1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Công nghệ - Môi trường >

Tài nguyên du lịch Sa Pa: Tài nguyên dược liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.23 KB, 64 trang )


thể tham gia phát triển các ngành thủ công, du lịch, lâm nghiệp cũng như trồng và chế biến dược liệu.

6. Tài nguyên du lịch Sa Pa:


“Sa Pa thác bạc, cầu mây Đào lê táo mận ngất ngây lòng người”
“Sa Pa hè mát hơn thu Chỉ làn gió nhẹ cũng ru lòng người”...
Đó là những câu thơ mà bất cứ người con của huyện Sa Pa nào cũng như người Lào Cai nào cũng có thể lấy làm câu mời mọc thân tình bạn bè
gần xa lên thăm quê hương mình. Sa Pa là nơi được thiên nhiên ban phú cho một vùng tiểu khí hậu “Hè mát hơn thu”, với cảnh trí tuyệt vời, có núi cao
trùng điệp, khí hậu mát mẻ, khơng khí trong lành, không gian yên tĩnh. Đồng bào dân tộc Sa Pa tuy trải qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử
nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hố riêng của mình. Sự hoà đồng giữa thiên nhiên và con người Sa Pa đã tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng của địa
phương như du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm, du lịch nghiên cứu khoa học... Đây cũng là lợi
thế so sánh vượt trội so với nhiều địa phương khác trong cả nước. Tất cả đã tạo cho Sa Pa thành một điểm du lịch ngày càng hấp dẫn du khách trong và
ngoài nước.

