1. Trang chủ >
  2. Tài Chính - Ngân Hàng >
  3. Ngân hàng - Tín dụng >

Doanh số thu nợ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 105 trang )


rất lớn. Việc bn bán trở nên khó khăn hơn do sự gia tăng về giá cả đầu vào. Ngoài ra trong nơng nghiệp gặp nhiều khó khăn như đã phân tích phần doanh số cho vay
theo mục đích sử dụng vốn. Do tình hình khơng ổn định kết hợp với việc hàng loạt các chi nhánh của NHTM khác xuất hiện trên địa bàn thành phố Cần Thơ thu hút
khách hàng nhỏ lẻ gần đó. Mơi trường kinh doanh trở nên khốc liệt hơn. Chính vì thế, doanh số cho vay của chi nhánh phục vụ cho khách hàng cá nhân có xu hướng
giảm. Tuy nhiên, trong năm 2006, nhu cầu sản xuất kinh doanh, mua bán tại các chợ, trung tâm thương mại nhiều hơn do giá cả được ổn định. Nhu cầu tiêu dùng
phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hằng ngày, cũng như nhu cầu giải trí, học hành, mua đồ dùng phục vụ cho ngành nghề của khách hàng gia tăng mạnh mẽ. Thủ tục vay
vốn nhanh, gọn nhẹ hơn rất nhiều so với những năm trước. Đội ngũ nhân viên tín dụng năng động, nhiệt tình trong công tác đã thu hút được rất nhiều khách hàng.
Hình ảnh Sacombank là một ngân hàng lớn, uy tín, hoạt động có hiệu quả đã đi sâu vào mỗi người dân. Đặc biệt là sau khi cổ phiếu của Sacombank niêm yết chính thức
trên thị trường chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh và sau những sự kiện mừng Lễ kỷ niệm 15 năm sinh nhật Sacombank.

4.3.2.2. Doanh số thu nợ


Cùng với sự thay đổi về tình hình cho vay thì doanh số thu nợ của ngân hàng trong lĩnh vực cho vay ngắn hạn cũng tăng hoặc giảm theo. Năm 2004, doanh số thu
nợ đạt 389.060 triệu đồng. Đến năm 2005 công tác thu hồi nợ của chi nhánh có phần giảm sút đáng kể, chỉ thu được 264.242 triệu đồng, giảm 124.818 triệu đồng so với
năm 2004, giảm 32,08 giảm mạnh hơn so với doanh số cho vay là 21,56. Điều này phần nào cho thấy cơng tác quản lý tín dụng của chi nhánh trong năm 2005 chưa
thực sự tốt. Tình hình thu nợ giảm sút cùng với sự giảm sút đáng kể của doanh số cho vay. Bước sang năm 2006, tình hình thu nợ của Sacombank Cần Thơ được cải
thiện đáng kể, doanh số thu nợ của toàn chi nhánh đạt 371.042 triệu đồng, tăng 40,42 so với năm 2005. Từ kết quả trên cho thấy toàn bộ cán bộ nhân viên
Sacombank đã tập trung lực lượng chấn chỉnh cơng tác tín dụng, đặc biệt là công tác cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay đối với đối tượng có tiềm năng rủi ro cao. Ngân
hàng trong năm chú trọng đến hiệu quả tín dụng hơn là số lượng cho vay ra. Khách
hàng của Sacombank ngày càng đa dạng, nhiều khách hàng làm ăn có hiệu quả hợp tác với chi nhánh. Do đó không những doanh số cho vay tăng mà cả chất lượng món
vay cũng tăng. a Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn
Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN CỦA SACOMBANK CẦN THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2004
2005 2006
So sánh 20052004
So sánh 20062005
Số tiền Số tiền
Sản xuất kinh doanh 209.549 135.350 200.270 -74.199 -35,41 64.920 47,96 Phục vụ đời sống
115.993 100.729 133.998 -15.264 -13,16 3.269 33,03
Sản xuất nông nghiệp 63.518 28.163 36.774 -35.355 -55,66 8.611 30,58
Tổng 389.060 264.242 371.042 -124.818 -32,08 106.800 40,42
Nguồn: Phòng Kế tốn Quỹ
- Tình hình thu nợ trong lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh Trong lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh, tình hình thu nợ mặc dù tăng giảm
liên tục nhưng có xu hướng giảm. Điển hình năm 2004, doanh số thu nợ đạt 209.549 triệu đồng, năm 2005 doanh số thu nợ giảm 35,41 so với năm 2004, chỉ đạt
