1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Khoa học xã hội >

Giới thiệu nhà văn Nguyễn Ngọc Tư 1. Tiểu sử tác giả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 157 trang )


Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGUYỄN NGỌC TƯ VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC


1.1. Giới thiệu nhà văn Nguyễn Ngọc Tư 1.1.1. Tiểu sử tác giả
Tác giả Nguyễn Ngọc Tư tên thật là Nguyễn Ngọc Tư, sinh năm 1976, quê quán ở xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Hiện chị sống và làm việc
tại TP Cà Mau. Nguyễn Ngọc Tư cũng là Hội viên Hội Nhà Văn trẻ tuổi nhất hiện nay. Chị từng đạt giải nhất cuộc thi Văn học tuổi 20 lần thứ 2 của Nhà xuất bản
Trẻ, Hội nhà văn TP HCM, báo Tuổi Trẻ tổ chức năm 2000 với tập truyện Ngọn đèn không tắt và Giải thưởng Văn học của Hội nhà văn Việt Nam năm 2001 cũng
với tập truyện này. Tập sách này đã được chọn in lại trong Tủ sách Vàng của
NXB Kim Đồng năm 2003. Nguyễn Ngọc Tư cũng đạt Giải 3 cuộc thi sáng tác
truyện ngắn 2003-2004 của báo Văn nghệ với truyện ngắn Đau gì như thể....
Năm năm qua, chị tiếp tục gây ngạc nhiên và đem lại nhiều thiện cảm cho bạn đọc bằng giọng văn tưng tửng mà tình cảm của mình. Chị cũng là tác giả trẻ nhất có tên
trong tuyển tập truyện ngắn Việt Nam được dịch và in ở Mỹ, do đó chị đã vinh dự
được chọn lên hình chương trình “Người đương thời” năm 2005. Hiện tại nhiều
truyện ngắn của chị được dịch ra tiếng Nhật, tiếng Anh để giới thiệu với độc giả ở nước ngoài.
Vốn là một học sinh giỏi văn của trường Phan Ngọc Hiển, nhưng Nguyễn Ngọc Tư chưa bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành một nhà văn. Những năm tháng sống
cùng với ông ngoại, sớm lao vào công cuộc mưu sinh làm văn thư cho tạp chí Bán đảo Cà Mau có lẽ là một trong những duyên cớ khiến Nguyễn Ngọc Tư bước chân
vào lĩnh vực viết văn. “Đổi thay” là truyện ngắn đầu tay của nhà văn Nguyễn Ngọc
Tư, được đăng trên tạp chí Văn nghệ Cà Mau. Nhưng chị thật sự được độc giả cả nước biết đến khi đoạt giải I cuộc thi “Văn học tuổi 20 lần thứ 2” của Hội Nhà văn
TP.HCM với tập truyện ngắn “Ngọn đèn khơng tắt” 2000. Cũng từ đó nhiều tập
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
truyện của chị liên tục được độc giả trong và ngồi nước ủng hộ như: Nước chảy mây trơi 2004, Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 2005, Giao thừa đoạt một giải
thưởng của Hội Văn học-Nghệ thuật Việt Nam. Và đến tập truyện “Cánh đồng bất tận” 2005 thì có thể nói Nguyễn Ngọc Tư đã thật sự khẳng định được tên tuổi
và tài năng của mình trên văn đàn của Việt Nam. Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Tư cũng xuất sắc trong mảng tạp văn khi cho
ra đời ngay sau tập truyện “Cánh đồng bất tận” một cuốn tạp văn “nặng ký” đầu tiên có tên là “Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư” 2005 tập họp những bài viết của chị đã
đăng trên tạp chí “Thời báo kinh tế Sài Gòn”. Và năm 2007 vừa qua, chị lại cho ra
đời một tập tạp văn mới “Ngày mai của những ngày mai” được độc giả và giới
phê bình đánh giá tốt. Có thể nói, chị là một trong những nhà văn trẻ viết khỏe và viết đều khi
chỉ trong vòng ba năm đã cho ra đời bốn tập truyện ngắn khơng kể tạp văn. Điều đó chứng tỏ chị là một nhà văn miệt mài lao động, miệt mài sống và tích lũy vốn
sống để ni dưỡng cảm hứng và năng lực sáng tác, chứ không chỉ nhờ vào năng khiếu thiên bẩm. Qua chặng đường bảy năm cầm bút, tung hoành trên cả hai thể
loại truyện ngắn và tạp văn, Nguyễn Ngọc Tư đã phần nào khẳng định được vị trí của mình trong đội ngũ những người sáng tác trẻ của cả nước, đã xác lập được một
phong cách sáng tác riêng biệt mang dấu ấn “Nguyễn Ngọc Tư”-một văn phong rặt chất Nam Bộ hiền hòa, hào sảng vang bóng một thời nhưng vẫn hồn hậu nồng nàn
đến tận ngày nay.

