1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Khoa học xã hội >

Phi lý trong văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 118 trang )


Và kể từ A.Camus và J. P. Sartre, khái niệm phi lý được hiểu ở cấp độ khác. Đó là phi lý của khả năng không thể giao tiếp giữa cái phi lý tự nó và cái phi lý cho nó [16, tr.19].
Jean Paul Sartre cho rằng, sự tồn tại của con người là phi lý. Bởi con người trong quá trình thực hiện các dự định project của cuộc đời đều phải tạo dựng một hệ giá trị riêng, để
tạo nên bản chất của mình, con người phải lựa chọn cái tốt, tạo lập một hệ giá trị để sống và tồn tại. Và tất nhiên, con người phải thừa nhận người khác cũng có một hệ giá trị riêng. Do
đó, trong q trình giao tiếp sẽ bị thất bại nên họ cơ đơn. Vì mỗi cá nhân có một hệ giá trị riêng nên khi giao tiếp với các cá nhân tạo lập các mối quan hệ sẽ không được, con người
không hiểu nhau. Thế nhưng nhu cầu của con người sống là phải giao tiếp với người khác nên con người luôn cô đơn. Theo ông, thế giới này phi lý là vì thế.
Với A. Camus, cái phi lý được đẩy lên đỉnh điểm. Bằng nhiều hình thức khác nhau, Albert Camus đã triết luận về cái phi lý. Theo Nguyễn Văn Dân, điều này lí giải vì cái phi lý
đã đạt đến điểm đỉnh của mình cùng với nhà triết học kiêm nhà văn Camus, cho nên sau ơng hầu như khơng còn nhà triết học nào bàn đến nó nữa, mà nó chỉ còn được biểu hiện
trong các sáng tác của các nhà văn [16, tr.22]. Ngồi triết học, phi lý còn được thể hiện khá rõ nét trong văn học, một lĩnh vực luôn
luôn là một thử thách đối với chúng ta.

1.2.2. Phi lý trong văn học


Văn học chịu ảnh hưởng rất lớn từ triết học nhưng khái niệm phi lý trong văn học hồn tồn khơng phải là sự sao chép máy móc, một chiều từ triết học.
Khái niệm phi lý trong văn học được dùng để chỉ một loại hình văn học phi lý, có nhiệm vụ nhận thức và mô tả cái hiện thực vô nghĩa, phi logic, phi lý tính, trái với năng lực
nhận thức của con người. Nói như thế, có nghĩa là chúng ta chỉ xem những sáng tác văn học nào phản ánh những hiện tượng, sự việc trái với sự phát triển của tư duy logic thơng thường
của lồi người mới là văn học phi lý. Còn những sáng tác theo logic giả định do tác giả đặt ra cho tác phẩm, logic huyễn tưởng, logic nói ngược sáng tác dân gian, logic huyền
thoại… đều không thuộc văn học phi lý. Như vậy, văn học phi lý khác với các sáng tác kể trên ở quan niệm nghệ thuật chứ hoàn tồn khơng phải ở thủ pháp nghệ thuật.
Người đầu tiên ít nhiều có đề cập đến cái phi lý trong văn học phải kể đến là Fedor Dostoievski 1821 - 1881. Dostoievski có đầy đủ điều kiện để nảy sinh ra cái phi lý, đó là
những hồn cảnh mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm mà hầu hết các tác phẩm của ông đều quan tâm ở những mức độ khác nhau.
Trong tác phẩm của mình, Dostoievski đã xây dựng một loại nhân vật rất hợp với thị hiếu của người hiện sinh chủ nghĩa sau này những nhà viết Kịch phi lý chịu ảnh hưởng rất
sâu sắc từ chủ nghĩa Hiện Sinh. Đó là loại nhân vật muốn tỏ ra độc đáo bằng cách nói những điều nghịch lý, đi sâu vào
những khúc khuỷu tối tăm của đời sống cá nhân. Loại nhân vật này của Dostoievski ưa đả kích những cái đã thành nề nếp, những cái thiên kinh địa nghĩa
và ưa đề cao sở thích cá nhân [55, tr.238]. Dostoievski chỉ cảnh báo về những điều phi lý thông qua phát biểu của nhân vật chứ
ông không chú ý khai thác đề tài về cái phi lý. Công việc này sẽ được các nhà viết Kịch phi
lý sau này đảm nhiệm. Nhân vật Ivan Karamazov trong tác phẩm Anh em nhà Karamazov
cho rằng: Thế giới được dựa trên những điều phi lý, và không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu
khơng có những điều phi lý đó [55, tr.27]. Đặc biệt, nhân vật của Dostoievski ln phản ứng với lý trí và đề cao cái sống theo bản
tính tự nhiên của cá nhân, nhân vật trong Bút ký viết dưới hầm nói rằng:
Lý trí là một cái rất hay, không ai phủ nhận hết, nhưng lý trí là lý trí nên nó chỉ thỏa mãn cái quan năng lý luận của con người mà thôi, trong khi cái dục vọng
mới là cái biểu lộ toàn diện cuộc đời, nghĩa là cuộc đời con người tồn vẹn, kể cả lý trí lẫn những thúc giục của bản năng.
Lý trí chỉ biết những gì nó học được trong khi bản tính của con người hành động với tất cả sức nặng của nó, với tất cả những gì có trong nó, vơ tình hay cố ý; đơi
khi nó có làm bậy nhưng nó sống [55, tr.238-239]. Đó là kiểu nhân vật thiên về đam mê như Đmitri, nhân vật thiên về cảm giác như
Muskin… Nhân vật của Dostoievski ưa nói cái xấu, cái ác của bản thân nó. Đơi khi, cố ý đào sâu tâm lí cá nhân trong lúc cùng đường bí lối, chúng đâm ra ăn chơi liều lĩnh và tự mô
tả trong thế giằng co dữ dội giữa đạo đức và hành vi xấu xa tội ác của bản thân. Đó là kiểu
nhân vật trong Bút ký viết dưới hầm, Tội ác và trừng phạt…
Sau Dostoievski, Kafka 1883-1924 cũng quan tâm đến cái phi lý. Tác phẩm của ông
viết về thân phận con người theo phương pháp huyền thoại như Vụ án, Lâu đài … Từ chủ
đề trọng tâm là thân phận con người, Kafka đã đề cập đến cái phi lý và thể hiện thân phận con người trong thế giới vốn chứa đựng sự phi lý.
Trong triết học, A.Camus triết luận về cái phi lý thì trong văn học, nhất là ở Kịch phi lý, các tác giả Kịch phi lý đã vẽ nên chân dung của cái phi lý trên sân khấu, họ đưa cái phi
lý lên sàn diễn.
1.3. Kịch và Kịch phi lý – từ cái nhìn lịch sử 1.3.1. Kịch

Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

×