7. Tài nguyên dược liệu


7.1. Quá trình hình thành vùng dược liệu của Sa Pa Sa Pa là một huyện vùng cao của Lào Cai, lại nằm trên dãy núi
Hoàng Liên Sơn chạy xuyên suốt tử Tây Bắc xuống Tây Nam, có đỉnh Fanxipăng cao 3.143 mét, do đó ảnh hưởng lớn đến việc chi phối đặc điểm
địa hình cũng như khí hậu của Sa Pa. Đó là điều kiện thiên nhiên đặc biệt của huyên, tạo cho Sa Pa một thế mạnh về tiềm năng cây thuốc. Theo những
kết quả điều tra đã được công bố trong thành phần tài nguyên thực vật phong phú ở Lào Cai, có tới vài trăm lồi cây được sử dụng làm thuốc. Dãy
Hồng Liên Sơn có khoảng 2.027 lồi cây trong đó khoảng 328 lồi có cơng dụng làm thuốc. Đặc biệt là sự hiện diện phong phú của nhiều loài cây thuốc
q á nhiệt đới và ơn đới như Hồng Liên chân gà, Tam thất, Sâm trúc tiết, Hoàng Liên ô rô, Hoàng Liên gai, Kim tuyến, Bảy lá một hoa, Đồng thời do
có khí hậu á nhiệt đới núi cao, lại là huyện nằm trong tỉnh có đường biên giới với Trung Quốc nên có khả năng trồng được một số loài cây thuốc bắc
đầu vị di thực từ Trung Quốc có giá trị như: Đương quy, Bạch truật, Mộc hương, Xuyên khung, Bạch chỉ, Đẳng sâm, Đỗ trọng, Hoàng Bá. Đại diện
cho sự phong phú về cây thuốc của Lào Cai chính là Sa Pa. Từ những năm 1960 đến nay, nguồn cây dược liệu mọc tự nhiên cũng
như cây dược liệu trồng ở Sa Pa thường xuyên được khai thác, thu mua, cung cấp một số lượng lớn các dược liệu quý phục vụ cho nhu cầu làm thuốc
trong nước và xuất khẩu. Song bên cạnh đó, do khai thác dược liệu nhiều năm liên tục, cộng với sự suy giảm nơi cư trú truyền thống, dẫn đến tình
trạng cạn kiệt nguồn nhiên liệu thiên nhiên, nhiều loài cây thuốc quý hiện nay trữ lượng bị giảm sút nghiêm trọng và có nguy cơ tuyệt chủng. Mặt
khác, rừng thường xuyên bị chặt phá do nhiều nguyên nhân: khai thác gỗ, lấy củi làm chất đốt, phá rừng làm nương dẫy làm cho môi trường sống của
cây dược liệu bị thu hẹp. Thêm vào đó, một nguyên nhân hết sức quan trọng là do cơ chế thị trường tính bất ổn, cơng tác dược liệu ở Sa Pa có nhiều sự
thay đổi khơng ổn định có lúc thừa, có lúc thiếu, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dược liệu mang tính tự phát khơng có kế hoạch làm cho cây dược liệu
nói chung và cây dược liệu được trồng nói riêng chưa phát huy được thực sự trong lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, vai trò xố đói giảm nghèo ở Sa Pa.
Hiện nay, việc quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu là nhiệm vụ chiến lược đã được xác định trong chính sách quốc gia về cây thuốc của
Việt Nam. Nghị định số 37CP ngày 20696 của Chính phủ cũng nêu rõ: ”Chọn lọc, bảo tồn, phát triển nguồn gen và giống cây thuốc. Kế hoạch hóa
nhiệm vụ phát triển nguồn dược liệu, xây dựng các vùng trồng cây làm thuốc, kết hợp trồng rừng với trồng cây làm thuốc”
Tóm lại, vấn đề cấp bách đặt ra là cần tiến hành điều tra đánh giá lại hiện trạng tiềm năng cây dược liệu về số chủng loại cụ thể đối với cây dược
liệu mọc hoang dại trong thiên nhiên cũng như các loại cây dược liệu hiện có khả năng trồng trong hộ nông dân. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp quy
