Ngoài ra, trong một lónh vực khác của khoa học là công nghệ điều khiển tự động, đa số các thuật ngữ tiếng Anh đều được viết nguyên dạng. Đơn cử là
trường hợp của từ “robot” và “robocon”. Báo chí Việt Nam, hiện nay, mỗi khi đưa tin về những vấn đề có liên quan đến hai từ này, đều sử dụng cách viết
theo nguyên dạng tiếng Anh chứ không phiên âm như kiểu “rô-bốt” hay “rô- bô-con” mà ta từng biết trước đây. Nhờ vậy mà chúng trở nên quen thuộc đối
với người Việt.
Trên báo văn hóa: Đây là nơi tập trung nhiều nhất các lớp từ vay mượn
tiếng Anh. Các lớp từ này có phạm vi hoạt động rất đa dạng và phong phú, biểu đạt tất cả những vấn đề có liên quan đến văn hóa giải trí như du lòch, điện
ảnh, âm nhạc; thời trang, mua sắm; ẩm thực… Trong các lónh vực này, có 3 đơn vò từ vựng được vay mượn là thuật không viết tắt, thuật ngữ viết tắt và tên
riếng. Riêng đối với trường hợp của thuật ngữ không viết tắt, có điều đặc biệt là ngoài các cách xử lý quen thuộc như phiên, dòch nghóa và viết nguyên dạng,
giới trẻ ngày nay còn có nhiều cách tạo mới các từ tiếng Anh như viết tắt, viết chệch, ghép một yếu tố Việt ngữ với một yếu tố Anh ngữ … Những cách viết
sáng tạo này một mặt góp phần làm phong phú vốn từ tiếng Anh trong giao tiếp của giới trẻ, mặt khác lại gây những tác động tiêu cực đến việc bảo vệ và
phát triển tiếng Việt.
Trên báo thể thao: Thuật ngữ không viết tắt, thuật ngữ viết tắt và tên
riêng trong lónh vực thể thao cũng được xử lý theo những cách khác nhau. Đối với thuật ngữ không viết tắt, ngoài cách phiên âm quen thuộc mà ta thường
biết đến qua các từ như pê-nan-ti, nốc-ao penalty, hát-trích hattrick, gôn golf…., xu hướng phổ biến hiện nay là viết theo nguyên dạng Anh ngữ cả
những thuật ngữ thông dụng như trên lẫn những thuật ngữ chuyên sâu như tie- break, doping, derby… Ngoài thuật ngữ không viết tắt, trong các tờ báo thể thao
tiếng Việt còn có sự hiện diện của các thuật ngữ viết tắt Anh ngữ. Đây là những từ biểu thò tên của những tổ chức hay đơn vò thể thao nào đó được biết
đến trên phạm vi toàn thế giới như FIFA Federation of International Football Associations – Liên đoàn bóng đá Thế giới, UEFA Union of European
Football Association – Liên đoàn Bóng đá Châu u, AFC Asian Football Confederatin – Liên đoàn Bóng đá Châu Á… Đối với tên riêng tên các quốc
gia, đội bóng, cầu thủ…, cách xử lý chung vẫn là phiên âm, dòch nghóa và viết nguyên dạng. Trong đó, ưu thế thuộc về cách xử lý viết nguyên dạng, đặc biệt
là viết nguyên dạng tên những giải đấu lớn của thế giới như World Cup, Asian Cup, Sea Games, Champion League….
Qua khảo sát cách xử lý đối với tên riêng, chúng tôi nhận thấy, chỉ trừ báo Nhân Dân – có thể do mục tiêu, đối tượng của mình – là vẫn còn tuân thủ
khá nhất quán việc phiên âm đối với tên riêng không phải tiếng Việt. Còn các
tờ báo khác như Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Tiền Phong, Thanh Niên…đều sử dụng cả hai cách ghi nguyên dạng và phiên âm. Và có một điều đáng chú ý
là tên của các diễn viên, người mẫu, cầu thủ, ngôi sao nước ngoài đều được các tờ báo từ trung ương đến đòa phương nhất loạt viết nguyên dạng.
Trên các trang quảng cáo, thông báo: Không chỉ xuất hiện trên các ấn
phẩm kinh tế, khoa học hay văn hóa, thể thao, các từ tiếng Anh còn hiện diện trong các trang quảng cáo và thông báo của báo in, chủ yếu đó là các thuật ngữ
về sản phẩm, dòch vụ hay về công việc, nghề nghiệp… Sự có mặt của các thuật ngữ này phản ánh nhu cầu ngày càng cao của các công ty, doanh nghiệp Việt
Nam trong việc tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế về việc quảng bá sản phẩm hàng hóa đến công chúng truyền thông cũng như việc tuyển dụng nhân viên
mới cho công ty.
2. Trên truyền hình: Các chương trình văn hóa, thể thao và quảng cáo
được xem là nơi tiếng Anh xuất hiện nhiều nhất trên truyền hình.
