Lời văn trong kí thường ngắn gọn, súc tích và giản dị hơn lời văn của truyện. Tác giả chỉ chấm phá vài nét mà có thể tạo dựng được những bức
tranh sinh động. Đó là nhờ đơi mắt nhanh nhạy, sắc sảo, cái tài lựa chọn trong vô số sự việc đã quan sát được để rút ra phần chủ yếu nhất. Qua kí sự, giáo
viên có thể giúp học sinh rèn luyện phương pháp quan sát và thể hiện hiện thực, cách chọn chữ, chọn lời để diễn đạt ý kiến một cách gọn gàng chính xác.
Kinh nghiệm giảng dạy còn cho thấy, để dạy đọc- hiểu các tác phẩm văn học trung đại, ngoài kiến thức về thể loại, rất cần kiến thức về văn hóa
phương Đơng thời trung đại. Trong khn khổ hạn chế của luận văn, gắn với chương trình Ngữ văn 11 xin lưu ý thêm nét riêng của văn xuôi trung đại. Đó
là lối kể và tả nhằm nêu ấn tượng, nhằm lột tả cái thần thái của đối tượng miêu tả nhiều hơn là tả, kể tỉ mỉ, chi tiết. Quan niệm hình – thần chủ trương
chỉ tả hình thức bề ngồi để bộc lộ tinh thần của đối tượng, cái tinh thần có thể tác động mạnh mẽ đến tâm lí tiếp nhận của người đọc. Chẳng hạn Nguyễn
Du tả chân dung của Thúy Kiều, ông không đi vào chi tiết cụ thể mà nhấn mạnh cái đẹp có thể gây ấn tượng về hoa ghen, liễu hờn. Trong trích đoạn
Vào phủ chúa Trịnh, Lê Hữu Trác chỉ tả một vài chi tiết quan sát thấy trong phủ chúa rồi mượn thơ để truyền đạt ấn tượng mạnh mẽ của ơng trước cảnh
phú qúy đó: Q mùa cung cấm chưa quen Khác nào ngư phủ đào nguyên thuở nào. Tả bữa ăn sang trọng ở phủ chúa, ông viết: “bấy giờ tôi mới biết cái
phong vị của nhà đại gia”. Nói khác đi, tác giả xưa không dừng lại ở việc tả thực, tả chi tiết sự vật, đối tượng. Điều người xưa quan tâm là truyền đạt ấn
tượng, cảm nhận của bản thân mình về sự vật cho người đọc.
2. Dạy đọc- hiểu truyện thơ Nôm
Trước Lục Vân Tiên, HS đã được học Truyện Kiều và đọc thêm một đoạn truyện Phạm Tải – Ngọc Hoa, như vậy là đã được tiếp xúc với hai loại
truyện Nơm: bác học và bình dân. Lục Vân Tiên là một truyện Nôm bác học, nhưng lại mang nhiều đặc trưng của truyện bình dân. Tác phẩm được lưu
truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng, qua những sinh hoạt văn hóa dân gian rất phổ biến ở Nam kì như: “kể thơ”, “nói thơ”, “hát thơ” Vân Tiên.
Truyện thể hiện những quan niệm đạo đức truyền thống được giữ gìn chủ yếu ở những nơi thơn xóm và nguyện vọng của những người bình dân về lẽ công
bằng trong khuôn khổ xã hội phong kiến. Nhân vật được khắc họa chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ hơn là qua diễn biến nội tâm. Ngơn ngữ thơ
thường bình dị, nơm na, mang nhiều chất dân dã đời thường. Đặc biệt, Lục Vân Tiên còn đậm đà sắc thái miền Nam. Giáo viên cần nắm vững điều này
để tìm cách tiếp cận thích hợp và giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp riêng và đóng góp to lớn của Nguyễn Đình Chiểu. Có thể chú ý mấy yêu cầu sau đây:
- Giúp học sinh nắm được điểm khác biệt của hệ thống nhân vật truyện thơ Nôm so với những nhân vật thuộc các thể loại khác
Truyện thơ Nôm nằm trong hệ thống tác phẩm phản ánh cuộc sống bằng phương thức tự sự để phân biệt với các tác phẩm phản ánh cuộc sống
bằng phương thức trữ tình kiểu Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm,…. Trên cơ sở một cốt truyện với một hệ thống sự kiện tình tiết, biểu hiện vận mệnh
