Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.12 KB, 66 trang )
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD:HUỲNH PHƯƠNG ĐÔNG
Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định nguồn để trả là lợi nhuận gộp
sau khi đã trừ đi chi phí quản lý kinh doanh và chi phí bán hàng. Công thức xác
định:
LNTT + Lãi vay
Khả năng thanh toán vay =
Lãi vay
So sánh giữa nguồn để trả lãi với lãi vay phải trả sẽ cho ta biết doanh nghiệp đã
sẵn sàng trả tiền đã vay tới mức độ nào.
Hệ số này dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn vay để
đảm bảo trã lãi cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho ta biết được
số vốn đi vay đã được sử dụng tới mức độ nào, đem lại khoản lợi nhuận bao nhiêu
có đủ để bù đắp lãi vay phải trả hay không.
Hệ số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, lợi nhuận tạo ra
được sử dụng để trả lãi nợ vay và một phần tích luỹ cho doanh nghiệp. Ngược lại
hệ số này nhỏ hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn vay không có
hiệu quả.
Đối với những doanh nghiệp hoạt động chủ yếu bằng nợ vay thì việc phân tích
này còn có ý nghĩa đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nguồn dùng để
trả lãi chính là lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó đánh giá khả năng thanh toán lãi
vay được xem như là đánh giá khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
I.6. Các nhân tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
I.6.1. Nhân tố chủ quan
I.6.1.1 Cơ cấu tổ chức quản lý
Cơ cấu tổ chức quản lý là một hệ thống các mối quan hệ về quyền lực, trách
nhiệm nó bao gồm những công việc riêng rẽ cũng như công việc chung trong một
tổ chức. Một doanh nghiệp với cơ cấu tổ chức khoa học sẽ có tác dụng phát huy
được hết năng lực sở trường của mỗi cá nhân và mỗi bộ phận trong doanh nghiệp.
Ngược lại, khi cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp không khoa học, không mang
tính hệ thống thì có thể gây ra tình trạng lãng phí tài nguyên, nhân lực, đánh mất cơ
hội và dẫn đến là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị suy yếu.
I.6.1.2 Trình độ sản xuất
Trình độ sản xuất bao gồm cả nguồn lao động, tổ chức sản xuất, máy móc
thiết bị …..
+ Đối với nguồn lao động: Số lượng và chất lượng lao động là một trong
những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và đóng vai trò quyết định năng lực sản
xuất của doanh nghiệp. Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp
thì phải đảm bảo có được một đội ngũ lao động hợp lý về cơ cấu và có trình độ tay
nghề cao.
SVTH:Nguyễn Minh Tuấn lớp 33k06.2
Trang 17
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD:HUỲNH PHƯƠNG ĐÔNG
+ Đối với tổ chức sản xuất : Tổ chức sản xuất là các biện pháp, các phương
pháp, các thủ thuật để duy trì mối liên hệ và phân phối hoạt động của các bộ phận
sản xuất theo thời gian một cách hợp lý. Một doanh nghiệp với một tổ chức sản
xuất hợp lý thì sẽ rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm, góp phần tăng năng suất
lao động, năng suất máy móc…. Và như vậy thì hiệu quả của doanh nghiệp sẽ được
tăng cao.
+ Đối với máy móc thiết bị : Nếu có một hệ thống máy móc, dây chuyền sản
xuất hiện đại kết hợp với hai yếu tố nguồn lao động và tổ chức sản xuất đã nói ở
trên thì hiêu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ được nâng cao rất nhiều.
I.6.1.3 Chiến lược công ty
Để tăng doanh thu bán hàng thì mỗi doanh nghiệp phải quan tâm đến các
chính sách như: Chính sách tiêu thụ , chính sách sản xuất, chính sách tài chính. Tuy
nhiên, mỗi chính sách đều cần phải có một khoản chi phí nhất định. Vì vậy, các
doanh nghiệp cần phải cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và lợi ích đạt được từ đó tìm mọi
biện pháp hữu hiệu nhất nhằm làm giảm chi phí đến mức có thể mà vẫn tăng lượng
hàng tiêu thụ, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
I.6.1.4 Nguồn tài chính
Trong bất kỳ nền kinh tế nào thì điều kiện tiền để doanh nghiệp hoạt động là
phải có một số vốn nhất định. Doanh nghiệp cần có vốn để đầu tư máy móc thiết bị,
nhà xưởng, thuê nhân công… Như vậy một doanh nghiệp với nguồn tài chính mạnh
thì sẽ gặp ít rủi ro hơn trong hoạt động của mình và có thể trong những điều kiện
nhất định thì sẽ hoạt động có hiệu quả hơn một doanh nghiệp có nguồn tài chính
yếu.
I.6.2 Nhân tố khách quan
I.6.2.1 Nhà cung cấp
Trong hoạt động của mình thì mỗi doanh nghiệp đều phải có một số nhà
cung cấp nhất định, như nhà cung cấp nguyên vật liệu, điện, nước, vận tải…. Vì
vậy các doanh nghiệp muốn duy trì hoạt động của mình được ổn định thì phải duy
trì hoạt động của mình được ổn định thì phải duy trì mối quan hệ tốt với các nhà
cung cấp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải lựa chọn các nhà cung cấp sao cho có
thể cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhất.
I.6.2.2 Đối thủ cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là một
điều tất yếu. Và cạnh tranh là một điều không mấy dễ chịu đối với hầu hết các
doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp muốn hoạt động thành công trên thị trường
thì ngoài việc có những chiến lược kinh doanh sao cho các đối thủ cạnh tranh khó
có thể sao chép, doanh nghiệp còn phải hiểu kỹ về các đối thủ cạnh tranh, nếu
không đây sẽ là một nguy cơ thực sự đối với doanh nghiệp.
