1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Báo cáo khoa học >

Một số giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu hàng hoá Việt nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.36 KB, 19 trang )


mặt hàng, từng thị trường, cử đại diện tại thị trường nước ngoài hoặc lập công ty

pháp nhân nước sở tại để chuyên nhập khẩu hàng Việt nam, khuyến khích và hỗ trợ

cộng đồng người Việt nam ở nước ngoài nhập khẩu hàng Việt nam.

Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cố gắng đẩy mạnh các

hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng một vài trung tâm thương mại, quảng cáo,

tham gia triển lãm, hội trợ…đối với từng mặt hàng, từng thị trường .

Nâng cao trách nhiệm và năng lực của cơ quan và tổ chức làm công tác thị

trường ngoài nước. Gắn công tác của Viện nghiên cứu thương mại (BTM) với hoạt

động của các doanh nghiệp xuất khẩu. Có chính sách và biện pháp để các doanh

nghiệp đặt hàng cho Viện các đề tài nghiên cứu về thị trường và mặt hàng xuất

khẩu.

Cùng với việc củng cố các cơ quan thương vụ Việt nam hiện có ở nước ngoài, mở

thêm một số cơ quan ở các địa bàn mới…

Nâng cao trách nhiệm và tạo điều kiện để Cục xúc tiến thương mại (BMT) phát huy

vai trò hỗ trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương

mại.

Hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại.

Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ra nước ngoài kể cả việc tháp tùng các

đoàn cấp cao của Đảng, Nhà nước, để thâm nhập thị trường phát triển kinh doanh

xuất khẩu.

Phối hợp và hỗ trợ các nghành, địa phương và doanh nghiệp xây dựng chiến

lược Marketing cho từng nghành hàng, mặt hàng quan trọng và tham gia các hội trợ,

triển lãm và các hoạt động xúc tiến thương mại ở nước ngoài. Có cơ chế tiếp xúc và

tham vấn định kỳ giữa BTM và các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng về các

vấn đề có liên quan đến xuất nhập khẩu.

Bước đầu xây dựng cơ sở pháp lý cho thương mại điện tử, tổ chức đào tạo

nhân lực cho lĩnh vực này.

21



Khuyến khích, tạo điều kiện và tăng cường quan hệ với các cơ quan chức

năng, báo chí đối ngoại và các doanh nghiệp, đẩy mạnh tuyên truyền đối ngoại phục

vụ mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu.

Tổ chức tốt việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thương mại cho các

doanh nghiệp.

Tổ chức cung cấp định kỳ hàng năm, hàng quý các ấn phẩm về thị trường

hàng hoá thế giới cho các doanh nghiệp.

Xây dựng kênh thông tin thương mại thông suốt từ các cơ quan thương vụ

Việt nam ở nước ngoài, BTM đến các Sở thương mại và các doanh nghiệp.

Ngoài việc cung cấp thông tin theo phương thức hỗ trợ của nhà nước cho các doanh

nghiệp, cần thực hiện thương mại hoá thông tin và áp dụng các phương thức linh

hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể, kịp thời của các doanh nghiệp.

Sớm xây dựng và ban hành cơ chế về công tác thị trường ngoài nước, trong

đó xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có liên quan ở trung ương

cũng như địa phương và trách nhiệm của doanh nghiệp; quy chế phối hợp giữa các

cơ quan có trách nhiệm và doanh nghiệp trong công tác thị trường ngoài nước. Đồng

thời, Nhà nước có chính sách cụ thể bảo đảm các điều kiện vật chất và tài chính để

thực hiện trách nhiệm được giao trong công tác thị trường ngoài nước.

3.1.3.Về các thủ tục hành chính và hải quan : Bỏ việc buộc phải kiểm dịch,

xuất xứ hàng hoá (C/O), nếu Việt nam không có nghĩa vụ thực hiện theo các thoả

thuận song phương, đa phương mà Việt nam ký kết; bỏ yêu cầu về chứng minh

nguồn gốc hàng hoá xuất khẩu hoặc nguồn gốc nguyên liệu sản xuất ra hàng xuất

khẩu, nếu không liên quan đến việc hoàn thuế, cho phép xuất khẩu hàng hoá qua

những nơi không phải là cửa khẩu quốc tế, quốc gia; không thu thuế, kể cả tạm tính

đối với hàng hoá xuất khẩu bị trả lại để tái chế rồi lại xuất khẩu.

Tiếp tục áp dụng những biện pháp mới mà ngành hải quan đã thực hiện và đem lại

kết quả tốt trong thời gian qua.