hồn chỉnh của nhân vật chính, truyện thơ Nơm đã xây dựng được những tính cách hồn chỉnh - đặc biệt là tính cách của nhân vật chính. Số phận và tính
cách của nhân vật truyện thơ Nơm có ý nghĩa phản ánh cuộc sống xã hội đương thời một cách tổng hợp, sâu sắc và đa dạng. Sự phản ánh xã hội một
cách tổng hợp như vậy đòi hỏi truyện thơ Nơm đề cập đến hàng loạt nhân vật, đòi hỏi cả một hệ thống nhân vật, bởi vì chỉ trên cơ sở một mối quan hệ rộng
rãi, truyện thơ Nơm mới có thể trình bày vận mệnh hồn chỉnh của nhân vật chính, trình bày cả một đời người, và do đó, mới có thể xây dựng được những
tính cách hồn chỉnh. Dạy đọc - hiểu truyện thơ Nôm cần chú ý những nhân vật vừa có ý nghĩa khái qt vừa có tính chất cụ thể, tiêu biểu cho từng loại
người nhất định. Trong Lục Vân Tiên, những nhân vật như: ông Ngư – ông lão đánh cá, ông Tiều – lão tiều phu đốn củi, ông Quán – ông lão chủ quán
rượu, Tiểu đồng, bà lão dệt vải,…đều là những nhân vật nằm trong hệ thống các lực lượng phù trợ cho nhân vật chính trên con đường thực hiện nhân
nghĩa, chỉ xuất hiện qua ít dòng thơ, nhưng đã để lại trong lòng người đọc
nhiều ấn tượng khó qn. Ơng Qn có dáng dấp một nhà nho đi ở ẩn, nhưng
tính cách lại mang đậm tính chất dân dã miền Nam: bộc trực, thẳng ngay,
phân minh rạch ròi Đoạn trích Lẽ ghét thương - Về hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật miêu tả nhân vật, đại bộ phận
truyện thơ Nôm đã xây dựng được những nhân vật với hai phương thức gắn bó với hai hình thức xử lí cơ bản của con người trong cuộc sống: con người
hành động tham gia, tác động vào các biến cố của cuộc sống và con người cảm nghĩ, nhận thức đứng trước cuộc sống đó. Khác với nhân vật trong tiểu
thuyết bằng thơ, thường được miêu tả như những cá tính, có đời sống tâm lí, kinh nghiệm cá nhân đời thường, nhà văn thường kể theo điểm nhìn nhân vật,
nhân vật trong truyện thơ dân gian chia làm hai tuyến chính – tà và đời sống nhân vật thường diễn biến theo mơ típ có sẵn hơn là kinh nghiệm cá nhân.
Người kể chuyện thường là người biết trước, biết hết.
- Đứng về phương diện kết cấu, khi dạy đọc hiểu cần so sánh truyện
thơ Nôm với truyện dân gian để thấy rõ phần lớn truyện thơ Nôm thừa kế truyền thống kết cấu “Hội ngộ - Tai biến - Đoàn tụ” của truyện cổ tích. Hệ
thống này dựa trên cơ sở một hệ thống kết cấu được xác định bởi phương thức phản ánh cuộc sống và hệ thống miêu tả của thể loại: hệ thống kết cấu diễn
đạt số phận và tính cách của nhân vật trung tâm, một phương diện đặc thù của kết cấu truyện nơm.
- Tìm hiểu và nhận thức một cách sâu sắc việc vận dụng ngôn ngữ dân tộc, thể thơ dân tộc.
Trong quá trình dạy đọc - hiểu truyện thơ Nôm, giáo viên cần đặt tác phẩm trong mối liên hệ với hoàn cảnh lịch sử - xã hội và tiến trình phát triển
lịch sử văn học để giúp học sinh nhận thức được hiện tượng “tìm về dân tộc”,
trở về với ngơn ngữ Nơm và thể loại thơ lục bát – có nguồn gốc sâu xa từ sự chuyển hướng trong nội dung văn học, sự xác định địa vị của ngôn ngữ văn tự
Việt Nam và của thể thơ lục bát trong nghệ thuật tự sự thi ca Việt Nam. Tâm hồn và cuộc sống Việt Nam chỉ có thể biểu hiện chân thực và sinh động nhất
qua tiếng nói gần gũi, trong sáng, đẹp đẽ của dân tộc. Thể thơ lục bát với khả năng tự sự, trữ tình sinh động và sâu sắc, phục vụ đắc lực cho nội dung trình
bày, miêu tả, biểu hiện cuộc sống, tâm tư của con người thời đại.
3. Dạy đọc - hiểu truyện ngắn