1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

Bản chất của Tài chính doanh nghiệp: Chức năng của TCDN:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.76 KB, 91 trang )


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1 KHÁI NIỆM VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. 1.1.1 Khái niệm về Tài chính doanh nghiệp:

1.1.1.1 Bản chất của Tài chính doanh nghiệp:


Tài chính doanh nghiệp TCDN là các quỹ bằng tiền của doanh nghiệp. Hình thái vật chất của các quỹ bằng tiền này có thể là nhà cửa, máy móc, thiết bị,
nguyên vật liệu, vốn bằng tiền và các loại chứng từ có giá… Bên cạnh đó, TCDN còn là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các
quỹ bằng tiền của doanh nghiệp để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh.
Quan hệ thuộc TCDN là các mối quan hệ nhiều chiều, cụ thể bao gồm: - Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Mối quan hệ này thể hiện nghĩa
vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước thông qua việc nộp thuế theo luật định, và ngược lại Nhà nước cũng có những hổ trợ về tài chính cho doanh nghiệp.
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường: Kinh tế thị trường có đặc trưng cơ bản là các mối quan hệ kinh tế đều được thực hiện thơng qua thị trường: thị
trường hàng hóa tư liệu sản xuất, thị trường lao động, thị trường hàng hóa tiêu dùng, thị trường tài chính… Với tư cách là tổ chức kinh doanh, hoạt động của doanh
nghiệp gắn liền với hoạt động của thị trường. Trong mối quan hệ này, doanh nghiệp vừa với tư cách là người mua các yếu tố sản xuất kinh doanh, người bán các sản
phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra đồng thời vừa là người tham gia huy động và mua bán các nguồn lực tài chính nhàn rỗi của xã hội.
- Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp: đây là những quan hệ giữa các đơn vị trực thuộc trong một doanh nghiệp, quan hệ với tổng công ty, quan hệ với
người lao động trong doanh nghiệp, quan hệ với cổ đông của doanh nghiệp… thông qua những nghiệp vụ như mua bán hàng, thanh toán giữa các đơn vị nội bộ, tạm
ứng, trả lương, trợ cấp, chi trả tiền lãi…

1.1.1.2 Chức năng của TCDN:


TCDN có hai chức năng chủ yếu sau đây:
1 Tạo vốn bảo đảm thỏa mãn nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh
nghiệp đều phải có vốn. Việc tính tốn nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn và tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả là chức năng của TCDN
2 Phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp. Thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp được phân phối nhằm trang trải chi phí bỏ ra, thực hiện nghĩa vụ đối
với Nhà nước, bảo đảm quá trình tái sản xuất kinh doanh, thực hiện nguồn lợi kinh doanh của chủ sở hữu doanh nghiệp. Đây là chức năng quan trọng của TCDN.
Làm tốt hai chức năng này, TCDN có vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.1.3 Vị trí của TCDN


Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

×