hoạch, chiến lược bảo tồn và phát triển nhằm phát huy thế mạnh sẵn có về tiềm năng dược liệu của Sa Pa, góp phần vào tiến trình phát triển bền vững
kinh tế xã hội của huyện Sa Pa. 7.2. Tiềm năng cây thuốc ở huyện Sa Pa, thực trạng và triển vọng
Với vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu quanh năm có sương mù bao phủ, khí hậu mát mẻ, phù hợp cho nhiều loài cây thuốc quý sinh trưởng và phát
triển. Đồng thời do có khí hậu ơn đới nên còn là nơi phù hợp để nghiên cứu di thực, thuần hố, nhập nội nhiều lồi cây thuốc bắc quý từ các nước
phương Bắc về Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Trong đó có nhiều lồi cây thuốc đã cung cấp nguyên liệu làm thuốc phục vụ cho
nhu cầu chữa bệnh trong nước và xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Do có điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Sa Pa có nhiều lồi cây thuốc
phân bố rộng rãi khắp nơi. Cây thuốc chính là những lồi cây cỏ thường thấy trong vườn, quanh nơi ở, cũng như trên các quần thể thực vật hoang dã
ở núi, trên đồi cỏ và đặc biệt là trong các quần thể rừng. Những kết quả điều tra cơ bản trước năm 1995 cho thấy cây thuốc mọc tập trung nhất là ở các
vùng rừng núi, những nơi càng cao, càng nhiều cây thuốc, đặc biệt là những cây thuốc quý do chúng đòi hỏi khí hậu đặc biệt. Sa Pa là vùng đất như thế.
Danh mục cây thuốc huyện Sa Pa:
Tổng số loài cây thuốc mọc tự nhiên và cây thuốc được trồng do các hộ nơng dân bao gồm 306 lồi. Điều này minh chứng rõ ràng là Sa Pa là
vùng có nguồn dược liệu vào loại phong phú bậc nhất Việt Nam. Tuy nhiên,
hiện trạng và triển vọng của từng loài cây có khác nhau. Cụ thê phân loại như sau:
BẢNG 2: NHÓM CÂY DƯỢC LIỆU CÓ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG PHỔ BIẾN MỌC TỰ NHIÊN CÒN KHẢ NĂNG TIẾP TỤC KHAI THÁC
TỪ 10 ĐẾN 30 TẤN NĂM.
TT Tên cây thuốc Vùng phân bố tập trung
Ước tính khả năng
khai thác tấn năm.
1 Ba Chẽ
Sử Phú, Hầu Thào, Tả Van, Sa Pả, Sà Xéng 2
Bách Bộ Tả Van, Lao Chải, Hầu Thào, Sử Phán
8-10 3
Bình Vơi Sa Pả, Hầu Thào, Tả Phìn,Trung Trải
6-9 4
Câu Đằng Trung Trải, Sa Pả, Hầu Thào, Tả Giàng
Phình 2-3
5 Cẩu Tích
Bản Khoang, Chung Trải, Thanh Kim 8-10
6 Chè Dây
Tả Van, Tả Giàng Phình, Thanh Kim, Sử Pán
4-7
7 Chùa Dù
Sa Pả, Hầu Thào, Bản Khoang, Tả Phìn 1-3
8 Cốt Khí
Sa Pả, Hầu Thào, Tả Phìn, Trung Trải 8-10
9 Cốt Toai Bổ
Sử Phú, Hầu Thào, Tả Van, Sa Pả, Sà Xéng 5-7 10
Củ Cần Bản Khoang, Ô Quý Hồ, San Sả Hồ
8-10 11
Cấm Địa La Bản Khoang, Chung Trải, Thanh Kim, Sử
Pán 8-10
12 Dạ Cẩm
Lao Chải, San Sả Hồ, Sử Pán, Hầu Thào, Sa Pả
8-10
13 Đảng Sâm
Tả Van, Tả Giàng Phình, Tả Phìn, Hầu Thào
8-10
14 Hà Thủ Ô Đỏ
Sử Pán, Hầu Thào, Tả Van, Bản Khoang 8-10
15 Hạ Khô Thảo
Sa Pả, Hầu Thào, Tả Van, Tả Phìn, Trung Trải
2-3
16 Hồng Đằng
Thanh Kim, Suối Thầu, Bản Phùng, Nậm Cung
8-10
17 Hy Thiên
Tả phìn, Sa Pả, Hầu Thào, Trung Chải 3-5
18 Tích Mẫu
Sa Pa, Sa Pả, Tả Phìn 3-5
19 Kê Huyết Đằng San Sả Hồ, Bản Khoang, Sa Pa, Tả Phìn, 8-10
TT Tên cây thuốc Vùng phân bố tập trung
Ước tính khả năng
khai thác tấn năm.
Sử Phú, Hầu Thào, Tả Van, Sa Pả, Sà Xéng 20
