1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

Củng cố, phát triển và mở rộng hệ thống phân phối: Thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu đầy đủ:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.01 KB, 57 trang )


2.2.1.1. Duy trì và khơng ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa:


Thực tế cho thấy, một sản phẩm ln tự bằng lòng với mình, khơng chịu nâng cao chất lượng thì sớm hay muộn gây sự nhàm chán và lòng tin thương hiệu bị suy
giảm. Khi đó, độ “mạnh” của thương hiệu sẽ bị giảm sút thậm chí bị mất đi và doanh nghiệp có nguy cơ mất đi những khách hàng trung thành của mình. Việc thực hiện các
biện pháp tự bảo vệ của doanh nghiệp có thành cơng hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào những vị khách trung thành của doanh nghiệp bởi họ là những người yêu
mến sản phẩm của doanh nghiệp nhất. Vì vậy, khơng duy trì đuợc chất lượng hàng hóac hay giảm độ “mạnh” thương hiệu cũng đồng nghĩa với việc tăng khả năng bị
xâm phạm thương hiệu từ bên ngồi. Tóm lại, một doanh nghiệp muốn xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu thành công trước hết phải bảo đảm được việc duy trì và
khơng ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa.

2.2.1.2. Củng cố, phát triển và mở rộng hệ thống phân phối:


Các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý tới việc củng cố, phát triển và mở rộng hệ thống phân phối. Bởi, khi hàng hóa của doanh nghiệp được phân phối rộng rãi cũng
đồng nghĩa với việc khách hàng có cơ hội tiếp xúc với sản phẩm của doanh nghiệp hơn. Khi đó, khách hàng sẽ tự mình trang bị được những kỹ năng nhận biết thương
hiệu. Chính vì thế, khi các doanh nghiệp củng cố hệ thống phân phối tức là họ đang củng cố tập khách hàng trung thành, còn khi họ phát triển và mở rộng hệ thống phân
phối họ sẽ có thêm tập khách hàng mới có khả năng nhận biết sản phẩm của họ đồng thời có thể thu thập nhiều hơn ý kiến phản hồi từ phía khách hàng. Đây là điều kiện
thuận lợi để doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng và củng cố, tăng thêm khả năng tự bảo vệ thương hiệu cho hàng hóa của doanh nghiệp.

2.2.1.3. Thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu đầy đủ:


Chẳng có gì bảo đảm hơn cho doanh nghiệp bằng sự bảo hộ của luật pháp. Tuy rằng, cơ chế đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam còn rất nhiều bất cập nhưng đây lại là cơ
sở vững chắc nhất cho việc bảo hộ thương hiệu. Chắc chắn với sự quan tâm tới vấn đề thương hiệu như hiện nay, những bất cập trong thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ
được cải thiện. Điều mà các doanh nghiệp cần làm là thực hiện đăng ký nhãn hiệu đầy đủ để giảm tối đa sự cạnh tranh không lành mạnh.
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần chú ý quy định chung của quốc tế
và quy định riêng của mỗi nước về thủ tục và phạm vi bảo hộ thương hiệu hoặc có thể thuê luật sư hiểu biết rõ về lĩnh vực này.
2.2.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC:
2.2.2.1. Hoàn thiện qui định pháp lý về đăng ký nhãn hiệu và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp:
Website: http:www.docs.vn Email : lienhedocs.vn Tel : 0918.775.368
Tại Việt Nam hiện nay, trong các văn bản pháp luật khơng có thuật ngữ thương hiệu. Vì vậy, việc bảo hộ thương hiệu khơng thể hồn thiện. Tuy nhiên, nói tới thương
hiệu là nhắc tới các yếu tố cấu thành nên thương hiệu nên bảo hộ thương hiệu cũng đồng thời là bảo hộ các yếu tố cấu thành đó mà trong đó quan trọng nhất là đăng ký
nhãn hiệu hàng hóa.
Chính vì vậy, trong thời điểm hiện nay, điều mà các doanh nghiệp quan tâm chính là thủ tục, thời gian đăng ký, thời gian bảo vệ, phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
là như thế nào.Tuy nhiên các quy định trên trong đăng ký nhãn hiệu hàng hóa còn rất nhiều bất cập. Trước hết là thời gian để hoàn thành thủ tục đăng ký quá dài: 13 tháng,
tiếp đó là tuy phí cho một lần đăng ký chỉ 10 triệu nhưng nếu q trình đăng ký có trục trặc như giống hay tương tự một tên khác đã đăng ký doanh nghiệp lại phải bắt
đầu lại từ đầu với một mức phí 10 triệu hồn tồn mới. Thời gian, thủ tục khó khăn và kéo dài là vậy nhưng khi đã đăng ký rồi vẫn có thể gặp những rắc rối phát sinh ngay
từ chính các cơ quan chức năng quản lý như vụ sữa Trường Sinh. Thêm vào đó, nếu gặp phải hiện tượng hàng giả, hàng nhái thì mức phạt khơng nghiêm, khơng đủ tính
chất răn đe.
Chính vì những bất cập trong đăng ký nhãn hiệu hàng hóa mà nhiều doanh nghiệp hiện nay không mặn mà với việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Chính vì vậy,
việc hồn thiện hệ thống văn bản pháp luật này là rất cần thiết để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đầy đủ.
Tóm lại, thuật ngữ thương hiệu bao gồm rất nhiều yếu tố nên việc cần có điều luật cho chính thuật ngữ thương hiệu để tránh việc quản lý phân tán dẫn đến rất nhiều
vụ tranh chấp do quản lý chồng chéo, phức tạp. Không thể để những sai lệch như: thời hạn bảo hộ cho nhãn hiệu hàng hóa là 10 năm trong khi thời hạn bảo hộ
xuất xứ hàng hóa lại là vơ thời hạn.
2.2.2.2. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại:
Với đặc điểm của các doanh nghiệp Việt Nam là nhỏ và vừa nên khả năng tham gia các hội chợ triển lãm và xúc tiến thương mại lớn là rất khó khăn. Chính vì
vậy, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền, quảng bá thương hiệu. Việc tuyên truyền, quảng bá thương hiệu thực hiện càng tốt càng làm
tăng cơ hội tiếp xúc giữa doanh nghiệp và khách hàng. Từ đó làm tăng khả năng nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng về thương hiệu của doanh nghiệp. Vì vậy, khi
gặp khó khăn trong việc tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mạicũng đồng thời doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tự bảo vệ thương hiệu. Do đó, Nhà nước nên
có các chính sách, các dự án cụ thể trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại
2.2.2.3. Hình thành mơ hình trung tâm tư vấn về bảo vệ thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam trong nước và quốc tế:
Website: http:www.docs.vn Email : lienhedocs.vn Tel : 0918.775.368
Điều bức xúc của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là hầu hết các doanh nghiệp nhận thức khơng đầy đủ về thương hiệu. Chính vì vậy, việc bảo vệ thương
hiệu với các doanh nghiệp càng trở nên khó khăn hơn. Với các trung tâm tư vấn về bảo hộ thương hiệu, trước hết các doanh nghiệp sẽ được hệ thống hóa nhận thức về
thương hiệu một cách đầy đủ, sau đó là tư vấn các phương pháp bảo vệ thương hiệu sao cho phù hợp với điều kiện và khả năng tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, các
trung tâm này cũng có thể giúp doanh nghiệp hiểu và lo các thủ tục đăng ký bảo hộ thương ở nước ngoài với những doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa.

2.2.2.4. Gia tăng tác dụng của chương trình thương hiệu quốc gia:


Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

×