính sách quan tâm của Nhà nước đã vực dậy một cách rõ rệt sự tăng trưởng của nền kinh tế nông thôn, đồng thời kiến thức và kinh nghiệm sản xuất của các
hộ nghèo từng bước được củng cố hoàn thiện và phát triển hơn so với trước kia. Thị trường hàng hoá ở ĐBSCL trong những năm vừa qua được đa dạng hoá. Điều này thể hiện qua sự
tăng lên về số lượng của các hàng hoá được lưu thông và mở rộng trong các ngành kinh tế. Sự cạnh tranh giữa các ngành trở nên mạnh mẽ hơn. Thành phần kinh tế tư nhân đã phát
triển từ khi Luật doanh nghiệp được ban hành. Tuy nhiên, sự phát triển thành phần kinh tế tư nhân không phải là nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng đa dạng hóa. Đúng hơn là sự đa
dạng hóa là kết quả của việc các hộ gia đình nắm bắt sự chủ động, hoặc thông qua các chiến lược hỗ trợ của Nhà nước.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia và PRA, người dân còn rất lúng túng khi giá cả vật tư nông nghiệp tăng và giá cả thị trường tiêu thụ giảm xuống. Cùng với sự hạn chế về
vốn, nhiều hộ quyết định bán ngay sản phẩm thu hoạch của mình hoặc sớm hơn thời gian thu hoạch với mức giá rất thấp, hoặc đơi khi có vài hộ sẵn sàng đốn bỏ những cây đang trồng để
chuyển sang loại cây trồng khác, bởi vì hộ sản xuất khơng muốn tiếp tục phải bỏ ra chi phí mà khơng chắc có lời trong thu hoạch. Đặc biệt hơn, cũng có khơng ít hộ nghèo thơng minh
trong việc thực hiện sản xuất cho thu hoạch trái mùa vụ để hạn chế tối đa rủi ro do thị trường gây ra. Đối với trường hợp dịch bệnh của cây trồng, một số hộ nghèo sống gần nơi trung tâm
huyện thị, thành phố, đã đến gặp trực tiếp với những nhà khoa học ở các trung tâm nghiên cứu huyện, trường, viện để tìm những lời tư vấn, chẳng hạn như nông dân ở xã Phú An,
Phụng Hiệp, Cần Thơ. Còn đối với những hộ nghèo vùng sâu và xã, thì khơng có điều kiện thuận lợi như những hộ kể trên, họ lại càng bị thiệt thòi hơn, thậm chí có thể bị lỗ nhiều hơn
trong mùa vụ sản xuất.
Một số hộ nghèo có đất ít, theo điều tra cho thấy, có xu hướng bán đất, chuyển qua sống bằng nghề làm th. Lý do là họ khơng có đủ nguồn vốn để tiếp tục sản xuất, đặc biệt là giá
cả thị trường đất đai có sự tăng vọt khơng chỉ ở thành thị mà kể cả ở nông thôn, trong khi đó cuộc sống hàng ngày của họ lại vơ cùng khó khăn. Đây là lý do khiến họ phải bán đất với
mục tiêu giải quyết nhu cầu cấp bách trước mắt là đủ ăn, đủ mặc.

2.3 Thị trường đầu vào


2.3.1 Những kết quả khả quan Trong thời kỳ vừa qua, thị trường nông thôn về các sản phẩm đầu vào cho sản xuất nông
nghiệp cũng phát triển một cách đáng kể. Bên cạnh những tổ chức mua bán sản phẩm nông
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
62
nghiệp của Nhà nước thì hệ thống các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp cá thể cũng đồng thời phát triển mạnh mẽ trong hệ thống kênh phân phối. Cụ thể là, nếu như vào 1997 ở Vĩnh
Long có 319 cơ sở bao gồm doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, buôn bán nhỏ chuyên kinh doanh sản phẩm vật tư nông nghiệp đầu vào như giống, phân, thuốc trừ sâu, diệt cỏ. Trong
số này, đa số đều là ngoài quốc doanh. Đến năm 2002, số lượng cơ sở này đã tăng lên với buôn bán nhỏ chiếm 89,5, cơ sở tư nhân 9,6, còn lại 0,9 là cơ sở quốc doanh.
Bên cạnh đó, chủng loại và chất lượng hàng hoá cũng được đa dạng và cải thiện không ngừng. Trong bối cảnh này, đã dẫn đến hầu hết các hàng hố vật tư nơng nghiệp rơi vào tình
trạng cung lớn hơn cầu, sự cạnh tranh giữa những người bán diễn ra ngày càng gay gắt và đa dạng, dẫn đến mặt bằng giá cả giữa các chợ trung tâm và các chợ lẻ ở nơng thơn hầu như
khơng có sự cách biệt đáng kể. Nhìn chung, sự phát triển ngày càng mạnh của thị trường nông thôn, đã mang lại cho người nông dân nói chung và cho những người nghèo nói riêng
những lợi ích nhất định trong hoạt động sản xuất và đời sống. 2.3.2 Những rủi ro và thách thức
Những thay đổi trong thị trường đầu vào ở nông thôn đã mang lại những lợi ích và cả những rủi ro cho người nghèo. Với điều kiện thị trường mới, hầu hết người nghèo đều có thể mua
chịu vật tư sản xuất vào đầu vụ và trả vào cuối vụ một khoản lãi suất từ 1 đến 3 tháng. Hình thức mua bán này hiện nay đang phổ biến ở vùng nông thôn, đặc biệt đối với những
người nghèo thiếu vốn sản xuất. Tuy nhiên, hình thức mua chịu này là một rủi ro và có thể tạo thêm gánh nặng cho người dân khi bị mất mùa. Ở một số vùng, người nghèo phải chịu lãi
suất cao.
Sự phát triển của thị trường đầu vào cũng có một số những thách thức đan xen. Thị trường vật tư nông nghiệp mang tính độc quyền. Ví dụ như thuốc trừ sâu, phân bón, xi măng, sắt
thép vẫn được bảo hộ cao hoặc được tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước. Sự bảo hộ và độc quyền của Nhà nước đã dẫn tới chi phí sản xuất cao, và do đó giá cả tới tay người nông
dân cao. Mạng lưới phân phối rộng khắp phần lớn do tư nhân làm chủ có thể làm giảm chi phí giao dịch, nhưng khơng làm giảm giá phải trả của người nông dân. Vấn đề này đang dần
được giải quyết sau khi Chính phủ chuyển dịch tới việc tự do hóa nhập khẩu phân bón.
Một điểm bất thuận lợi khác được đề cập nhiều đối với ngành sản xuất cây ăn trái là vấn đề cây giống. Rất không thuận lợi cho người nghèo khi họ phải quyết định mua những cây
giống trôi nổi từ những thương lái xa lạ vì đa số hiệu quả cho trái và khả năng sống của những loại cây giống này đều không cao. Lý do đa số những người nghèo chấp nhận mua
những hàng hố này là vì giá cả rẻ, trong khi người dân nghèo thường khơng có đủ thơng tin để nhận dạng một cây giống có sạch, khoẻ hay không. Yếu tố bất lợi này được đánh giá là do
Nhà nước chưa có được một qui trình quản lý chất lượng sản phẩm rõ ràng đối với thị trường cây giống.

2.4 Thị trường đầu ra


Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

×