Ké Đầu Ngựa Sa Pả, Trung Trải, Hầu Thào, Sử Pán
2-3 21
Nga Truật Sử Pán, Hầu Thào, Tả Van, Tả Phìn, Sa Pả
8-10 22
Ngải Cứu Dại Tả phìn, Bản Khoang, San Sả Hồ, Lao Chải 8-10
23 Nghệ
Sử Phú, Hầu Thào, Tả Van, Sa Pả, Sà Xéng 5-7 24
Đảng Sâm Sử Phú, Hầu Thào, Tả Van, Sa Pả, Sà Xéng 8-10
25 Táo Mèo
San Sả Hồ, Tả Van, Hầu Thào, Lao Chải 2-3
26 Thương Quyết
Minh Trung Trải, Hầu Thào, Thanh Kim, Nậm
Cung 3-5
27 Thương Liên
Kiện Suối Thầu, Thanh Kim, Nậm Cung, Bản
Phùng, Thanh Phú 8-10
28 Thương Phục
Linh Sa Pa, Tả Phìn, Bản Khoang, Tả Giàng
Phìn 8-10
29 Thương Lục
Sử Phú, Hầu Thào, Tả Van, Sa Pả, Sà Xéng 5-7 30
Tục Đoạn Ô Quý Hồ, Tả Phìn, Bản Khoang, Hầu
Thào, San Sả Hồ, Lao Chải 8-10
Nhận xét
Đánh giá hiện trạng cây dược liệu tự nhiên quan trọng phổ biến còn khả năng khai thác: Phân chia theo vùng sinh thái ở huyện Sa Pa, tạm thời
chia ra thành 3 vùng sinh thái . - Vùng thượng huyện: Bao gồm các xã vùng cao, gắn liền với rừng
ngun sinh, có độ cao trung bình trên 1500 mét. Bao gồm: Xã Tả Giàng Phình có dãy núi Ngũ Chỉ Sơn.
Xã Bản Khoang có rừng Bản Khoang. Xã Tả Phìn tiếp giáp rừng Bản Khoang.
Xã Sa Pả có dãy Can Thàng, có rừng Xà Xéng. Thị trấn Sa Pa có núi Hàm Rồng, có Ơ Q Hồ.
Xã San Sả Hồ có dãy Hồng Liên.
Xã Lao Chải có Lao Chải San thuộc dãy Hồng Liên. Xã Tả Van có thơn Séo Mý Tỷ và Đỉnh Dền Thàng.
Đặc trưng của vùng thượng huyện là: Khí hậu ơn đới núi cao, tập trung các cây dược liệu quan trọng phổ biến có khả năng khai thác:
Dây đau xương Râm dương hoắc
Kim ngân Ngũ gia bình gai
Phòng kỷ Ruột gà
Thơng thảo Bình vơi
Bẩy lá một hoa Củ cần
Cốt tối bổ Hồng tinh vòng
Câu đằng Cẩm địa la
Nữ lang Sì to
Tam lăng Tục đoan
Thổ phục linh Thạch hộc
- Vùng hạ huyện: Bao gồm một số xã vùng thấp, khí hậu nóng, tiếp giáp với thị xã Cam Đường và huyện Bảo Thắng:
Xã Suối Thầu Xã Nậm Cang
Xã Thanh Kim Xã Thanh Phú
Bản Phùng Bản Hồ
Một số cây thuốc phân bố ở vùng thấp như : Hồng Đằng
Thiên Niên Kiện Nhân Trần
Vơi Thuốc Đơn Châu Chấu
Màng Tang - Vùng trung huyện: Bao gồm một số xã có độ cao trung bình từ 900
đến 1.300 mét như: Xã Sử Pán
Xã Tả Van Xã Hầu Thào
Xã Lao Chải Xã Trung Chải
Đây là vùng có khí hậu á nhiệt đới núi cao có nhiều lồi dược liệu quý khá phổ biến có nhiều khả năng khai thác với chữ lượng lớn:
Chè dây Cốt khí
Bách bộ Tục đoan
Hồng đằng Củ cần
Nga truật Hà thủ ơ đỏ
Thạch xương bồ
Đằng sâm
CHƯƠNG III BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHAI THÁC, CHẾ BIẾN, SỬ
DỤNG TÀI NGUYÊN DƯỢC LIỆU Ở HUYỆN SA PA
Sa Pa là một huyện rất giàu tiềm năng dược liệu của tỉnh Lào Cai nói riêng cũng như cả nước nói chung. Khai thác tiềm năng đó phục vụ cho sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội của huyện khơng những có ý nghĩa đối với bản huyện mà còn có ý nghĩa đối với vấn đề đi tìm con đường để xố đói
giảm nghèo ở vùng cao, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học…
I. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÂY DƯỢC LIỆU MỌC TỰ NHIÊN QUAN TRỌNG PHỐ BIẾN CỦA SA PA

1. Nhóm cây dược liệu mọc tự nhiên còn khả năng tiếp tục khai thác ở Sa Pa.


Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

×