1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Khoa học xã hội >

3. Nhận xét từ những nghiên cứu về vấn đề tự học: Những cơ sở khoa học của dạy học tự học: 1. Cơ sở triết học:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.02 KB, 38 trang )


tấm gương tự học bền bỉ và thành công của Người cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, tư tưởng về tự học đã được nhiều tác giả trình bày trực tiếp và gián tiếp trong các cơng trình tâm lý học, GD học,
PPDH bộ mơn. Một số cơng trình tiêu biểu là: Nguyễn Cảnh Toàn Nguyễn Cảnh Toàn 1995, luận bàn và kinh nghiệm về tự học, Trần Kiều, Nguyễn Bá Kim,
Thái Duy Tuyên, Bùi Văn Nghị,… GS.TSKH Nguyễn Cảnh Toàn là một tấm gương sáng về tự học ở nước
ta. Từ một giáo viên trung học 1947, chỉ bằng con đường tự học, tự nghiên cứu ông đã trở thành nhà tốn học nổi tiếng. Khơng chỉ nghiên cứu khoa học cơ bản,
ơng còn có nhiều cơng trình, bài viết về khoa học giáo dục, về vấn đề tự học. Ông cho rằng: “Học bao giờ cũng gắn với tự học, tự rèn luyện để biến đổi nhân cách
của mình. Người dạy giỏi là người dạy cho học sinh biết cách tự học, tự nghiên cứu, tự GD”.
Các tác giả: Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường đã khẳng định: NLTH của trò dù còn đang phát triển vẫn là nội lực quyết định sự
phát triển của bản thân người học. Thầy là ngoại lực, là tác nhân, hướng dẫn, tổ chức, đạo diễn cho trò tự học. Nói cách khác q trình tự học, tự nghiên cứu cá
nhân hóa việc học của trò phải kết hợp với việc dạy của thầy và quá trình hợp tác của bạn trong cộng đồng lớp học, tức là q trình xã hội hóa việc học.

a.3. Nhận xét từ những nghiên cứu về vấn đề tự học:


Tự học có vai trò ý nghĩa rất lớn, khơng chỉ trong GD nhà trường mà cả trong cuộc sống. Trong nhà trường bản chất của sự học là tự học, cốt lõi của dạy
học là dạy việc học, kết quả của người học tỉ lệ thuận với NLTH của người học. Ngoài việc nâng cao kết quả học tập, tự học còn tạo điều kiện hình thành
và rèn luyện khả năng hoạt động độc lập, sáng tạo của mỗi người, trên cơ sở đó tạo điều kiện và cơ hội học tập suốt đời.
Tự học là nhu cầu, một năng lực cần có của mọi người trong thời đại ngày nay, do đó mục tiêu quan trọng nhất của nhà trường không phải trang bị cho
người học tri thức mà là PPTH.
6
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề tự học. Tuy nhiên các cơng trình này hoặc mang tính chất tổng hợp các kết quả nghiên cứu về tự học
hoặc nêu định hướng chung. Chưa có cơng trình nào nghiên cứu tỉ mỉ về vấn đề phát triển NLTH thông qua việc tự tổng kết chương học. Nhất là đưa ra quy trình
ơn tập cụ thể cho mỗi chương học.
b. Những cơ sở khoa học của dạy học tự học: b.1. Cơ sở triết học:
Theo triết học duy vật biện chứng, mâu thuẫn là động lực thúc đẩy quá trình
phát triển. Mâu thuẫn trong học tập nảy sinh giữa yêu cầu nhận thức với tri thức, kỹ năng còn hạn chế của người học.
b.2. Cơ sở tâm lý: Theo các nhà tâm lý học, chỉ tư duy tích cực khi có nhu cầu hoạt động, chỉ
có kết quả cao khi chủ thể ham thích tự giác và tích cực. Thực tế cho thấy nếu học sinh chỉ học một cách thụ động được nhồi nhét kiến thức, khơng có thói quen
suy nghĩ một cách sâu sắc thì kiến thức nhanh chóng bị lãng qn. “Nhu cầu giáo dục nảy sinh theo từng giai đoạn phát triển của cá nhân. Trẻ
em thường bắt chước những gì ở người lớn mà chúng yêu thích, hấp dẫn bởi những biểu hiện bề ngồi. Học sinh trung học có nhu cầu tự giáo dục mạnh mẽ,
đã tự ý thức, khao khát những giá trị mà các em cho là hữu ích với cuộc sống”[13].
b.3. Cơ sở giáo dục học: Dạy học tự học nằm trong hệ thống giáo dục nó phù hợp với ngun tắc về
tính tích cực và tự giác. Nó khêu gợi hoạt động học tập của học sinh, hướng đích gây hứng thú cho người học.
Những kết quả nghiên cứu của GD cho thấy: sẽ đem lại kết quả GD tốt hơn nếu quá trình đào tạo được biến thành quá trình tự đào tạo, quá trình GD được
biến thành quá trình tự GD. Tạp chí Mỹ Mathematical reviews năm 1977 đã thống kê rằng hiện nay có
hơn 10 vạn bài nghiên cứu tốn học được cơng bố. Nhịp điệu tăng trưởng theo hàm số mũ, cứ 10 năm tăng lên gấp đôi. Rõ ràng là cần phải học tất cả nhưng
không thể dạy tất cả. Chỉ có biết cách học mới đáp ứng được sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật.
7
Nghị quyết TW khóa VIII đã nhấn mạnh: Cần phải phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh
niên. Luật GD nước CHXHCN Việt Nam năm 2007 trong chương 1 điều 5 cũng ghi rõ: “Phương pháp GD phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, tư duy
sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [11].

c. Quan niệm về tự học:


Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

×