Trong các chương trình văn hóa, thể thao: Đối với thuật ngữ không viết
tắt, những người dẫn chương trình, các bình luận viên luôn có xu hướng phát âm các từ tiếng Anh sao phỏng cách phát âm của người Việt, chứ không dòch
nghóa để giúp khán giả xem truyền hình nắm bắt thông tin bằng ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Việt. Tùy theo đặc điểm của từng phương ngữ Bắc, Trung, Nam mà
có những biến thể khác nhau trong cách phát âm của họ. Mặt khác, trong nhiều trường hợp, tên của một số chương trình lớn đã được viết bằng những từ tiếng
Anh hay từ ghép Anh – Việt thay vì là dùng từ thuần Việt. Riêng trường hợp phát âm những thuật ngữ viết tắt trên truyền hình, có một thực tế cần phải ghi
nhận là cách phát âm những dạng tắt này vẫn chưa có sự thống nhất. Về cơ bản, có hai cách phát âm là phát âm ghép thành từ và phát âm từng con chữ.
Ngay trong bản thân cách phát âm từng con chữ cũng có sự phân hóa thành hai cách: theo cách phát âm của người Việt và theo cách phát âm gần với nguyên
ngự. Ví dụ: thuật ngữ viết tắt BBC được phát âm thành từng con chữ, và có hai cách phát âm cụ thể là “Bê-bê-xê” theo người Việt, và “Bi-bi-xi” theo
người bản ngữ. Tình trạng này gây khó khăn cho người theo dõi truyền hình.
Trong các chương trình quảng cáo: Quảng cáo đóng vai trò rất quan
trọng trong việc phát sóng các chương trình truyền hình. Bởi lẽ, đây là nơi tác động nhanh nhất và hiệu quả nhất đến đông đảo công chúng truyền thông. Bất
cứ nhà nào có ti vi là có sự xuất hiện của chương trình quảng cáo. Tận dụng thuận lợi này, các công ty đã triển khai rất nhiều chiến lược quảng cáo đa dạng
và hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của người xem truyền hình. Một trong những cách thức quảng cáo hiệu quả là dùng các từ tiếng Anh. Trước hết, các
từ tiếng Anh được dùng để đặt tên cho sản phẩm mà công ty muốn tung ra thò
trường tiêu dùng. Đa phần đây là những từ có ý nghóa tốt đẹp, cao quý nhằm đánh vào tâm lý ưa chuộng những điều may mắn, tốt đẹp cũng như thò hiếu
vọng ngoại của người dân, từ đó, đạt được mục tiêu tiêu thụ sản phẩm mà mình muốn quảng cáo. Ngoài ra, một số chương trình quảng cáo còn sử dụng tiếng
Anh trong những lời giới thiệu về tính chất, đặc trưng của sản phẩm để làm tăng thêm lòng tin của người tiêu thụ đối với uy tín và chất lượng của sản phẩm
đó.
3. Trên Internet: Hầu hết ngôn ngữ trong các diễn đàn tranh luận và
các nhật ký cá nhân trên mạng đều có hiện tượng “chêm” các từ viết theo nguyên dạng tiếng Anh vào tiếng Việt. Những từ này được phân thành hai
nhóm là nhóm từ chuyên ngành công nghệ thông tin, và nhóm từ thông dụng trong các lónh vực văn hóa, xã hội. Riêng nhóm từ chuyên ngành tin học xuất
hiện với tần số rất cao trong các bài viết của nhật ký mạng. Thống kê cho thấy, cứ trong một câu tiếng Việt lại có sự xuất hiện của một từ tiếng Anh trở lên, từ
blog, comment, entry… chẳng hạn.
Như vậy, qua những gì khảo sát được trên đây có thể thấy rằng tiếng Anh ngày càng chiếm một vai trò quan trọng trong tất cả các lónh vực của đời
sống xã hội ở Việt Nam. Và, tình hình sử dụng tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông đại chúng như báo in, truyền hình và Internet ngày càng phổ biến
và tràn lan, trở thành một thực trạng đáng báo động về một sự “ô nhiễm” tiếng Anh đối với tiếng Việt trong một tương lai không xa. Với tư cách là những
người làm công tác nghiên cứu ngôn ngữ học, chúng tôi có nhiệm vụ là giúp cho mọi người thấy được thực trạng đó và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt. Tuy nhiên, do phạm vi giới hạn của đề tài, thời gian hạn hẹp cũng như năng lực của cá nhân còn hạn chế. Chúng tôi xin dừng lại ở những kết quả
nghiên cứu như trên. Vẫn biết không thể tránh khỏi thiếu sót nhưng dù sao chúng tôi cũng mong luận văn có những đóng góp nhất đònh trong việc gióng
lên tiếng chuông cảnh báo mọi người về những hệ quả tiêu cực của thực trạng thâm nhập của tiếng Anh vào tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông đại
chúng nói riêng, trong mọi lónh vực của đời sống xã hội nói chung ở Vieät Nam.