135.350 triệu đồng. Xét về cơ cấu cũng như về doanh số thì doanh số thu nợ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều giảm. Năm 2006, đạt 200.270 triệu đồng, tuy có
tăng 64.920 triệu đồng so với năm 2005 là 47,96 nhưng nhìn chung so với doanh số thu nợ của Sacombank năm 2004 thì chưa cao. Về cơ cấu tín dụng ngắn hạn,
doanh số thu nợ trong cho vay sản xuất kinh doanh năm 2004 là 53,86, năm 2005 chỉ chiếm 51,98, đến năm 2006 chiếm đến 53,98. Xu hướng tín dụng ngắn hạn
của chi nhánh là dần tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh thu hồi vốn nhanh và đạt hiệu quả cao, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thành phố hiện
nay. Nguyên nhân của tình hình trên là do trong năm 2005 do giá cả các loại nhiên liệu tăng, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của các
doanh nghiệp. Do làm ăn kém hiệu quả một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã phải ngưng hoạt động. Do những biến động của thị trường làm ảnh hưởng đến việc
trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Công tác thu hồi nợ bị giảm sút là do xu hướng chung của nền kinh tế. Nhưng đến năm 2006, tình hình sản xuất kinh doanh đã đi
vào ổn định, việc ký kết hợp đồng tiêu thụ được đẩy mạnh. Doanh số thu nợ của chi nhánh cũng được cải thiện hơn so với năm trước. Trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh các chủ doanh nghiệp có kinh nghiệm quản lý và có chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn đối với những mặt hàng chủ lực có tiềm năng phát triển như chế biến
thuỷ hải sản, nông sản, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, hàng may mặc, dày da ... Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và chế biến nông sản, sản phẩm từ nông sản của
thành phố Cần Thơ trong năm 2006 có những hợp đồng bao tiêu sản phẩm lớn. Mặt hàng thức ăn cho cá được tiêu thụ mạnh do nhu cầu tăng cao kết hợp với việc tăng
giá liên tục vào cuối năm. Các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh đạt được kết quả cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hồi vốn vay của các đối tượng
này. - Cho vay phục vụ đời sống
Đối với lĩnh vực thu hồi nợ cho vay tiêu dùng, doanh số thu nợ liên tục tăng giảm không đều. Năm 2004 chi nhánh thu được 115.993 triệu đồng, đến năm 2005
giảm 15.264 triệu đồng, tương đương 13,16 so với năm 2004. Việc thu hồi nợ trong năm 2005 trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng cũng gặp nhiều khó khăn do doanh
số cho vay tiêu dùng giảm dẫn đến tình trạng thu hồi nợ cũng giảm là điều có thể chấp nhận được. Tuy nhiên đến năm 2006, doanh số thu nợ từ lĩnh vực cho vay tiêu
dùng tăng cao, tăng 33,03 so với năm 2005, đạt 133.998 triệu đồng. Về cơ cấu doanh số thu nợ của tồn chi nhánh, tình hình thu nợ trong cho vay tiêu dùng năm
vừa qua chiếm tới 36,11. Điều này chứng tỏ việc cho vay và thu hồi nợ theo mục đích sử dụng vốn này đạt hiệu quả cao và đang được chi nhánh chú trọng. Mặt khác,
do nhu cầu đời sống không ngừng nâng cao, đặc biệt là nhu cầu mua bất động sản, nhà cửa, xe máy, đồ dùng sinh hoạt luôn tăng. Lương của cán bộ công nhân viên
được cải thiện và ổn định. Nhà nước có chính sách ưu đãi nhiều hơn bảo vệ cho người lao động. Do đó, việc thu hồi các khoản nợ vay của ngân hàng trong lĩnh vực
GVHD: Ths. La Nguyễn Thuỳ Dung 50
SVTH: Trần Thị Huyền Trâm cho vay phục vụ đời sống trở nên dễ dàng hơn nhờ vào việc liên kết với các đơn vị
trực thuộc chủ quản. Mặt khác, do chi nhánh Cần Thơ được thành lập một thời gian khá dài. Tính đến thời điểm năm 2006 chi nhánh đã hoạt động chính thức tròn 5
