1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Khoa học xã hội >

Khái niệm bài tập thể chất. Khái niệm về hệ thống bài tập.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.79 KB, 71 trang )


trên nhiệm vụ vận động, các quy luật, các điều kiện khách quan và chủ quan khi thực hiện vận động. Trong thực tế vạn động rất nhiều trường hợp mặc dù có cùng
nhiệm vụ vận động, song lại có những cách thức thực hiện khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm cá nhân của VĐV [16[, [25]. Trong thực tiễn kỹ thuật thể thao ln được
đổi mới và hồn thiện. Sự tìm tòi khám phá khoa học về các quy luật vận động của cơ thể, các định luật vật lý và sự ảnh hưởng của môi trường vận động, sự tiến bộ về
khoa học kỹ thuật trong việc thiết kế khí tài tập luyện, thi đấu thể thao. Sự đổi mới về luật thi đấu, sự hoàn thiện về phương pháp giảng dạy, huấn luyện…đều có
những nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kỹ thuật cũng như sự ra đời của các kỹ thuật thể thao mới trong hầu hết các môn thể thao thi đấu [16], [25].
Trong hàng trăm môn thể thao khác nhau, mỗi mơn lại có những kỹ thuật riêng biệt khác nhau được gọi là kỹ thuật chuyên môn hoặc kỹ thuật môn thể thao
chuyên sâu của từng môn.

1.3.2. Khái niệm bài tập thể chất.


Trong quá trình giảng dạy và huấn luyện thể thao, bài tập thể chất là một phương tiện quan trọng để giáo dục kỹ năng, nâng cao thể chất và thành tích thể
thao. Theo các nhà lý luận TDTT như Nơvicốp, Mátvêép Nga, Nguyễn Tốn,
Phạm Danh Tốn Việt Nam…thì “Bài tập thể chất là những hoạt động vận động chuyên biệt do con người sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ đích phù hợp với
quy luật của GDTC”[16], [25]. Các bài tập thể chất trong quá trình huấn luyện thể thao được phân loại theo
các quan điểm khác nhau.Theo các nhà lỹ luận TDTT như Nôvicốp, Mátvêép và các nhà khoa học huấn luyện như Philim, Điền Mạnh Cửu… thì “BTTC có thể chia
thành 3 loại chính là bài tập thi đấu, bài tập chuyên môn và bài tập phát triển chung. Sự phân chia này phải được dựa trên đặc điểm môn chuyên sâu và nhiệm vụ
của loại bài tập đó trong giải quyết các nhiệm vụ chung hoặc từng phần riêng lẻ”. [16], [18], [49].
Cũng theo các nhà khoa học trên thì bài tập thi đấu là loại hình bài tập mà các động tác của nó có q trình vận động và đặc điểm riêng về lượng vận động
phù hợp với yêu cầu thi đấu của môn thể thao chuyên sâu. Các bài tập chuyên môn lại được chia thành hai nhóm:
Các bài tập chun mơn nhóm 1 gồm những bài tập có q trình chuyển động gần giống với bài tâp thi đấu nhưng lại có cường độ vận động thấp hơn song khối lượng
vận động có thể lớn hơn. Các bài tập nhóm 2 gồm các bài tập có hình thức vận động giống vận động
trong thi đấu, trong đó yêu cầu những nhóm cơ chủ yếu có hoạt động giống như hoạt động thi đấu.
“Các bài tập phát triển chung” là các bài tập chọn ra từ các bài tập của các mơn thể thao khác, có tác dụng phát triển năng lực nhanh, mạnh, bền, khéo léo,
mềm dẻo của cơ thể người tập. Các bài tập này không hàm chứa yếu tố của các động tác trong môn chuyên sâu.

1.3.3. Khái niệm về hệ thống bài tập.


Theo các nhà khoa học về lý luận GDTC và huấn luyện thể thao trong và ngồi nước như Nơvicốp, Mátvêép Nga, Harre Đức, Điền Mạnh Cửu Trung
Quốc, Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn Việt Nam…Thì hệ thống bài tập được khái niệm như sau: “Những bài tập có cùng mục đích được sắp xếp theo trình tự từ
đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ nhẹ đến nặng…được gọi là hệ thống bài tập”.[16], [19], [25].
Hệ thống BTTC bao gồm hệ thống bài tập bổ trợ giảng dạy, hệ thống bài tập hoàn thiện nâng cao kỹ thuật, hệ thống bài tập phát triển thể chất chung, hệ thống
bài tập phát triển chun mơn. 19
Trong đó, mỗi loại bài tập thực hiện một phần nhiệm vụ chung. Ví dụ: hệ thống bài tập phát triển thể lực chung là hệ thống gồm những bài tập phát triển tố
chất thể lực chung như bài tập phát triển sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khéo léo, mềm dẻo cho VĐV, tạo nền tảng để phát triển thể lực chuyên môn cho họ.
Còn hệ thống các bài tập phát triền thể lực chuyên môn là hệ thống bao gồm các bài tập thể lực gắn kết chặt chẽ với các kỹ thuật của mơn chun sâu. Ví dụ:
Trong Taekwondo các bài tập phát triển sức nhanh chuyên môn phải gắn với việc thực hiện các kỹ thuật đòn chân như phản ứng với tiếng còi đá mục tiêu cố định.

1.3.4. Khái niệm bài tập bổ trợ chuyên môn BTBT chuyên môn.


Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

×