Tóm lại ngân hàng phải lựa chọn việc áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay nào đối với từng đối tượng khách hàng vay vốn sao cho thích hợp nhất và
đảm bảo an tồn nhất. Ngân hàng phải tìm hiểu kĩ lưỡng ưu, nhược điểm khi áp dụng từng phương pháp để đưa ra quyết định đúng đắn nhất, như vậy mới
có thể phát huy tác dụng của bảo đảm tiền vay.
1.3. Chất lượng bảo đảm tiền vay và các nhân tố ảnh hưởng
1.3.1. Chất lượng bảo đảm tiền vay
Ngân hàng thương mại cũng là một doanh nghiệp kinh doanh nên cũng mong muốn có được hiệu quả cao trong bất kì hoạt động nào của mình, đặc
biệt là hoạt động tín dụng. Chất lượng tín dụng nói chung thể hiện tập trung ở sự thoả mãn yêu cầu hợp lý của khách hàng có sự chọn lựa. Đồng thời thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội theo đường lối đổi mới của đất nước và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của một ngân hàng thương mại. Và chất lượng hoạt
động bảo đảm tiền vay cũng không nằm ngồi mục tiêu đó. Chất lượng của bảo đảm tiền vay không chỉ phản ánh về tài sản đảm
bảo mà nó còn phải thể hiện ở thành quả thu được khi các khoản cho vay được bảo đảm bằng các hình thức thích hợp.
Như vậy, chất lượng bảo đảm tiền vay chính là thước đo phản ánh những tài sản mà ngân hàng chấp nhận làm đảm bảo cho món vay của khách
hàng có khả năng thực hiện đúng chức năng là nguồn thu nợ thứ hai cho ngân hàng hay khơng, có giúp ngân hàng bảo tồn vốn khi rủi ro xảy ra hay không.
Rõ ràng là hoạt động bảo đảm tiền vay có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của một ngân hàng thương mại. Nếu thực hiện khơng tốt rất có thể sẽ là
nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ vay, dẫn đến khả năng mất vốn, với mức độ lớn có thể làm giảm uy tín của ngân hàng gây tâm
lý rút tiền hàng loạt,ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh tốn và có thể dẫn đến phá sản. Chính vì vậy đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng
nâng cao chất lượng hoạt động bảo đảm tiền vay của mình. Lª Kim Chi – Líp TCDN 44C
16
1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng bảo đảm tiền vay
1.3.2.1. Các chỉ tiêu định lượng 1.3.2.1.1. Mức độ bảo đảm của tài sản
Đây là chỉ tiêu cho biết mức độ bù đắp vốn của một tài sản đảm bảo trong trường hợp khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình.
Cơng thức: H =
Giá trị của khoản vay Giá trị của tài sản đảm bảo
Khi sử dụng chỉ tiêu này thì phải dự báo được khả năng biến động giá trị của tài sản trong thời gian cho vay vì giá trị này có thể thay đổi theo thời
gian do nhiều yếu tố. Đồng thời cũng phải dự báo được những chi phí cho việc bán tài sản đảm bảo.
1.3.2.1.2. Chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ Cơng thức:
Tỷ lệ dư nợ có tài sản =
Dư nợ có tài sản đảm bảo 100
Tổng dư nợ Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu phần trăm dư nợ của tổ chức tín dụng
được đảm bảo bằng tài sản. Nói chung, tỷ lệ này càng cao thì chất lượng bảo đảm tiền vay càng tốt. Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét về chất lượng tài sản
đảm bảo. Ngoài ra, đối với một số khách hàng, yêu cầu về tài sản bảo đảm đối với họ là rất khó khăn cho nên chỉ tiêu này cao cũng chưa có nghĩa là việc cho
vay của ngân hàng là tốt. 1.3.2.1.3. Chỉ tiêu tỷ lệ cho vay tín chấp trên dư nợ cho vay có tài sản
đảm bảo Cơng thức:
Tỷ lệ cho vay tín chấp trên =
Dư nợ cho vay tín chấp 100
Dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo
Chỉ tiêu này cho thấy tỷ trọng giữa cho vay tín chấp và cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Chỉ tiêu này sẽ phản ánh rõ hơn về chính sách cho vay của
Lª Kim Chi – Líp TCDN 44C
17
một ngân hàng, cho thấy ngân hàng đó có chấp nhận việc cho vay khơng có tài sản đảm bảo nhiều hay khơng.
1.3.2.1.4. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến nợ quá hạn Đây là nhóm chỉ tiêu xem xét về độ an tồn của những khỏan vay có
bảo đảm hay chất lượng của các khỏan vay có bảo đảm bằng tài sản. Chỉ tiêu tổng thể:
Dư nợ quá hạn có đảm bảo bằng tài sản Tổng dư nợ quá hạn
Chỉ tiêu này cho thấy độ an toàn của các khỏan vay có bảo đảm bằng tài sản so với độ an toàn chung của ngân hàng.
Chỉ tiêu nợ quá hạn đối với hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản: Dư nợ quá hạn cho vay có bảo đảm bằng tài sản
Tổng dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản Nếu như tỷ lệ này cao chứng tỏ chất lượng bảo đảm tiền vay bằng tài
sản là kém và ngược lại. Tỷ lệ này chỉ nên duy trì dưới mức 3 là có thể chấp nhận được.
1.3.2.2. Các chỉ tiêu định tính Ngồi một số chỉ tiêu mang tính định lượng thì chất lượng bảo đảm tiền
vay còn được thể hiện qua những tiêu thức khơng thể lượng hóa được nhưng cũng rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn. Ở đây chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu
chủ yếu: Chỉ tiêu về hao mòn vơ hình của tài sản thế chấp: Tài sản thế chấp
thường là những máy móc, dây chuyền cơng nghệ...có tính chất cơng nghệ cao và thường bị hao mòn vơ hình nhiều, khó dự đốn. Nó có thể làm cho giá
trị của tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay giảm đi rất nhiều so với khi được định giá ban đầu và làm cho ngân hàng bị thiệt thòi khi sử dụng tài sản là
nguồn thu nợ thứ hai. Độ chính xác của các giấy tờ liên quan đến tài sản: độ chính xác, rõ
ràng và tính hợp pháp của các giấy tờ chứng nhận sở hữu hay quyền sở hữu
Lª Kim Chi – Líp TCDN 44C
18
hợp pháp đối với tài sản sẽ ảnh hưởng đến việc xử lý tài sản đảm bảo có được dễ dàng khơng. Do chất lượng bảo đảm tiền vay phản ánh sự thu hồi các
khỏan vay của ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ, nên nếu ngân hàng không thể thanh lý tài sản đảm bảo thì khơng thể coi là có được chất
lượng bảo đảm tiền vay cao. Chỉ tiêu về khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay của khách hàng trên
cơ sở tài sản đảm bảo: đương nhiên là ngân hàng chỉ cho vay món vay có giá trị thấp hơn giá trị tài sản đảm bảo nhưng vấn đề là thấp hơn bao nhiêu là hợp
lý. Nếu mức chênh lệch về giá trị này quá lớn thì khách hàng sẽ bị thiệt thòi và sẽ khơng muốn vay vốn tại ngân hàng, còn nếu ngân hàng cho vay món
vay gần với giá trị tài sản đảm bảo thì ngân hàng sẽ khó đảm bảo được chất lượng bảo đảm tiền vay.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo đảm tiền vay