năm. Bộ máy cơ cấu tổ chức hoạt động đã gần như hoàn chỉnh của một NH TMCP hiện đại. Do đó việc sàng lọc khách hàng có uy tín, đặt mối quan hệ của chi nhánh
được thực hiện một cách triệt để. Khơng còn tình trạng cho vay tràn lan như những năm mới đi vào hoạt động nữa. Từ đó công tác thu hồi nợ khách hàng đặc biệt là
trong cho vay phục vụ đời sống trở nên dễ dàng hơn. - Tinh hình thu nợ trong cho vay sản xuất nơng nghiệp
Trong tất cả các lĩnh vực cho vay của chi nhánh Sacombank Cần Thơ, lĩnh vực cho vay sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhất cả về doanh số cho vay lẫn
doanh số thu nợ. Doanh số thu nợ năm 2004 đạt tương đối cao là 63.518 triệu đồng, chiếm 16,33 trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn. Tuy nhiên năm 2005 chỉ còn
28.163 triệu đồng, giảm 35.355 triệu đồng tương ứng tới 55,66, chiếm 10,66 trong cơ cấu thu nợ. Từ tình hình cơng tác thu hồi nợ trong lĩnh vực nông nghiệp
cho thấy cơng tác tín dụng của chi nhánh trong việc hỗ trợ nông dân sản xuất, chăn nuôi giảm sút đáng kể. Khơng chỉ vì do doanh số cho vay giảm mà phần lớn do việc
sản xuất nông nghiệp trong năm 2005 gặp rất nhiều khó khăn do việc giảm sút về sản lượng, giá cả đầu ra không ổn định. Nguyên nhân là do trong năm nông dân gặp
nhiều thiên tai dịch bệnh. Điển hình là trong năm 2005 dịch cúm gia cầm bùng phát làm nhiều hộ nông dân ở huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Cái Răng bị mất vốn. Bệnh rầy
nâu, lùn xoắn lá vào cuối năm 2005, đầu 2006 làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Nông dân không chủ động được nguồn đầu ra cho nông sản và thường bị
thương lái ép giá. Chính vì thế mà nơng dân khơng có khả năng hoàn trả lại cho ngân hàng đúng kỳ hạn. Mặt khác do thu nhập chính là từ những sản phẩm nông
nghiệp, khi mất nguồn thu này nông dân thường khơng có nguồn nào khác để trả nợ cho ngân hàng được, tâm lý lúc này của nông dân là trì hỗn việc trả nợ càng lâu
càng tốt. Họ chờ đến mùa vụ sau thu được vốn sẽ trả cho ngân hàng. Sang năm 2006, tình hình thu nợ trong hoạt động hỗ trợ cho vay nơng nghiệp có phần được cải
thiện hơn so với năm trước. Doanh số thu nợ đạt 36.774 triệu đồng, tăng 30,58 so
GVHD: Ths. La Nguyễn Thuỳ Dung 51
SVTH: Trần Thị Huyền Trâm với năm 2005 nhưng chỉ chiếm 9,91 trong tổng doanh số thu nợ của chi nhánh. Sở
dĩ tình hình thu nợ trong lĩnh vực cho vay sản xuất nông nghiệp của ngân hàng được cải thiện là do lĩnh vực cho vay sản xuất nông nghiệp được thành phố đặc biệt quan
tâm hỗ trợ từ công tác chọn giống và phương pháp nuôi trồng hợp lý với điều kiện môi trường thay đổi. Các cơ sở khuyến nông thường xuyên đôn đốc nơng dân thực
hiện việc kiểm tra phòng ngừa dịch bệnh, cảnh báo dịch bệnh có thể xảy ra trên diện rộng qua các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nắm bắt kịp thời. Từ đó
giúp nơng dân tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Hoạt động nông nghiệp đạt được hiệu quả cao thì việc thu hồi các món vay của ngân hàng được gia
tăng đáng kể. Lĩnh vực cho vay nông nghiệp rất nhạy cảm, do đó trong thời gian gần đây, chi nhánh ln kiểm sốt chặt chẽ việc cho vay theo loại hình này. Cho vay
nơng nghiệp với món vay nhỏ nhưng thu hồi vốn khó do ý thức trả nợ của nông dân chưa cao. Mặc dù chịu mức lãi suất phạt nhưng vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với lãi
suất vay nóng trên thị trường. Chính vì những lý do phân tích ở trên mà cơ cấu doanh số thu nợ trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng giảm qua các năm.
b Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Bảng 8: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN CỦA SACOMBANK CẦN THƠ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2004
2005 2006
So sánh 20052004
So sánh 20062005
Số tiền Số tiền
Doanh nghiệp nhà nước 14.603 7.341 10.703
-7.262 -49,73 3.362 45,80
Doanh nghiệp tư nhân 23.905 19.166 29.976
-4.739 -19,82 10.810 56,40 Cá thể
350.552 237.735 330.363 -112.817 -32,18 92.628 38,96 Tổng
389.060 264.242 371.042 -124.818 -32,08 106.800 40,42
Nguồn: Phòng Kế tốn Quỹ
- Doanh nghiệp nhà nước Nhìn chung tình hình thu hồi nợ của chi nhánh đối với đối tượng là các doanh
nghiệp nhà nước có xu hướng tăng giảm không ổn định. Năm 2004, doanh số thu nợ
doanh nghiệp nhà nước đạt 14.603 triệu đồng. Đây là con số khá cao chiếm tới 3,75 doanh số thu nợ ngắn hạn của toàn chi nhánh. Nhưng đến năm 2005, chỉ tiêu
này chỉ đạt được 7.341 triệu đồng, giảm 7.262 triệu đồng, tương ứng với 49,73 so với cùng kỳ năm trước. Xét về cơ cấu doanh số thu nợ đối với đối tượng này giảm
sút đáng kể chỉ chiếm 2,78. Nguyên nhân là do tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả do những tác động của thị trường. Sự bảo hộ
của nhà nước đối với các doanh nghiệp này dần dần được dỡ bỏ. Mặt khác năm 2005, Việt Nam đang trong tiến trình thực hiện lộ trình cắt giảm thuế theo khung
của AFTA, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thích ứng và cạnh tranh kịp lại các mặt hàng của nước ngoài. Tâm lý sử dụng hàng ngoại của người dân vẫn còn phổ biến.
Chính vì thế mà các doanh nghiệp nhà nước gặp rất nhiều khó khăn cả về đầu vào nguyên liệu lẫn đầu ra cho sản phẩm mình. Nhiều doanh nghiệp nhà nước phải tuyên
bố phá sản. Đến năm 2006, tình hình thu nợ của ngân hàng đối với lĩnh vực cho vay doanh nghiệp nhà nước tăng lên khá cao so với năm 2005, đạt 10.703 triệu đồng,
tăng 45,80 so với năm 2005. Tuy nhiên về cơ cấu chỉ tăng lên đến mức 2,88. Từ kết quả trên cho thấy tình hình thu hồi nợ trong năm 2006 đạt được kết quả cao.
Trong năm 2006, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước được củng cố, chấn chỉnh phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế cả nước. Các
doanh nghiệp này làm ăn có hiệu quả hơn, thích ứng được với môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau. Chi nhánh hạn chế cho vay các doanh
nghiệp nhà nước nhưng khả năng thu hồi nợ từ nhóm khách hàng này được cải thiện do công tác thu hồi nợ được chi nhánh đặc biệt quan tâm.
- Doanh nghiệp tư nhân Hiện nay, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có rất nhiều các doanh nghiệp tư
nhân không chỉ các doanh nghiệp có quy mơ lớn hoạt động từ trước mà xuất hiện các doanh nghiệp có quy mô tương đối và nhỏ. Các doanh nghiệp này hoạt động trên
tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ ... Theo chính sách phát triển kinh tế của nhà nước và thành phố đang khuyến khích loại hình doanh nghiệp này phát
triển. Do đó, doanh nghiệp tư nhân có ưu thế trong việc linh động quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Việc rủi ro trong hoạt động là không đáng kể do
quy mô nhỏ, các doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh kịp thời với sự biến động của thị trường. Tình hình thu nợ của ngân hàng gắn liền với kết quả sản xuất, kinh
doanh của các doanh nghiệp theo chu kỳ. Năm 2004, doanh số thu nợ của Sacombank Cần Thơ đạt khá cao là 23.905 triệu đồng. Năm 2005 giảm xuống 4.739
triệu đồng, chỉ thu được 19.166 triệu đồng. Tình hình thu nợ các doanh nghiệp tư nhân năm 2006 của chi nhánh có khả quan hơn năm 2005, đạt 29.976 triệu đồng,
tăng 56,40 tương ứng với 10.810 triệu đồng, chiếm 8,08 trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn trong năm, cao hơn so với năm 2004 6,14 và năm 2005 7,25.
