1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

Chiến lược phân phối.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.6 KB, 72 trang )


khi mua món hàng mới. Chước giảm quảng cáo là những khoản chi trả hay bớt giá để thưởng cho những nhà buôn tham gia vào các chương trình quảng cáo và
hỗ trợ việc bán sản phẩm. + Đònh giá phân biệt: Các doanh nghiệp thường thay đổi giá căn bản để
thích ứng với những khác biệt nơi khách hàng, sản phẩm và đòa điểm. Trong việc đònh giá phân biệt,doanh nghiệp bán một sản phẩm hay dòch vụ với hai hay
nhiều thứ giá, và những mức giá này không phản ánh sự khác biệt tương xứng về phí tổn. Việc đònh giá phân biệt mang nhiều hình thức:
Khách hàng: các khách hàng khác nhau trả những khoản tiền khác nhau cho cùng một sản phẩm hay dòch vụ.
Sản phẩm: Các kiểu loại sản phẩm khác nhau của chính sản phẩm ấy được đònh giá khác nhau, nhưng chẳng tương thích với phí tổn của chúng.
Nơi chốn: Các nơi chốnchỗ khác nhau được đònh giá khác nhau, mặc dù phí tổn cống hiến tại mỗi nơi đều giống nhau.
Thời gian: giá cả được thay đổi theo mùa, theo ngày. Và thậm chí theo giờ.

1.3.3 Chiến lược phân phối.


Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp không chỉ đưa ra thò trường sản phẩm gì với giá cả là bao nhiêu, mà còn là đưa ra thò trường như thế nào. Chiến
lược phân phối là nội dung cốt lõi của hoạt động tiêu thụ sản phẩm qua mạng lưới kênh marketing.
• Khái niệm chiến lược phân phối: chiến lược phân phối sản phẩm và
dòcvụ là phương hướng thể hiện cách thức mà doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm và dòch vụ cho khách hàng của mình trên thò trường lựa chọn.
• Vai trò của chiến lược phân phối:
-Chiến lược phân phối hợp lý làm cho quá trình kinh doanh an toàn, tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh, giảm bớt sự cạnh tranh và làm cho
quá trình lưu thông hàng hoá nhanh chóng. - Chiến lược phân phối có liên hệ chặt chẽ với chiến lược sản phẩm và
chiến lược giá. Một mặt nó chòu ảnh hưởng của các chiến lược đó, nhưng mặt khác nó cũng tác động trở lại đối với việc xây dựng và triển khai các chiến lược
đó. •
Phân loại chiến lược phân phối: - Căn cứ vào mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ, hình thành các loại
chiến lược phân phối sau: + Chiến lược phân phối độc lập khi kênh phân phối chỉ có một nhà sản
xuất độc lập với người bán buôn và bán lẻ, mức độ cạnh tranh từ phía nhà cung cấp là ít, chiến lược này được triển khai phổ biến ở các sản phẩm đã có uy tín
trên thò trường và khối lượng khách hàng cũng như cơ cấu sản phẩm tương đối ổn đònh.
+ Chiến lược phân phối dọc: là thiết lập kênh phân phối mà trên đó, hệ thống phân phối thống nhất và do một trung tâm điều hành.
+ Chiến lược phân phối ngang: là chiến lược phân phối mà kênh phân phối được thiết lập bởi hai hay nhiều thành viên, ở đây sự cạnh tranh diễn ra
khá mạnh bởi số lượng lớn người trung gian và sự hợp tác liên kết cũng khá lỏng lẻo.
-Căn cứ vào mối liên hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng, theo quan điểm marketing, thì có các chiến lược phân phối sau:
+ Chiến lược phân phối trực tiếp giữa người sản xuất bán thẳng sản phẩm cho người tiêu dùng không qua khâu trung gian. Chiến lược phân phối trực tiếp
đòi hỏi doanh nghiệp phải chi phí và chòu rủi ro cao.
+ Chiến lược phân phối gián tiếp là thiết lập kênh phân phối qua một hay nhiều khâu trung gian trước khi đến tay người tiêu dùng.
- Căn cứ vào số lượng kênh phân phối, có thể chia làm hai loại chiến lược phân phối:
+ Chiến lược phân phối một kênh. + Chiến lược phân phối nhiều kênh.
-Căn cứ vào hình thức bán hàng có các loại chiến lược: + Chiến lược phân phối bán lẻ.
+ Chiến lược phân phối bán buôn. •
Nội dung chiến lược phân phối: - Xác đònh mục tiêu của chiến lược phân phối: Mục tiêu của chiến lược
phân phối là đảm bảo phân phối nhanh, tiêu thụ được khối lượng sản phẩm và dòch vụ lớn với chi phí thấp và đảm bảo chất lượng hàng hoá.
- Xác đònh kênh phân phối: chọn kênh phân phối phù hợp với đặc điểm hàng hoá và khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đạt tới mục tiêu của chiến lược
phân phối. Thông thường, doanh nghiệp có 4 khả năng lựa chọn kênh phân phối: + Nhà sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng không qua các trung
gian thương mại dưới dạng các cửa hàng giới thiệu sản phẩm kết hợp với việc quảng cáo và thăm dò thò hiếu.
+ Người bán cung cấp cho người tiêu dùng qua khâu trung gian là người bán lẻ.
+ Người sản xuất bán cho người bán buôn, rồi đến người bán lẻ. + Người sản xuất bán cho người bán buôn độc quyền, rồi bán cho người
bán buôn khác rồi mới đến người bán lẻ. - Tổ chức kênh phân phối:
+ Đối với các kênh phân phối trực tiếp: doanh nghiệp phải tự thiết kế kênh trên các mặt từ cung cấp hàng, tổ chức vận chuyển, bảo quản, dự trữ, xây
dựng mạng lưới… nhưng có ưu điểm là dễ nắm bắt nhu cầu, kòp thời điều chỉnh thông tin về sản phẩm, phản ánh trở lại các khâu của kênh phân phối được
chính xác trực tiếp. + Đối với các kênh phân phối dọc và ngang thì tính chất phức tạp càng
tăng và thông tin phản hồi càng thiếu sự chính xác. Để tổ chức kênh phân phối hợp lý và có hiệu quả, việc tuân thủ các nguyên tắc marketing hỗn hợp sẽ giúp
cho sự vận hành của kênh phân phối thông suốt cả về vận động của luồng hàng hoá cũng như vận động luồng thông tin phản hồi từ các khâu trong kênh trở lại
khâu đầu của kênh và sản xuất.

1.3.4 Chiến lược yểm trợ sản phẩm.


Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

×