I.6.2.3 Khách hàng
Khách hàng là người tiêu thụ sản phẩm và dich vụ của doanh nghiêp. Khách
hàng là nhân tố quyết định đầu ra của sản phẩm. Như vậy, khách hàng và nhu cầu
của họ nhìn chung có ảnh hưởng hết sức quan trọng đến các hoạt động về hoạch
SVTH:Nguyễn Minh Tuấn lớp 33k06.2
Trang 18
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD:HUỲNH PHƯƠNG ĐÔNG
định chiến lược và sách lược kinh doanh của công ty. Để tồn tại và phát triển thì
mọi doanh nghiệp cần phải tìm hiểu rõ và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
I.6.2.4 Các nhân tố khác
Các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội đều có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế bao gồm: tỉ lệ lạm phát, GDP, lãi
suất cho vay…; các nhân tố chính trị như: các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước; các nhân tố xã hội như: phong tục tập quán, thói quen của người tiêu
dùng, tình cảm da đình, trình độ học vấn … đều có liên quan đến hành vi mua sắm
của người tiêu dùng.
PHẦN II
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG
II.1 . khái quát chung về công ty cổ phần cao su đà nẵng
II.1.1. Quá trình hình thành,phát triển và chức năng
hoạt động của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng
II.1.1.1. Quá trình hình thành:
Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng thành lập vào ngày 4/12/1975 theo quyết định số
340/PTT của Hội Đồng Chính Phủ, với tên gọi ban đầu là Nhà Máy Cao Su Đà Nẵng thuộc
Tổng Công ty Hóa Chất Việt Nam, tiền thân là một xưởng đắp vỏ xe ô tô của quân đội . Đến
năm 1993, Nhà Máy Cao Su Đà Nẵng đổi tên thành Công Ty Cao Su Đà Nẵng theo quyết
định số 320/QĐ-NSĐT ngày 20/05/1993.
- Mã chứng khoán : DRC, Tên đầy đủ: Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng
- Tên giao dịch quốc tế: DANANG RUBBER JOINT - STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: DRC, Địa chỉ : số 1 Lê Văn Hiến, thành phố Đà Nẵng.
- Vốn điều lệ: 307.692.480.000
- Điện thoại: 0511.3847408, Fax : 0511.3836195
- Email : Danarub@dng.vnn.vn, Website : www.drc.com.vn
II.1.1.2. Quá trình phát triển
Quá trình phát triển của công ty có thể chia thành 3 giai đoạn như sau:
SVTH:Nguyễn Minh Tuấn lớp 33k06.2
Trang 19
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD:HUỲNH PHƯƠNG ĐÔNG
Giai đoạn I :Từ khi thành lập đến năm 1989:
Đây là giai đoạn phát triển theo cơ chế quản lý kinh tế bao cấp, do đó vốn xản
xuất được nhà nước cấp và thực hiện sản xuất theo kế hoạch của nhà nước, do đó hiệu
quả sản xuất không cao, năng suất lao động thấp…
Giai đoạn II:Từ năm 1989 đến 31/12/2005:
Đây là giai đoạn quản lý kinh tế theo thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Để phù
hợp với cơ chế mới, lúc này công ty thực sự quan tâm tới việc cải tiến mẫu mã, nâng
cao năng suất lao động và hiệu quả hoạt động…Bước đầu công ty còn nhiều bỡ ngỡ
nhưng với sự nhiệt tình sáng tạo của đội ngũ cán bộ, kỹ sư của Công ty đã lãnh đạo
công ty đứng vững trên thị trường, tốc độ phát triển năm sau cao hơn năm trước, sản
phẩm được thị trường chấp nhận, đời sống cán bộ công nhân viên luôn ổn định và là
doanh nghiệp được Bộ Công nghiệp đánh giá cao trong ngành cao su.
Giai đoạn III: Bắt đầu từ ngày 01/01/2006 đến nay:
Ngày 01/01/2006 công ty chuyển từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần.
Cơ cấu cổ đông của DRC tại thời điểm 04/10/2006 bao gồm 50,5% thuộc sở hữu
của Nhà nước, do Tổng Công ty hoá chất Việt Nam nắm giữ; 25,07% sở hữu thuộc
CBCNV công ty và 24,43% thuộc sở hữu của các cổ đông ngoài công ty. Hiện Công ty
cũng đang nắm giữ 30% vốn điều lệ của Công ty liên doanh Sovitcom (tương đương
716.296.330 đồng).
Hiện nay cơ cấu đã có sự thay đổi như sau: Sở hữu nhà nước 50,5% ( 7.769.925
cổ phần, sở hữu ngoài nhà nước 8,12% (1.249.398 cổ phần), sở hữu khác 41,37%
(6.365.301 cổ phần).
Quá trình tăng vốn điều lệ của công ty:
+ Vốn điều lệ năm 2006 sau khi cổ phần hóa: 49.000.000.000 đồng.
+ Tháng 08/2006: Tăng vốn điều lệ thêm 34.000.000.000 đồng bằng cách phát hành cổ
phiếu bổ sung cho cổ đông hiện hữu nâng vốn điều lệ lên 83.000.000.000 đồng.
+ Tháng 10/2006: Tăng vốn điều lệ thêm 9.475.000.000 đồng bằng cách tạm ứng cổ
tức cho cổ đông nâng vốn điều lệ lên 92.475.000.000 đồng.
+ Hiện nay vốn điều lệ công ty là: 307.692.480.000
Trong những năm gần đây, công ty được đánh giá là một trong những đơn vị hoạt
động hiệu quả nhất tại Đà Nẵng với nhiều thành tích, được chủ tịch nước khen tặng…
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG VÀI NĂM QUA
SVTH:Nguyễn Minh Tuấn lớp 33k06.2
Trang 20