Nguyên nhân của tình hình biến động thu nợ trên là do trong năm 2005, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau khá nhiều, trong địa bàn thành phố có rất nhiều doanh
nghiệp cùng hoạt động chung trong một lĩnh vực kinh doanh nhất định. Do khơng có kế hoạch kinh doanh rõ ràng mà hầu hết các doanh nghiệp đều chạy theo trào lưu
của thị trường. Do đó, trong hoạt động gặp thất bại nặng nề do không lường trước được những thay đổi của giá cả thị trường cũng như khả năng cạnh tranh của bản
thân doanh nghiệp. Việc thất bại trong giai đoạn này là khó có thể tránh khỏi, cơng tác thu hồi nợ của ngân trong năm gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó vào thời điểm
cuối năm các doanh nghiệp đến ngân hàng vay vốn nhiều để phục vụ cho hoạt động do thị trường tiêu thụ sản phẩm trở nên sôi động hơn. Chính điều này đã làm ảnh
hưởng đến doanh số thu nợ của chi nhánh. Ngoài ra, vào khoảng giữa năm 2006 việc tách chi nhánh của ngân hàng hoàn thành, gánh nặng về các khoản phải thu đối với
các doanh nghiệp ở các tỉnh lẻ được giảm bớt. Chi nhánh Cần Thơ chỉ cho vay và thu nợ đối với khách hàng làm ăn có hiệu quả tập trung ở thành phố Cần Thơ. Hoạt
động của các doanh nghiệp tư nhân được quản lý chặt chẽ hơn, giá cả đầu ra của sản phẩm được ổn định, khách hàng tiêu thụ sản phẩm cũng nhiều hơn. Việc thu nợ của
ngân hàng trở nên dễ dàng hơn, và đạt mức khá cao trong năm 2006. Bên cạnh đó, từ tình hình phân tích tỷ trọng doanh số thu nợ đối với các doanh nghiệp tư nhân liên
tục tăng ta có thể nhận thấy được phần nào xu hướng chất lượng tín dụng và khả năng luân chuyển vốn của ngân hàng theo đối tượng này ngày càng được nâng cao.
- Cá thể Trong lĩnh vực cho vay đối với cá nhân, cá thể, việc thu hồi nợ tín dụng ngắn
hạn ln chiếm gần 90 trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của chi nhánh. Tuy nhiên cơ cấu doanh số thu nợ ngắn hạn giảm nhẹ qua các năm do tình hình cho vay
đối với doanh nghiệp tư nhân ngày càng gia tăng. Năm 2004, doanh số thu nợ đạt 350.552 triệu đồng, chiếm 90,10 doanh số thu nợ ngắn hạn; năm 2005 giảm xuống
chỉ còn 237.735 triệu đồng, chỉ chiếm 89,97. Đến năm 2006, việc thu hồi nợ đối với khách hàng cá nhân tăng lên 92.628 triệu đồng, đạt 330.360 triệu đồng, tăng
38,96 so với năm trước. Nguyên nhân của sự biến động trên là do trong năm 2005 chi nhánh thực hiện chính sách cơ cấu lại doanh số cho vay khách hàng cho hợp lý,
giảm thiểu rủi ro. Ngân hàng tiến hành chắt lọc, tuyển chọn khách hàng, chấn chỉnh lại cơng tác tín dụng đặc biệt là cơng tác cho vay ngắn hạn. Chính vì thế, doanh số
thu nợ ngắn hạn đối với đối tượng cá nhân giảm tới 32,18 so với năm 2004. Mặc dù thế nhưng công tác thu hồi nợ của chi nhánh trong thời gian qua gặp nhiều khó
khăn do đội ngũ nhân viên lành nghề còn thiếu, khơng đủ để thường xuyên đến tận nơi đôn đốc khách hàng một cách triệt để. Mỗi năm chi nhánh Cần Thơ phải san sẻ
lực lượng tín dụng cho các chi nhánh mới. Do đó chất lượng đảm bảo thu hồi nợ chưa cao đối với số lượng cá nhân vay vốn. Đến năm 2006, nhân sự của chi nhánh
được củng cố và bổ sung kịp thời. Vì thế, tình hình thu nợ có tăng và được cải thiện đáng kể vào năm 2006. Công tác thu hồi nợ của chi nhánh diễn ra thuận lợi hơn do
cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi, giám sát việc sử dụng món vay và việc trả nợ của mỗi cá nhân. Các cá nhân có nhu cầu về vốn càng nhiều, việc sản xuất kinh
doanh của cá nhân nhỏ lẻ được thuận lợi và có điều kiện phát triển mạnh mẽ vào năm 2006 vừa qua. Mặt khác do mức lương của mỗi cá nhân tăng cao, ngân hàng có
những ràng buộc pháp lý rõ ràng trong việc hồn trả món vay nên tình hình thu nợ gia tăng và đạt hiệu quả vào năm 2006. Doanh số thu nợ cao chứng tỏ cơng tác tín
dụng của Sacombank Cần Thơ ngày càng được củng cố, đặc biệt là vào năm 2006.

4.3.2.3. Dư nợ


Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×