23



3.1.4. Về sự hỗ trợ của chính phủ và các chính sách thuế, tín dụng liên

quan đến hoạt động xuất nhập khẩu: Đề nghị chính phủ hỗ trợ trong việc đầu

tư chế biến hàng xuất khẩu, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng và công tác thị

trường ngoài nước công tác xúc tiến thương mại cho hoạt động xuất khẩu…

Đẩy mạnh quá trình cải cách thuế bước hai, trong đó có việc hoàn chỉnh thuế

xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt. Có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp

xuất nhập khẩu như hỗ trợ tín dụng, rủi ro, các khó khăn về tài chính thông qua quỹ

hổ trợ xuất khẩu hoặc ngân hàng xuất nhập khẩu. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách

thưởng xuất khẩu để khuyến khích doanh nghiệp.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của

các cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, tăng cường kỷ luật

hành chính và xử lý nghiêm đối với các cơ quan, công chức không thực hiện đúng

luật pháp, chính sách trong hoạt động xuất nhập khẩu.



3.2.Về phía doanh nghiệp.

Cùng với sự cố gắng của Nhà nước, doanh nghiệp Việt nam phải nhanh chóng

khắc phục tư tưởng ỷ lại và ngay từ lúc này phải tìm mọi biện pháp nâng cao chất

lượng sản phẩm , mẫu mã, giảm giá thành, nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất,

điều chỉnh cơ cấu sản xuất và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, xây dựng chiến lược phát

triển thương hiệu của sản phẩm, xây dựng thêm nguồn hàng và chân hàng để đảm

bảo cung cấp ổn định cho thị trường, chú trọng đẩy mạnh công tác Marketing, dịch

vụ, giữ uy tín cho doanh nghiệp và cho sản phẩmViệt nam…Toàn bộ những việc

làm đó, nếu được thực hiện tốt sẽ giúp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Việt

nam trên thị trường quốc tế và ngay trên thị trường Việt nam.

Sau đây là một vài phân tích để rút ra các bước đi có thể sẽ giúp ích phần nào cho

các doanh nghiệp Việt nam trong việc tiếp cận thị trường này như sau:



Trước hết, có thể thấy rằng cùng với sự gia tăng xuất khẩu là tạo ra việc làm

từ nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau, kể cả du lịch sẽ góp phần tích cực để nâng

25



cao tốc độ tăng trưởng kinh tế. Về lâu dài, việc quan hệ trực tiếp với các doanh

nghiệp Mỹ cho phép các doanh nghiệp Việt nam tiếp cận trực tiếp với công nghệ

tiên tiến, hiện đại; với nền kinh tế tri thức, các trường đại học và viện nghiên cứu

tiên tiến. Đồng thời nó cũng cho phép các doanh nghiệp Việt nam có thể tiếp cận và

học hỏi nhiều mặt từ các đồng nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, quản lý…

Để tận dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn lợi đó, các doanh nghiệp Việt nam

phải có ngay một chương trình hành động cụ thể: bắt đầu từ việc nâng cao trình độ

tiếng Anh thương mại, chuẩn bị làm việc trong môi trường tiếng Anh là chủ yếu;

nghiên cứu luật pháp liên bang và các bang của Mỹ; xây dựng quan hệ thương mại;

tìm kiếm đối tác, tổ chức tiếp thị…để ký kết hợp đồng với các doanh nhân và doanh

nghiệp Mỹ trong quan hệ xuất nhập khẩu.

Phải bằng mọi cách tìm hiểu thị trường , khai thác mọi thông tin có liên quan

đến thị trường này từ các nguồn như tổ chức xúc tiến thương mại, tham tán thương

mại, mạng Internet, Việt kiều đang sinh sống làm ăn tại các quốc gia, các thương

gia, nhà doanh nghiệp nước ngoài đến làm ăn ở Việt nam …

Các doanh nghiệp nên theo dõi, tranh thủ cơ hội để cử người của mình đi

tham dự các cuộc hội thảo về quan hệ thương mại sông phương, ở đó nhiều chuyên

gia kinh tế và cả những luật sư ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển nói chuyện

về cách thức tiếp cận thị trường này,về những đặc tính của người tiêu dùng ở những

nơi mà doanh nghiệp việt nam đang quan tâm cần chú ý khi đàm phán, thương

lượng và đặc biệt là những bước đi cụ thể khi thâm nhập vào thị trường như: thủ tục

nhập khẩu, cách lập hoá đơn, giới thiệu các kênh phân phối, lập kế hoạch tiếp thị,

giao tiếp và đàm phán…

Cao hơn nữa, nếu có điều kiện các doanh nghiệp Việt nam có thể tổ chức các đoàn

khảo sát đi tìm hiểu thị trường.