1.1.2. Quan niệm sáng tác


Nguyễn Ngọc Tư có một quan niệm nhẹ nhàng nhưng khơng hề cẩu thả về nghề văn của mình. Trả lời phỏng vấn trên báo Tuổi Trẻ ngày 4122005 chị thổ lộ:
“…Còn sáng tác thì cứ lúc nào thấy xúc động, đủ cảm xúc, có suy nghĩ về cái mình đã trải qua, có nhu cầu phải viết, nếu khơng viết chắc… tự tử mất thì Tư viết thơi.”
Viết văn đối với chị như là một nhu cầu bức bách, như đói ăn khát uống, nhưng nói
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
như vậy khơng có nghĩa là chị cẩu thả với cảm xúc và dễ dãi với nghề nghiệp. Trả lời phỏng vấn trên báo Tiền Phong ngày 31012006, Nguyễn Ngọc Tư hồn nhiên tự
nhận: “Tôi là một cây bút nghĩ thế nào, viết thế ấy, nghĩ sao viết vậy”. Như vậy, có lẽ thời điểm này Nguyễn Ngọc Tư chưa định hình một thái độ chuyên nghiệp với
nghề, phần nhiều chị vẫn còn tựa vào cảm xúc là chính để sáng tác. Đến giai đoạn sau này, Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu “phát ngôn” về nghề cũng như sáng tác với một
thái độ “chuyên nghiệp” hơn rất nhiều khi chị ý thức viết văn là “một lựa chọn khó,
đầy nhọc nhằn, nặng nề, dằn vặt” “Tiền Phong”, 21012006. Nguyễn Ngọc Tư
không cường điệu sứ mệnh văn chương như một sự cứu rỗi hay giải thoát, nhưng chị cũng khơng coi đó là một cuộc dạo chơi. Có thể những điều chị viết ra mộc mạc
và nhẹ nhàng, nhưng để hồi thai ra nó thì người viết cũng phải lao tâm khổ tứ cho đến khi kí thác được vào trang viết.
Cuộc sống viết văn của Nguyễn Ngọc Tư trước lúc xảy ra sự kiện “Cánh đồng bất tận” có thể nói là khá êm đềm và xi chiều. Chị sáng tác theo kiểu “đi
chậm, dò dẫm để khẳng định phong cách”. Chính vì thế nhiều khi người ta cảm thấy chị quá quen thuộc, những câu chuyện của chị na ná nhau, vẫn hay nhưng đã
bắt đầu nhàn nhạt. Âu đó cũng là một áp lực, bởi một nhà văn trẻ khi mới vào nghề thường chịu áp lực là phải định hình cho mình một phong cách sáng tác riêng biệt,
nhưng đến khi xây dựng được một cái gì đó ổn định thì người đọc lại thấy nó khơng còn mới mẻ nữa.
Nguyễn Ngọc Tư khơng hay có những tun ngơn to tát trong nghệ thuật, với những lời lẽ khiêm nhường chị tiết lộ quan điểm của mình trong việc lựa đề tài
sáng tác như sau: “Tư chọn viết những gì mà người đi trước khơng viết thơi. Với những gì người đi trước viết rồi, nếu mình đi lại con đường ấy, hoặc mình phải
tránh qua một bên, hoặc là mình phải vượt trội hơn. Nhưng vượt trội thì khó q, ví dụ như để vượt qua Vũ Trọng Phụng thì thơi…đi, Tư khơng tự làm khó mình mà
chọn cái mình làm được.”. Chúng tơi nghĩ “Cánh đồng bất tận” là một trường hợp
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
như thế. Tâm tư của những người nông dân, những vấn đề bức bách của nông thơn Nam Bộ hiện nay chính là những đề tài nóng hổi mà chúng ta có thể nhìn thấy qua
lăng kính truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Nhân vật trong truyện ngắn của chị đa phần là nông dân, nhiều nhân vật đạt
