1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Khoa học xã hội >

Về quan niệm nghệ thuật của Kim Lân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 137 trang )


2.3. Mỗi một nội dung tự sự như vậy có thể xem là một tìm tòi thể nghiệm tâm đắc của Kim Lân trong cách tiếp cận hiện thực đời sống cũng như cách thể hiện
sự cảm nhận, suy ngẫm đánh giá của nhà văn. Khi kể những chuyện về đời sống sinh họat văn hóa làng quê với những thú chơi “phong lưu đồng ruộng” của
người nông dân, Kim Lân đã đi sâu vào số phận, cốt cách, tâm trạng của họ ở một góc độ tiếp cận trực diện. Đó cũng chính là góc tiếp cận hiện thực mới mẻ và
sở trường của riêng ông. Kim Lân mở ra một thế giới khác - một thế giới thứ hai riêng thuộc về con người văn hóa ở làng quê Việt Nam. Đó là những con người
nghèo khó, khốn cùng mang mệnh danh “đầu thừa đi thẹo” nhưng lại trong sáng, tài hoa, phong lưu, bặt thiệp…, đặc biệt là dù trong mọi hoàn cảnh, họ vẫn
sống có đạo lý, vẫn lạc quan, yêu đời hướng về một tương lai tươi sáng hơn. Và đây cũng là một hướng đi đầy triển vọng cho VXNT hiện đại.
Hướng về con người văn hóa ở làng quê Bắc bộ, Kim Lân tập trung viết về những con người thượng võ, những nghệ sĩ làng quê và những con người
“đầu thừa đuôi thẹo” tạo nên một thế giới rất riêng. Nhân vật của ơng vì thế mà thường mang vẻ đẹp truyền thống, đồng thời cũng ẩn chứa một sức sống riêng
của con người hiện đại. Trang văn của ơng vừa thanh thản, trang trọng bình dị trong những câu chuyện đấu vật, những sinh hoạt văn hóa với những thú chơi
“phong lưu đồng ruộng”, lại vừa phảng phất một nỗi buồn man mác, hay niềm suy tư nhẹ nhàng sâu kín về số phận con người. Nhiều trang văn của Kim Lân đã
chắt chiu những nét đẹp hồn hậu của tâm hồn Việt, cốt cách Việt…, phản ánh những nét đẹp của văn hóa làng Việt. Và như thế cũng đủ thấy Kim Lân - nhà
văn hiện đại - có một tâm hồn “thuần hậu nguyên thủy” với nơng thơn làng Việt
đến dường nào. Có thể nói Kim Lân - một nhà văn phong tục - Người lưu giữ hồi niệm của văn hóa Việt, tâm hồn Việt.

3. Về phương thức tự sự trong VXNT của Kim Lân


3.1. Phương thức tự sự trong VXNT của Kim Lân chủ yếu là tự sự mang tính tự truyện, đặc biệt là sự kết hợp hình thức trần thuật chủ quan với hình thức trần
thuật khách quan, lấy trung tâm chú ý của sáng tạo nghệ thuật là xây dựng nhân
vật, sự hòa phối kỹ thuật trong việc xây dựng tình huống và cốt truyện; ngơn ngữ và giọng điệu thuần hậu, chân tình.
3.2. Là nhà văn vốn là “con đẻ của đồng ruộng”, ngòi bút của Kim Lân ln hướng tới sự gắn bó với cái CHÂN - THIỆN - MỸ của cuộc sống nông thôn
đồng bằng Bắc bộ. Truyện của ông đầy ắp những chi tiết đời tư - thế sự. Với lối trần thuật linh hoạt, có duyên.
3.3. Phong cách VXNT Kim Lân còn tập trung ở những thủ pháp xây dựng nhân vật. Nhà văn đặt con người vào mội trường sống bình thường, miêu tả cụ thể, sắc
sảo, rõ nét về cả ngoại hình, tên gọi lẫn nội tâm nhân vật. Đặc biệt là ông xây dựng nhân vật mang tính tự truyện, chú trọng đi sâu vào tâm lý nhân vật và xem
đó như là một lợi thế để ơng tự bộc lộ với mình những cảm xúc, những suy nghĩ. Kim Lân đã tạo cho nhân vật của mình một vẻ đẹp tương đối hài hòa giữa nội
dung và hình thức. Đây có thể xem là một đóng góp vào thể tài truyện ngắn nói riêng và nền văn xi đương đại nói chung những hình tượng nhân vật đặc sắc,
vừa nối tiếp truyền thống văn xuôi của những giai đọan trước, vừa góp phần vào sự đổi mới nghệ thuật cho VXNT hiện đại Việt Nam.
3.4. Trong khi xem con người là đối tượng và đi vào bề sâu tâm lý, vào các số phận cá nhân mà khám phá Kim Lân đã tạo được các dạng tình huống khác nhau
giàu tính nghệ thuật và đậm bản sắc riêng. Kim Lân là một cây bút tài hoa tinh tế. Văn của ơng rất giàu hình ảnh.
Ngơn ngữ trong sáng tác Kim Lân rất giàu tính biểu cảm đặc sắc. Kim Lân là nhà văn nông thôn, nhân vật trong sáng tác của ông là những người nông dân nên
ngôn ngữ trong lời thoại của ông thường mang đậm tính khẩu ngữ. Đặc biệt là ngơn ngữ văn xuôi của ông là ngôn ngữ của những người bình dân được sử dụng
một cách nghệ thuật mang vẻ đẹp của sự giản dị tự nhiên. Nhìn chung cuộc sống và con người ở nông thôn làng quê Bắc bộ, dưới ngòi bút của Kim Lân, dù chỉ
với những nét chấm phá cũng rất gây ấn tượng. Bên cạnh giọng điệu trữ tình truyền thống là một giọng điệu thủ thỉ, chậm rãi; nhẹ nhàng, sâu lắng; đôn hậu,

Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

×