Kinh nghiệm của một số công ty đã làm ăn với các nước cho thấy thương mại điện

tử là phương pháp tiếp cận thị trường thế giới ngắn nhất , giúp doanh nghiệp làm ăn

trực tiếp mà không phải qua nhiều tầng nấc trung gian. Muốn vậy các doanh nghiệp

27



Việt nam phải có địa chỉ Email, Website để giới thiệu về doanh nghiệp của mình

cũng như những mặt hàng mà doanh nghiệp sẽ xuất vào nước đó.



Bước thứ hai là học tập kinh nghiệm của các nước bạn.

Nhật bản, Hàn quốc và một số nước khác ở khu vực Đông Nam Á khôi phục lại sức

mạnh công nghiệp trong quá trình tái thiết đất nước. Họ đã phát triển và nâng cao

được kỹ năng chế tạo, sản xuất hàng hoá; như Nhật bản đã dành được uy tín sản xuất

một số sản phẩm chất lượng cao nhất trên thị trường thế giới với mọi mức giá.

Trung quốc, Đài loan, Thái lan. Những điều trên cho thấy, với người tiêu dùng các

nước phát triển thì chất lượng, mẫu mã, giá cả đều có vai trò như nhau trong việc

xác định giá trị hàng hoá. Vì vậy, song song với việc tiếp cận thị trường các doanh

nghiệp phải chú trọng nâng cao năng lực hoạt động của mình để tạo ra những sản

phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường . Một số việc cần làm như: đào tạo

nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ ngoại thương lành nghề; ứng dụng công

nghệ mã số, mã vạch vào hoạt động của các doanh nghiệp; sử dụng hệ thống chất

lượng theo tiêu chuẩn quốc tế trong doanh nghiệp ( ISO) nâng cao chất lượng vệ

sinh thực phẩm bằng cách sử dụng hệ thống HACCP (HACCP: Hazard Analysis

Critical Control Point- phân tích nguy cơ và kiểm soát các khâu trọng yếu).

Sản phẩm với chất lượng tốt, giá cả hợp lý, mẫu mã phong phú là cơ sở để doanh

nghiệp trụ lại được trên thị trường.



Bước thứ ba, để vào được thị trường lớn mạnh về tiêu thụ này các doanh

nghiệp không những phải nắm rõ về nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng và

đảm bảo sản phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả mà còn phải

thông thạo về hệ thống hạn nghạch và luật pháp về thương mại.

Các nước có một hệ thống luật pháp về thương mại vô cùng rắc rối và phức tạp. Để

nắm được cung cách làm ăn của người dân nước ngoài các doanh nghiệp Việt nam

phải tìm hiểu, nghiên cứu các luật lệ của họ ở cả liên bang và từng tiểu bang.. Bên

cạnh đó là hàng loạt các luật khác, trong đó đặc biệt đáng chú ý là luật về trách

29



nhiệm sản phẩm (Product Liability Law) theo đó, nhà sản xuất và người bán hàng

chịu trách nhiệm đối với người tiêu dùng về chất lượng hàng hoá được bán trên thị

trường. Tại đất nước này quyền lợi của người tiêu dùng được đặt lên hàng đầu, có

không ít trường hợp do khinh suất mà các nhà xuất khẩu đã phải trả giá quá đắt cho

các vụ kiện cáo của người tiêu dùng. Chính vì vậy các doanh nghiệp Việt nam phải

hết sức thận trọng, tìm hiểu kỹ các luật lệ kinh doanh của họ, nếu cần phải thuê cả

luật sư nước ngoài cho dù giá cả dịch vụ tư vấn ở nước ngoài là khá đắt. Việc đụng

chạm với người tiêu dùng ở nước sở tại là thiếu khôn ngoan.

Để có một phi vụ xuất khẩu thành công, trước khi xuất khẩu hàng sang nước khác,

các doanh nghiệp cần phải hiểu biết kỹ về:

Các quy định đặc biệt áp dụng cho từng giai đoạn xuất khẩu.

Sản phẩm phù hợp.

Thị trường, bao gồm: kinh nghiệm mua và bán ở nước ngoài, tính không ổn

định của thị trường, chất lượng hàng hoá, ai chi phối thị trường, thị trường ở đâu,

tìm kiếm khách hàng tiềm năng ở đâu…

Tính hết chi phí cho một phi vụ.