tới mức điển hình tiêu biểu như trong truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”, nhưng
chị vẫn khẳng định những nhân vật của mình khơng hề có ngun mẫu ngồi đời, phần lớn chị dùng sự quan sát và óc tưởng tượng của mình để sáng tạo nên nhân
vật. Và trong khi viết, chị cũng không nghĩ tới cái gọi là “trường hợp sáng tác” hay tác phẩm của mình nhất thiết phải chuyển tải một nội dung tư tưởng nào to tát cả.
Chị dành sự suy nghĩ và xét đốn cho độc giả, do đó truyện ngắn của chị mang tính gợi mở và chia sẻ nhiều hơn là kêu gọi và áp đặt.
Nhiều người cho rằng giọng văn của Nguyễn Ngọc Tư còn quá nhẹ nhàng và yếu ớt, đôi khi tới mức nhẫn nhịn và cam chịu khi đề cập đến những vấn đề nóng
bỏng của xã hội. Để trả lời cho sự lo ngại này, chị khẳng khái bày tỏ:“Tơi khơng quan tâm văn mình yếu hay mạnh, chỉ nghĩ, những trang viết này có làm mình xấu
hổ khơng, có đi vào lòng người khơng, có khiến người ta nhớ không?”. Thành thật với cảm xúc của mình, theo chị đó chính là cầu nối diệu kì nhất để đến với trái tim
độc giả, bởi chính họ là người thẩm định một cách công bằng nhất những điều mà nhà văn viết ra.
Nguyễn Ngọc Tư cũng khá dè dặt và thận trọng khi tuyên bố mình khơng cố cơng tìm hiểu và có chủ ý viết lách chiều theo thị hiếu của độc giả, bởi chị khơng tự
tin là mình hiểu đúng độc giả muốn đọc cái gì nên tốt nhất là “đường ai nấy đi, nếu gặp nhau là tốt”. Chị cũng rất trân trọng những ý kiến đóng góp của các nhà phê
bình, tuy nhiên chị cũng cảnh báo có rất nhiều sự suy diễn từ các nhà phê bình khi họ rút ra những chân lý mà chị chưa bao giờ nghĩ đến khi cầm bút. Nhìn chung,
Nguyễn Ngọc Tư cố giữ cho mình một thái độ khách quan tương đối, một khoảng
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
cách nhất định với thị hiếu của độc giả và sự đánh giá của các nhà phê bình để bảo vệ cho cơng việc sáng tác của mình.
Tóm lại, Nguyễn Ngọc Tư có một quan điểm khá hồn nhiên và nhẹ nhàng về nghề nghiệp. Tuy vẫn nhận ra sự chuyên biệt của nghề viết so với những nghề
nghiệp khác, nhưng khơng vì thế mà chị sùng bái văn chương như cái gì cao cả hơn cuộc sống. Chính vì thế mà truyện ngắn của Tư thấm đẫm sự hồn nhiên, chất phác.
Nhưng nếu chỉ có hồn nhiên thì Nguyễn Ngọc Tư đã không đứng vững cho đến bây giờ. Ở chị sự hồn nhiên vơ tư khơng có dây mơ rễ má với sự lạnh lùng, vô tâm. Văn
chương Nguyễn Ngọc Tư đau đáu ân tình và đầy trách nhiệm, trách nhiệm của công dân với xã hội, trách nhiệm của đứa con với quê hương, trách nhiệm với gia đình,
với những người xa lạ mà thân quen với mình, nhưng chỉ có điều chúng được cất lên bởi một giọng hồn nhiên, tưng tửng, nhẹ nhõm như khơng có gì, nhưng thật ra
đằng sau nó là cả một sự nghèn nghẹn và chua xót khơng thể thốt nên lời.
1.2. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư 1.2.1. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

×