Chi phí cho cơng tác tuyển dụng: là việc doanh nghiệp quyết định đầu tư nguồn tài chính cụ thể là bao nhiêu vào cơng tác tuyển dụng. Chi phí hợp lý sẽ
góp phần vào sự thành cơng và tăng tính hiệu quả trong việc lựa chọn các ứng viên đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Nếu chi phí quá thấp thì việc thực hiện
tiến trình tuyển dụng sẽ gặp nhiều trở ngại, ngược lại nếu chi phí chi cho tuyển dụng cao hơn mức thực tế cần sử dụng thì sẽ gây lãng phí cho doanh nghiệp.
4.2 Những yếu tố của mơi trường bên ngồi
Khung cảnh kinh tế: Có ảnh hưởng rất lớn đến tuyển dụng nhân lực. Trong thời kỳ suy thối, các cơng ty có xu hướng thu hẹp quy mơ sản xuất hoặc
chỉ sản xuất để duy trì sự tồn tại do đó không cần tuyển dụng thêm nữa. Ngược lại trong thời kỳ phát triển có chiều hướng ổn định các cơng ty tăng cường mở
rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm nên tuyển thêm nhiều lao động hơn.
Điều kiện về thị trường lao động: thể hiện ở việc phân tích cung- cầu lao động ở loại lao động ta đang tìm kiếm. Khi cung lao động lớn hơn cầu lao động
tức là thừa nguồn lao động sẽ có lợi cho công tác tuyển dụng. Nhà quản trị được phép sàng lọc kỹ càng những ứng viên giỏi nhất đáp ứng nhu cầu công
việc. Ngược lại, nếu cầu lao động lớn trong khi cung ít thì khi đó nhà quản trị phải chớp lấy thời cơ trong tuyển dụng nhưng vẫn phải lựa chọn kỹ những ứng
viên đáp ứng được yêu cầu công việc đề ra. Yếu tố khoa học kỹ thuật: Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng
phát triển thì các doanh nghiệp lại càng cần đến những ứng viên có trình độ, năng lực, phẩm chất, sức khỏe tốt đáp ứng được yêu cầu của cơng việc. Bên
cạnh đó các doanh nghiệp cũng cần phải thường xuyên đổi mới công nghệ, tiếp cận khoa học kỹ thuật tiên tiến và ứng dụng nó trong sản xuất để theo kịp sự
phát triển chung của thời đại, góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân và làm chủ chính mình.
Yếu tố ngành nghề: Ở mỗi một giai đoạn phát triển của xã hội thì sẽ có một số ngành nghề thu hút được nhiều lao động tham gia, cũng có những ngành
nghề người lao động khơng ưu chuộng nữa. Do đó khi tuyển dụng một vị trí ngành được người lao động ưa chuộng, họ sẽ tham gia đơng hơn, khi đó doanh
nghiệp khơng phải mất nhiều chi phí mà vẫn thu được những ứng viên tài giỏi cho doanh nghiệp mình.
Yếu tố cạnh tranh: Cạnh tranh về lao động khi cung quá ít buộc doanh nghiệp phải có chính sách và các biện pháp để cạnh tranh thắng lợi trên thị
trường, nhằm thu hút người lao động về doanh nghiệp mình. Những cơng ty có sức cạnh tranh kém họ khơng những không thu hút được lao động giỏi trên thị
trường mà còn bị các đối thủ lấy đi mất. Phần thắng lại thuộc về các cơng ty có khả năng cạnh tranh lớn. Do đó cạnh tranh về lao động buộc các tổ chức phải
đa dạng các hình thức và phương pháp tuyển dụng. Yếu tố khách hàng: Là yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh
nghiệp. Nếu một sản phẩm của doanh nghiệp được người tiêu dùng ưa chuộng thì doanh nghiệp đó sẽ phát triển. Còn ngược lại, nếu sản phẩm đó của doanh
nghiệp khơng được ưa chuộng thì coi như doanh nghiệp đó khơng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Khi đó doanh nghiệp buộc phải thay đổi nếu
không sẽ dẫn đến phá sản. Vì vậy các doanh nghiệp muốn tồn tại, tăng trưởng và phát triển thì phải ln thayđổi mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm để
giữ gìn và mở rộng khách hàng. Để được như vậy doanh nghiệp cần phải có đội ngũ cán bộ cơng nhân viên và các nhà quản lý giỏi. Muốn vậy công tác tuyển
dụng phải ln đa dạng hóa và ngày càng hồn thiện.
5. Các nguyên tắc cơ bản của tuyển chọn