Quan hệ tốt với nhà phân phối sản phẩm.

Cơ cấu giá bán buôn và bán lẻ.

Vốn lưu động tương xứng.

Lợi thế cạnh tranh của bạn…



Bước bốn sẽ quan tâm là làm thế nào sản phẩm vào được thị trường đó.

Trước khi có được hợp đồng xuất khẩu, một vấn đề không thể thiếu đó là đàm phán

ký kết hợp đồng. Dù đã chuẩn bị chu đáo mà trong khâu đàm phán mà ta bộc lộ sơ

xuất thì rất có thể cơ hội kinh doanh sẽ thất bại. Vậy làm thế nào để đàm phán thành

công?. Không có cách nào tốt hơn là phải nắm rõ phong cách đàm phán của đối tác,

hiểu được nhu cầu của họ là gì để có phương án đáp ứng, thoả mãn thích hợp.



31



Như đã nói qua ở phần trước, điểm nổi bật trong cách đàm phán của người

nước ngoaì là đi thẳng vào vấn đề, bỏ qua lời lẽ rườm rà, họ muốn nhanh chóng định

đoạt thương vụ. Nếu thấy không có khả năng buôn bán với đối tác họ sẽ chấm dứt

ngay và dành thời gian để tiếp xúc, thương lượng,với người khác. Vì vậy, khi cử

người đi đàm phán với doanh nhân các doanh nghiệp nên chú ý: không được trễ

hẹn, phải đàm phán bằng tiếng Anh, đi ngay vào vấn đề, khi đàm phán phải chuẩn bị

chu đáo mọi tài liệu, thông tin liên quan…

Sau khi ký được hợp đồng, để cho hàng hoá có thể vào được thị trường một

cách suôn sẻ, cần phải biết, nắm rõ quy trình nhập khẩu hàng hoá vào THị TRƯấng

đó, mua bảo hiểm rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường .

Về mặt thực tế, công việc bán hàng tại nước sở tại còn ảnh hưởng đền nhiều vấn đề

liên quan tới văn hoá -xã hội của người dân. Do đó không phải sản phẩm hàng hoá

nào cũng bán được. Kinh nghiệm cho thấy các nhà sản xuất Việt nam nên quan tâm

đến các mặt hàng dễ bán và khó bán ở thị trường này:

Hàng dễ nhập khẩu: những sản phẩm này xuất khẩu có thủ tục đơn

giản, ít phụ thuộc quy định hạn chế, cấm cản liên quan đến giấy phép, thủ tục hải

quan: đồ gia dụng, đồ dùng nấu ăn, tác phẩm nghệ thuật ( nguyên gốc), dao kéo, hoa

nhân tạo, lông thú nhân tạo, đá chạm và đá quý, kính và các sản phẩm kính, đồ trang

sức, các sản phẩm da thuộc (không phải da lấy từ loài thú quý hiếm), dụng cụ thắp

sáng đặt cố định, nhạc cụ, cao su và các sản phẩm chế từ cao su, các sản phẩm thể

thao, ô che.

Hàng khó nhập khẩu: dược phẩm, gia cầm và sản phẩm gia cầm, thịt

gia súc và các sản phẩm của nó, đồ chơi, động vật sống, hàng dệt may và các sản

phẩm dệt may, thực phẩm chế biến chịu nhiều thủ tục hải quan phức tạp, cần có xác

nhận, có nhãn hiệu minh bạch, chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt của luật bảo vệ và an

toàn.

Thêm vào đó, có thể nghiên cứu để tận dụng triệt để những ưu đãi mà các nước phát

triển dành cho các nước đang phát triển: có thể bằng cách gia công hàng xuất khẩu

33



cho các nước được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP) . Song đây chỉ là

con đường vòng bất đắc dĩ, mục tiêu lâu dài của chúng ta là phải đạt được quy chế

này. Khi đó, hàng Việt nam xuất khẩu sang sẽ được hưởng mức thuế suất là 0%

hoặc nếu có thì cũng thấp hơn mức hiện giờ rất nhiều.

Nhìn chung, tất cả những doanh nghiệp muốn thâm nhập và thâm nhập thành

công thị trường nước ngoài cần phải làm rất nhiều việc, thực hiện qua nhiều bước.

Vấn đề là phải thực hiện các bước đó như thế nào, cân đối ra sao cho phù hợp với

từng doanh nghiệp, từng mặt hàng xuất khẩu cụ thể.



35



37



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

×