cứ chờ xem thử được nói đến đâu mới viết thì khơng khéo cái quyền thiêng liêng kia lại sẽ thu hẹp chỉ vừa đúng với sự dè dặt của anh thơi.
Như vậy xét theo một khía cạnh nào đó, vấn đề văn học phản ánh hiện thực cũng là vấn đề tính cơng khai của xã hội và sự thành thật của nhà văn. Thành thật và
công khai là một trong những bí quyết và sức mạnh của sự sống, sự phát triển. Che đậy, khép kín, đóng cửa là dấu hiệu của sự yếu ớt, sẽ dẫn đến tự tiêu diệt. Khi đã già,
L. Tolstoi vẫn chép vào vở câu nói của nhà văn Anh John Ruskin: Hãy sống cho cơng khai cởi mở. Ở đâu còn bưng bít là ở đó còn tội ác và hiểm họa. Những gì tốt
đẹp và an lành của đời sống con người đều trực tiếp phụ thuộc vào thái độ công khai cởi mở ấy.
Văn học hơm nay sẽ còn lại với mai sau không chỉ là bức tranh hiện thực về số phận con người mà còn là ký ức về bộ mặt tinh thần của xã hội chúng ta, là nhân
chứng về bản lĩnh và nhân cách của con người cầm bút.
2.2. Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực và thời đại.
“Văn học phản ảnh hiện thực” đây là quan điểm mà các nhà lí luận văn học thường nhắc đến và quan điểm ấy được xem là đúng và được xem là vấn đề trung tâm của lí
luận văn học. Bởi muốn phản ánh hiện thực của thời đại thì ta phải đi in cái dấu ấn vào văn học hay vào lích sử. Khơng chỉ vậy việc phản ánh hiện thực còn đúng đối với
tồn bộ các thành phần của văn hóa: các tư tưởng, học thuật, nghệ thuật và bản thân văn hóa như một chỉnh thể độc lập, đơn nhất đều phản ảnh hiện thực.Từ khi mỗi con
người sinh ra tuy không phải ngay lập tức đã có thể sáng tạo ra sản phẩm văn hóa, nhưng phải có một q trình học cách tư duy và sự trải nghiệm văn hóa đến mức độ
trưởng thành nhất định. Hơn nữa, tư duy khơng phải là suy nghĩ trong tình trạng trống khơng, không phải là khoắng tay trong thùng rỗng, tư duy là suy nghĩ bằng vật liệu:
chất liệu đời sống đương thời, kiến thức truyền miệng, sách vở. Nói riêng trong văn học, vật liệu là ngôn ngữ, ngôn ngữ luôn luôn mang thông tin về hiện tại.cả lối tư duy,
cả vật liệu tư duy và kết quả là cả sản phẩm của nó đều mang dấu ấn của hiện thực một thời đại nhất định.Bởi vậy phản ảnh hiện thực do đó là bản tính tự nhiên của văn
hóa, trong đó có văn học. Xét trên bình diện triết học “văn học phản ảnh hiện thực” ấy là điều hiển nhiên, không cần phải bàn cãi. Mọi thứ trong hiện thực cuộc sống đã
được các nhà văn phản ánh chân thục trong tác phẩm văn học của mình, dưới ngòi bút đó tất cả những gì đang có trong hiện thực cuộc sống đều được ghi lại độc đáo. Chính
vì điều đó văn học phản ánh hiện thực là Văn học và hiện thực là một trong những vấn đề trung tâm của lí luận văn học, và là một việc cần thiết cho nền văn học của
chúng ta.. Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội nhà văn là thư kí của thời đại nếu là nhà văn vĩ đại thì tác phẩm của anh ta phản ánh ít ra vài ba khía cạnh chủ
yếu của cuộc cách mạng. Đối với các bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực, phản ánh hiện thực có nghĩa là tìm kiếm các giá trị nhận thức, đạo đức, thẩm mĩ của đời sống, lột
trần các dối trá, phơi bày mọi ung nhọt, xé toạc mọi mặt nạ, là dấn thân vào tiến trình
8
tiến bộ của xã hội. Các tư tưởng đó đã diễn đạt khá đúng và hay về mối quan hệ giữa văn học và đời sống lịch sử trên tầm vĩ mơ, nghĩa là tồn bộ các sự kiện, nhân vật, tư
tưởng, tình cảm thể hiện trong văn học nghệ thuật đều là sự phản ánh của đời sống xã hội. Cho dù quan niệm phương Đông xưa xem văn học là dùng để nói chí, hoặc chủ
nghĩa lãng mạn phương Tây xem văn học “biểu hiện tình cảm, khát vọng chủ quan của con người” thì cái chí ấy, tình cảm ấy cũng đều là phản ánh đời sống xã hội. Tuy
vậy, coi phản ánh luận là lí thuyết duy nhất để giải thích văn học nghệ thuật là chưa đủ, vì với tư cách là nhận thức luận, phản ánh luận chưa thể đi vào các quy luật sáng
tạo của văn học nghệ thuật cũng như quy luật tiếp nhận của người đọc. Để hiểu nghệ thuật người ta phải nghiên cứu quy luật sáng tạo, tâm lí học sáng tạo, kí hiệu học, tiếp
nhận nghệ thuật... nhưng khơng vì thế mà phủ nhận văn học phản ánh hiện thực, tức là phản ánh sự kiện, kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm của con người trong văn học.
2.3. Hiện thực của văn học bắt nguồn từ thực tiễn.